1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát “ Tập rủa mặt ” tên tác giả sáng tác Hồng Đăng
- Trẻ biết hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát “ Tập rủa mặt” hát đúng lời đúng giai điệu, kết hợp với cử chỉ điệu bộ nhịp nhàng.
-Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát “ tập rửa mặt ” rèn kĩ năng biểu diễn mạnh dạn tự tin.
- Rèn kĩ năng lằng nghe nhạc và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- Rèn trẻ có phản xạ nhanh khi chơi trò chơi.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào tiết học
- thông qua bài hát giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và sử dụng nước tiết kiệm.
- Yêu cầu trẻ đạt 80%
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động: Giáo dục âm nhạc. Chủ đề: Nước và bốn mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc.
Chủ đề: Nước và bốn mùa
Nhánh: Sự kì diệu của nước
Đề tài: NH: lý chiều chiều
DVĐ: Tập rửa mặt
TC:Ai đoán giỏi
Đối tượng trẻ: MGN ( Lớp 4 tuổi A trường MN Bông Sen)
Thời gian: 20-25 phút
Ngày soạn: 26/03/2013
Ngày dậy: 29/03/2013
Ngươi soạn/dậy: PHẠM THỊ HIỀN
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát “ Tập rủa mặt ” tên tác giả sáng tác Hồng Đăng
- Trẻ biết hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát “ Tập rủa mặt” hát đúng lời đúng giai điệu, kết hợp với cử chỉ điệu bộ nhịp nhàng.
-Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát “ tập rửa mặt ” rèn kĩ năng biểu diễn mạnh dạn tự tin.
- Rèn kĩ năng lằng nghe nhạc và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- Rèn trẻ có phản xạ nhanh khi chơi trò chơi.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào tiết học
- thông qua bài hát giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và sử dụng nước tiết kiệm.
- Yêu cầu trẻ đạt 80%
II. Chuẩn bị.
1.Đồ dùng của cô.
- Giáo án, loa, nhạc bài hát “lý chiều chiều ” , mũ chóp.
- Hình ảnh các nguồn nước.
2.Đồ dùng của trẻ.
- Tâm thế trẻ thoải mái, chỗ ngồi thoáng mát, mũ múa.
* Nội dung tích hợp: môi trường xung quanh ( tìm hiểu về các nguồn nước)
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú.
Cô cho trẻ xem tranh về các nguồn nước.(nước mưa, nước ao hồ…)
Hỏi trẻ đó là những nguồn nước gì?
Giáo dục: có rất nhiều nguồn nước,giáo dục trẻ phải biết bảo vệ các nguồn nước không vứt rác bừa bãi xuống ao hồ…phải biết sử dụng tiết kiệm nước
Hoạt động 2: Bài mới
a.Nghe hát.
Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học bài rất giỏi nên cô sẽ tổ chức cho chúng mình tham gia hôi thi “ Tiếng hát trẻ thơ ” của trường mầm non “ Bông Sen” hội thi gồm có 3 phần
+ Phần 1: Bé cùng lắng nghe
+ Phần 2: Bé cùng trổ tài
+ Phần 3: Bé cùng thi đua
Sau đây hội thi xin được bắt đầu với phần thi thứ nhât có tên “Bé cùng lắng nghe”
+ Lần 1: Cô hát
Đến với hội thi cô hiền cũng muấn gửi tặng đến hội thi bài hát “ lý chiều chiều” của tác giả “ Kim Lưu”
Các con thấy giai điệu bài hát như nào?
Nội dung bài hát nói về điêù gì?
Bài hát nói về tình cảm của chàng trai dành cho cô gái ,cứ mỗi buổi chiều chàng trai lại gặp cô gái chăm chỉ tưới nước cho cây thêm tươi tốt.
+ Lần 2 : Cô cho trẻ nghe ca sĩ hát.
Ah!. Hôm nay cô ca sĩ nhí Xuân Mai cũng muấn gửi tặng đến lớp chúng mình bài” hát lý chiều chiều” đấy chúng mình cùng chú ý lắng nghe và xem ca sĩ Xuân Mai thể hiện nhé.
b) Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Các bạn vừa chải qua phần thi thứ nhất “bé cùng lắng nghe” Rất xuất sắc cô tuyên bố tất cả các bé đều dành chiến thắng và bước vào phần thi thứ 2 có tên “ Bé cùng trổ tài ”.
Nhiệm vụ của phần thi này như sau. Tất cả các đội sẽ phải vừa hát và vỗ tay theo tiết tấu giai điệu bài hát “ Tập rửa mặt”. của tác giả”Hồng Đăng”
Bây giờ chúng mình cùng đứng dậy và hát bài hát “ Tập rửa mặt” cùng với cô nào.
Cô cho cả lớp hát.
Chúng mình vừa hát rất hay bài hát “ tập rủa mặt” nhưng cô thấy bài hát sẽ hay hơn khi chúng mình vừa hát và vỗ tay theo tiết tấu giai điệu của bài hát đấy.
Bây giờ bạn nào đã biết hát và vỗ tay theo tiết tấu giai điệu của bài hát lên thẻ hiện trước lớp nào.
- Cô gọi 1 trẻ khá lên hát và vỗ tay theo tiêt tấu của bài hát
Cô nhận xét: Nếu trẻ làm chưa tốt cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa kết hợp với giải thích.
Vỗ tay theo tiết tấu lời ca là mỗi một tiếng trong bài hát là 1 cái vỗ tay, cứ như vậy cô vỗ nhịp nhàng từ đầu đến cuối bài hát.
Bây giờ cả lớp chúng mình cùng hát và vỗ tay theo tiết tấu bài hát cùng cô nhé
+ Cô cho cả lớp thực hiện (2lần)
Sau đó cô cho từng tổ thưc hiện.
+ Mời tổ hoa hồng lên thực hiên
Cô giao nhiệm vụ cho tổ hoa cúc và hoa sen lắng nghe xem tổ hoa hồng đã hát và vỗ tay đúng giai điệu chưa?
Tương tự: tổ hoa cúc và hoa sen.
Mỗi tổ hát 1 lần.
Mời nhóm các bạn nữ tóc ngắn lên biểu diễn
Mời nhóm các ban nam mặc áo mầu xanh lên biểu diễn.
Trong quá trình trẻ thực hiên cô kết hợp sửa sai cho trẻ.
Củng cố: cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện lại vận động.
Các bé vừa trải qua phần thi thứ 2 rất giỏi cô tuyên bố các bé đều dành chiến thắng và bước vào sssssphần thi thứ 3.có tên “ Bé cùng thi đua ”
c) Tổ chức chơi trò chơi:
- Cô gọi 1 trẻ lên nói lại cách chơi, sau đó cô chính xác lại.
Cách chơi phần thi này như sau:
+ Cô sẽ mời một ban lên đội mũ chóp
Và mời một bạn ở dưới hát một bài hát bất kì, nhiệm vụ của ban lên chơi là sẽ phải đoán xem bạn nào hát.
+ Luật chơi: Bạn nào đoán sai sẽ phải nhảy lò cò.
Trẻ chơi 2-3 lần.
Hoạt động 3: Kết thúc
Chuyển hoạt động góc
- Nước hồ, nước sông..
Trẻ chú ý lắng nghe.
- Chậm, buần
- Trẻ nghe ca sĩ hát.
Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô
Trẻ thực hiện
Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi.
File đính kèm:
- am nhac 4t.doc