Hoạt động học vận động tinh: làm con giun

1. Mục đích:

- Trẻ biết xé dải giấy và dùng các đầu ngón tay xoắn giấy để tạo ra được con giun, biết dùng các đầu ngón chân kẹp con giun đem về tổ.

- Rèn kỹ năng xé dải, xoán giấy.

- Phát triển khả năng định hướng trong không gian, sự phối hợp giữa tay và mắt.

- Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ dùng sau khi chơi

2. Chuẩn bị:

- Clip đàn gà đang kiếm mồi

- Nhạc không lời bài hát Đàn gà con trong sân

- Giấy báo

- Rổ đựng giấy: 4 cái.

- Mẫu con giun đã làm sẵn.

- Nhạc không lời.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9243 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động học vận động tinh: làm con giun, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
íp Nằm thở phì phò? + Ai biết là con gì? Con lợn còn được gọi là con heo. - Xuất hiện hình ảnh con lợn và trò chuyện: + Nó có đặc điểm gì? + Con lợn kêu như thế nào? + Nhà bạn nào nuôi con lợn? + Con lợn có ích lợi gì? + Nuôi con lợn để làm gì? + Những ai đã được ăn thịt lợn? + Thịt lợn là thực phẩm dầu chất gì? - Cho trẻ xem hình ảnh con chó, mèo, lợn cho con bú. + Các con vật đang làm gì? Vậy chúng là con vật đẻ con hay đẻ trứng? Chó, mèo, lợn là các con vật nuôi trong gia đình nó đều có 4 chân, đẻ con nên chúng thuộc nhóm gia súc. Ngoài ra con còn biết các con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia súc nữa? Chúng là các con vật gần gũi và rất có ích lợi cho chúng ta, vậy các con đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ chúng? * HĐ2: Chơi chọn con vật theo yêu cầu cô. - Cô giới thiệu tên trò chơi: Chọn con vật theo yêu cầu cô - Cô giới thiệu cách chơi: Trong rổ cô có các con vật nuôi trong gia đình. Nhiệm vụ của các con sẽ lên chọn các con vật gắn lên bản theo yêu cầu cô. Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội cùng tham gia chơi. Khi nhạc bắt đầu, 2 bạn đứng đầu hàng của 2 đội chạy lên chọn con vật gắn lên bản theo yêu cầu cô, rồi chạy về đứng cuối hàng cho bạn khác tiếp tục lên chơi. Trò chơi cứ tiếp tục như vật cho đến khi kết thúc, đội nào tìm được nhiều con vật nuôi gắn lên bản theo yêu cầu cô sẽ chiến thắng. - Trẻ chơi: Cô yêu cầu trẻ chọn các con vật nuôi thuộc nhóm gia súc. Trong quá trình trẻ chơi, cô mở nhạc cổ vủ trẻ chơi, cô bao quát động viên trẻ kiệp thời. Lớp chơi 2- 3 lần, sau mỗi lần chơi, cô nhận xét tuyên dương trẻ. - Kết thúc cô nhận xét và kết thúc hoạt động, nhắc trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi. *Đánh giá ngày: Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013 TẠO HÌNH: TÔ MÀU TRANH CON MÈO 1. Mục đích: -Trẻ biết cầm bút tô màu kín hình vẽ con mèo. - Rèn kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi - Phát triển kỹ năng tô màu, tô kín hình vẽ, không lem ra ngoài - GD trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn. 2. Chuẩn bị: - Tranh tô mẫu của cô, tranh giới thiệu con mèo - Tranh vẽ con mèo đủ cho mỗi trẻ, bút màu, giá theo sản phẩm - Nhạc không lời có giai điệu nhẹ. 3. Tiến hành: * HĐ1: Những chú mèo đáng yêu - Cô tập trung trẻ ngồi trước màn hình, dẫn dắt tạo sự chú ý trẻ tri giác hình ảnh con mèo. - Lần lượt cô cho trẻ xem các hình ảnh về con mèo và trò chuyện + Những con mèo này như thế nào? + Trong tranh có bao nhiêu con mèo? + Con mèo đang làm gì? + Lông con mèo như thế nào? - Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động. * HĐ2: Tô màu tranh con mèo - Cho trẻ xem tranh cô tô mẫu hỏi trẻ + Đây là tranh gì? + Cô tô màu như thế nào? + Cô tô màu tranh những màu gì? + Để tranh mèo tô đẹp mình phải tô như thế nào? Cô tô màu kín hình vẽ, tô không lem ra ngoài. + Con có biết cô tô màu tranh con mèo để trang trí ở đâu không? - Cho trẻ xem tranh con mèo trang trí ở góc nghệ thuật, học tập, đọc sách. + Thế hôm nay cô sẽ cho các con tô màu tranh con mèo để trang trí lớp mình cho đẹp nhé. + Hỏi trẻ các con thích tô màu tranh con mèo màu gì? + Giáo dục: các con nhớ tô cẩn thận cầm bút bằng tay phải, tô không lem ra ngoài nhớ không - Trẻ thực hiện: + Cô mở nhạc không lời bài anh phi công ơi cho trẻ nghe. + Cho trẻ về chỗ ngồi và tô màu. Trong quá trình trẻ thực hiện, cô bao quát động viên nhắc nhở trẻ. - Nhận xét sản phẩm: + Cô gợi ý cho trẻ nhận xét. + Cô nhận xét lại, bổ sung tranh tô màu chưa đẹp. - Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương và cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô và kết thúc hoạt động. *Đánh giá ngày: Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013 I. HOẠT ĐỘNG HỌC LQVH: GIỌNG HÓT CHIM SƠN CA 1. Mục đích: - Trẻ nhớ và nói được tên truyện, tên các nhân vật trong truyện “ Giọng hót chim Sơn Ca “, tên tác giả Thu Thủy - Trẻ hiểu được nội dung chính của truyện thông qua việc trả lời một số câu hỏi đơn giản của cô. (truyện nói về Chim Sơn Ca có giọng hát rất hay, để có được giọng hót đó chim Sơn Ca đã cố gắng chăm chỉ và siêng năng luyện tập mới có được). - Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình (chú ý lắng nghe, cử chỉ, hành động, nét mặt,…..) khi nghe cô kể chuyện. - Trẻ biết chăm sóc, yêu quý, bảo vệ các loài chim 2. Chuẩn bị: - Nhạc đệm bài hát “Sơn Ca trong Thành phố”. - Cô hát tốt bài hát “Sơn Ca trong Thành phố”. - Hình ảnh minh họa truyện “Giọng hót chim sơn ca” được thiết kế trên phần mềm powerpoint. - Cô kể tốt chuyện “Giọng hót chim Sơn Ca”. - Bông gòn y tế - Nhận vật trong chuyện giọng hót chim sơn ca, cún mập ham ăn, hoa mào gà. - Bảng đa năng 2 cái - Băng keo làm vạch xuất phát. - Nhạc không lời có giai điệu vui cổ vủ 2 đội. - Phần thưởng cho đội chiến thắng. 3. Tiến hành: * HĐ1: Nghe hát sơn ca trong thành phố. - Cô dùng xắc xô tập trung trẻ. - Cô giới thiệu tên bài hát “Sơn Ca trong Thành phố” sáng tác Trịnh Công Sơn. - Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe 1 lần. Cô hỏi trẻ: + Trong bài hát nói về con gì? (Con chim) + Con chim gì?. (Chim Sơn Ca). + Ngoài chim Sơn Ca , thì các con còn biết loài chim gì nữa ? (chim Vành Khuyên, chim Sẻ…..) - Cô khái quát lại và dẫn dắt chuyển hoạt động * HĐ2: Kể chuyện giọng hót chim sơn ca. * Kể diễn cảm: - Cô giới thiệu tên chuyện “Giọng hót chim Sơn Ca”, tác giả “Thu Thủy”. - Cô kể cho trẻ nghe 1 lần, kết hợp đàm thoại: + Cô vừa kể chuyện gì? - Cô giới thiệu nội dung chính câu chuyện cho trẻ biết (chim Sơn Ca có giọng hót hay, để có giọng hót đó chim Sơn Ca đã cố gắng chăm chỉ. Siêng năng luyện tập). Cô hỏi trẻ ; + Trong truyện có những nhân vật nào? - Cô kể lần 2 kết xem hình ảnh minh họa. * Đàm thoại và giảng từ khó: - Đàm thoại, giảng giải từ khó kết hợp hình ảnh minh họa. + Trong chuyện loài chim nào có giọng hót hay nhất? + Các bạn đã cử ai đi đến gặp Sơn Ca? + Chim Sẻ hỏi Sơn Ca điều gì? + Sơn Ca trả lời như thế nào? + Có phải cô Mây Hồng đã cho Sơn Ca giọng hót hay không? Vì sao? + Giảng từ khó “Êm dịu”: cho trẻ sờ tay lên bông gòn và hỏi trẻ: khi sờ tay lên bông con cảm thấy thế nào? Có êm không các con? Như vậy gọi là “Êm dịu” đấy. + Thế rồi các bạn lại đến hỏi ai? + Cuối cùng các bạn đã hiểu vì sao Sơn Ca có giọng hát hay không các con? Vì sao? - Cô khái quát lại kết hợp giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loài chim. - Cô nhận xét, tuyên dương, khen ngợi trẻ, dẫn dắt và chuyển hoạt động. * HĐ3: Thi xem đội nào nhanh. - Giới thiệu tên trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh”. - Giới thiệu Cách chơi: Phía trên bàn, cô có các nhân vật trong một số chuyện. Nhiệm vụ của các con phải chọn các nhân vật trong chuyện theo yêu cầu cô. Cách chơi: cô chia lớp mình thành hai đội, đứng thành hai hàng. Thời gian mỗi lần chơi là một bản nhạc. Khi nhạc bắt đầu, hai bạn đứng đầu hàng của hai đội chạy lên phía trước, chọn nhân vật trong truyện theo yêu cầu của cô, gắn lên bảng rồi chạy và chạy về đứng cuối hàng cho bạn kế tiếp tiếp tục lên chọn. Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi kết thúc nhạc, thì dừng cuộc chơi. Kết thúc lượt chơi, đội nào chọn được nhiều nhân vật trong chuyện, theo yêu cầu của cô sẽ chiến thắng. - Giới thiệu luật chơi: + Mỗi lần lên chỉ chọn một nhân vật + Những nhân vật nào chọn sai, không đúng theo yêu cầu của cô thì không được tính. - Trẻ chơi: Cô yêu cầu trẻ chọn nhân vật trong chuyện giọng hót chim sơn ca. trẻ chơi 2 - 3 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét tuyên dương trẻ. *Đánh giá ngày: Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013 I. HOẠT ĐỘNG HỌC ÂM NHẠC: GÀ TRỐNG MÈO CON VÀ CÚN CON. 1. Mục đích: - Cháu biết nhớ tên bài hát và hát cùng cô cả bài “Gà trống mèo con và cún con”, tác giả Hoàng Vân. - Hiểu được nội dung bài hát “Gà trống mèo con và cún con nói về ích lợi của con của chúng đối với cuộc sống của chúng ta. - Biết thể hiện cảm xúc khi hát - Rèn luyện kỹ năng biết bắt đầu cùng nhau và kết thúc cùng nhau - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ con vật nuôi. 2. Chuẩn bị: - clip đàn gà con kiếm ăn cùng mẹ - Cô hát tốt bài hát đàn gà con, gà gáy le te - Nhạc đệm bài hát đàn gà con, gà gáy le te. 3. Tiến hành: * HĐ1: Nghe tiếng kêu đoán tên con vật. - Cô tập trung trẻ ngồi xung quanh cô, yêu cầu trẻ lắng nghe và đoán xem là tiếng kêu của con vật nuôi nào. - Cho trẻ xem hình ảnh con vật nuôi sau khi được nghe mỗi tiếng kêu. Gà trống, mèo con, cún con là các con vật nuôi trong gia đình chúng rất có ích cho chúng ta. Điều này được thể hiện qua bài hát “Gà trống mèo con và cún con được chú Hoàng Vân sáng tác rất hay, cô mời các con cùng thưởng thức nhé. - Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động * HĐ2: Học hát gà trống mèo con và cún con - Cô hát lần 1 và đàm thoại: + Cô vừa hát bài gì? + Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát “Gà trống mèo con và cún con” nói về ích lợi của con của chúng đối với cuộc sống của chúng ta. - Cô hát lần 2 kết hợp đệm nhạc và giới thiệu nhịp điệu bài hát. Bài hát “Gà trống mèo con và cún con” được hát theo nhịp 2/4 nên khi hát các con nhớ hát to, rõ lời, hát dứt khoát để thể hiện nhịp điệu vui tươi của bài hát. - Lớp hát cùng cô theo từng câu 2-3 lần. Cô chú ý sửa sai. - Lớp hát cùng cô cả bài 3- 4 lần. Sau mỗi lần cô chú ý sửa sai - Các con vừa hát bài gì? - Mời tổ, nhóm, cá nhân luân phiên hát. Cô chú ý sửa sai (nếu lớp hát tốt, có thể cho trẻ hát có nhạc đệm) - Lớp hát 1 lần. * HĐ3: Nghe hát “Chú mèo con” - Cô giới thiệu nhạc phẩm “Chú mèo con” sáng tác của chú Nguễn Đức Toàn. - Cô dẫn dắt, giới thiệu và hát cho trẻ nghe bài “Chú mèo con” kết hợp nhạc đệm 1 - Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ. II. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: * Biểu diễn văn nghệ: 1. Mục đích: - Củng cố những bài hát đã học trong chủ đề động vật 2. Chuẩn bị: - Nhạc cụ: Song loan, thanh gỏ, xắc xô…. - Mũ múa các con vật xung quanh trẻ - Các bài hát có nội dung về chủ điểm động vật 3. Tiến hành: - Cho trẻ hát các bài hát đã học trong chủ điểm: Đàn gà con, chú vịt bầu, gà trống mèo con và cún con, một con vịt, đàn gà trong sân xoay, xoay, chúc mừng sinh nhật, tay thơm tay ngoan…. và các bài hát trẻ biết. - Cho trẻ sử dụng nhạc cụ để biểu diễn. - Cho trẻ nghe và hát theo các bài hát có nội dung về chủ điểm động vật. *Đánh giá ngày:

File đính kèm:

  • docKHGD - T2. ĐV.doc
Giáo án liên quan