Phần V của báo chính trị Đại hội IX của Đảng đã đề cập đến 3 lĩnh vực
cực kì quan trọng của đời sống xã hội là: " Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc"
[1].Ba lĩnh trên vào một phần của việc nhằm làm nỗi bật yếu tố con ng ười với
tư cách vừa là lĩnh vực, vừa là mục đích của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chúng
ta thấy mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đều xuất phát từ mục
đích vì con người, chăm sóc, bồi dưỡng giáo dục phát triển con người là nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Để đáp ứng với
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục là phải
đào tạo và bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước
những kiến thức cơ bản, tổng hợp toàn diện, có tinh thần yêu nước, yêu quê
hương, gia đình và tự tôn dân tộc; có phẩm chất đạo đức, lí tưởng XHCN, lòng
nhân ái, ý thức tự tôn pháp luật, tinh thần hiếu học, có ý chí tiến thủ, không cam
chịu nghèo nàn.
22 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với
phụ nữ.
Đoàn - Đội;
Ban nữ
công; Đội
văn nghệ.
Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
TNCS Hồ
Chí Minh.
- Truyền
thống quê
hương
vẽ vang của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh,
gương Đoàn viên ưu tú.
- Tuyên truyền
ngày giải phóng
Hải Lăng.
- Hội trại, hội
diễn Văn nghệ
26/3.
4
Tiến theo
con đường
cách
mạng của
Lê Nin
- Giáo dục ý thức " Học
nữa - Học mãi " theo lời
dạy của Lê Nin.
- Giáo dục lòng tự hào
về chiến thắng 30/4.
- Tổ chức phong
trào học tốt
quyết tâm giành
kết quả cao
trong kì thi cuối
năm,
BGH - Đoàn
- Đội.
5
Mừng
sinh nhật
Bác Hồ
- Giáo dục truyền thống
của Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
- Giáo dục lòng kính
yêu và nhớ ơn Bác Hồ.
- Truyền thống Điện
Biên.
- Ý thức bảo vệ môi
trường Xanh - Sạch -
Đẹp.
- Tổ chức kỷ
niệm 15/5;19/5.
- Kể chuyện về
Bác Hồ.
- Tổng vệ sinh
môi trường.
Đoàn - Đội -
Tổ sử
Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
Từ kế hoạch chung của trường, chỉ đạo các đoàn thể, tổ chuyên môn,
khối lớp có kế hoạch và lịch hoạt động để sắp xếp hợp lí, để đáp ứng yêu cầu
thực tế, mạnh dạn đổi mới các hình thức hoạt động, hoạt động không trùng lặp.
Trường Sắp xếp lịch HĐNGLL hàng tháng
Tuần 1 : Chào cờ đầu tháng để đánh giá hoạt động của tháng và triển khai
kế hoạch tháng tới.
Tuần 2, 3, 4 chỉ chào cờ trong 10 phút thời gian còn lại 2 tổ chuyên môn
và đội tổ chức HĐNGLL theo các chủ đề.
Đoàn - đội đảm nhận tổ chức một năm ít nhất 3 hoạt động lón nhân các
ngày lễ
Sau mỗi hoạt động tổ chức rút kinh nghiệm tìm cách cải tiến cao hoạt
động sau tốt hơn.
6. Tập trung đi sâu chỉ đạo hai tổ chuyên môn.
Trong chỉ đạo chuyên môn ( nhất là khâu chuẩn bị bài và giảng dạy trên
lớp ). Thông qua việc giảng dạy môn Ngữ văn biểu đạt được tâm hồn, tình
cảm, lòng yêu thương con người, biết ghét cái xấu, biết làm theo điều thiện.
Thông qua môn Lịch sử giúp học sinh hiểu biết được truyền thống đấu tranh
dựng nước, giữ nước của ông cha ta, biết tự hào về những truyền thống đó mà
thấy rõ trách nhiệm của mình với tổ quốc.
Giáo dục đạo đức thông qua môn học GDCD về các khái niệm tình bạn,
nó đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
Giáo dục đạo đức thông qua các môn học tự nhiên như Toán, Lí, Hoá,
Sinh học, Công nghệ. Thông qua môn học này, học sinh có được những hiểu
biết về những phương pháp giải thích một cách duy vật của thế giới, những qui
luật phát triển tự nhiên, những qui luật phát triển thế giới ... Những tri thức
khoa học giúp cho các em học sinh nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các
giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lí trong đời sống đạo đức.
7. Tập trung xây dựng nề nếp, kỷ cƣơng trƣờng học trong giáo viên
và học sinh.
- Xây dựng cho trường có kỷ cương nề nếp từ giáo viên đến học sinh,
mọi người đều thực hiện nghiêm túc nội qui của trường học giờ nào việc ấy,
nâng cao công tác tựu quản trong mọi công việc. có mối quan hệ tốt giữa giáo
viên - giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh - học sinh, giữa giáo viên học
sinh với cán bộ nhân viên, giữa các thành viên trong trường với phụ huynh,
nhân dân địa phương, có dư luận tư tưởng lành mạnh ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ,
đấu tranh với cái lạc hậu, cái sai.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi
theo.
- Xây dựng tập thể điển hình, cá nhân điển hình về rèn luyện tu dưỡng
đạo đức.
- Cho học sinh cùng nhau xây dựng nội qui học sinh trong trường học.
- Hướng dẫn học sinh trong công tác tự quản.
- Thành lập đội tuyên truyền măng non, nêu gương người tốt việc tốt.
* Kết quả chất lƣợng giáo dục hạnh kiểm hàng năm :
Năm học Số
lượng
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL SL TL SL TL
2003 - 2004 477 270 56,6 157 32,9 50 10,5 0 0
2004 - 2005 524 297 56,7 189 36,1 38 7,2 0 0
2005 - 2006 525
Những con trên đây mặc dù rất kiêm tốn, song so với trường THCS Hải
Thượng đã có sự tiến bộ đáng kể, và đóng góp công tác giáo dục toàn diện
trong trường cũng như trong xã hội.
PHẦN III
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO VỚI
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƢỜNG THCS HẢI THƢỢNG
NHỮNG NĂM TỚI
Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
I. Một số vấn đề, biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh
trƣờng THCS trong những năm tới:
- Cần khai thác và phát huy làm tốt bảy biện pháp chính cơ bản, nhất là
công tác xây dựng đội ngũ những người làm công tác giáo dục đạo đức học
sinh. Trong quá trình thực hiện cần bổ sung một số biện pháp để khắc phục
những mặt hạn chế
- Trên cơ sở kế hoạch chung chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, cần tham
khảo ý kiến của các đoàn thể, chuyên môn để xây dựng qui trình hoạt động giáo
dục đạo đức học sinh theo từng chủ điểm của năm học. Tham khảo ý kiến của
ban chỉ đạo giáo dục đạo đức và thăm dò ý kiến giáo viên, học sinh để lựa chọn
cách thức tổ chức hoạt động đáp ứng nhu cầu của học sinh và có hiệu quả cao.
Kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng khối phù hợp lứa tuổi. độ tuổi
- Thường xuyên kiểm tra giúp đỡ giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm
nhất là những lớp có học sinh cá biệt điển hình. Hổ trợ góp ý kiến giáo viên chủ
nhiệm và phụ huynh một số công tác giáo dục học sinh cá biệt. Đồng thời cần
tạo cơ hội cho học sinh cá biệt tự điều chỉnh, tu dưỡng đạo đức.
- Cần tạo cơ chế phối hợp lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
như :
+ Phối hợp với xã Đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, làng văn hoá ...
cùng làm công tác giáo dục.
+ Các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cần có sự kết hợp hài hoà, lấy
cơ sở thực tế ở ngay địa phương để giáo dục các em như : Tổ chức giáo dục
tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Hải Thượng qua lời kể của các nhân
chứng - qua tìm hiểu địa chỉ đỏ.
+ Lồng ghép các hoạt động của xã Đoàn với hoạt động Đoàn - Đội trong
nhà trường như :
- Hoạt động tuyên truyền truyền thống Đoàn.
- Công tác tình nghĩa.
- Công tác từ thiện.
- Thư viện cùng tham gia công tác giáo dục đạo đức học sinh qua giới
thiệu sách hướng các em đọc và làm theo báo đội. Qua đó bồi dưỡng lí tưởng,
hoàn bảo cho các em trở thành những người công dân phát triển toàn diện.
- Tăng cường kiểm tra rút kinh nghiệm hàng tháng, để điều chỉnh các
hoạt động tháng sau cho phù hợp.
PHẦN C : KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học
sinh ở trường THCS Hải Thượng. Tôi đã rút ra cho mình được một số vấn đề
Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
về công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh và cũng mạnh dạn đề xuất một số
biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, chắc
chắn những biện pháp tôi bổ sung thì vẫn còn nhiều vấn đề tôi chưa đề cập đến.
Song trong thực tế áp dụng biện pháp chỉ đạo trên, bản thân tôi cũng thu được
một số kết quả nhất định.
Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường
THCS thấy được trách nhiệm vai trò to lớn này. Muốn công tác giáo dục đạo
đức học sinh trong nhà trường THCS đạt hiệu quả cao cần lưu ý một số biện
pháp cơ bản sau :
1. Thành lập ban chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh.
2. xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục đạo đức học sinh.
3. Điều tra tình hình đạo đức học sinh ở từng khối lớp.
4. Lên kế hoạch triển khai công tác giáo dục đạo đức cụ thể theo từng
lớp ở từng tháng.
5. Đi sâu chỉ đạo hai tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên quán triệt giáo
dục đạo đức thông qua giảng dạy các bộ môn.
6. Tập trung xây dựng kỷ cương trường học.
7. Hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ lên lớp cần có sự phối hợp với
các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, lấy con người cụ thể ở địa phương để
giáo dục đạo đức học sinh. Kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh trong năm học
cần kế hoạch hoá theo từng khối lớp.
8. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hàng tháng
để điều chỉnh các hoạt động tháng sau cho phù hợp.
Từ những biện pháp cơ bản trên chúng ta cần quan tâm đến kế hoạch hoá
tổ chức thực hiện, xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục đạo đức học sinh ...
Ngoài ra hiệu trưởng cũng cần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lí thường
xuyên, vận dụng các kiến thức lĩnh hội được vào công tác giáo dục đạo đức
phải mềm dẽo, sáng tạo phù hợp với từng lứa tuổi, tâm lí học sinh tạo cho các
em tham gia hoạt động giáo dục đạo đức một cách tự nguyện, thoả mái, vui
chơi giải trí lành mạnh ...
Hiệu trưởng cần chú ý giáo dục chính trị, tư tưởng trước chính thầy cô
giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống ... Hồ chủ tịch
đã nói " Trẻ nhỏ như gương sáng, thầy tốt ảnh hưởng tốt, thầy xấu ảnh hưởng
xấu ... Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức" [5].
Hiệu trưởng cần có sự phối hợp tốt việc giáo dục đạo đức học sinh trong
và ngoài nhà trường thì mới đạt hiệu quả cao công tác giáo dục đạo đức học
sinh.
Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
Với những biện pháp cơ bản trên nếu được áp dụng cho những trường
THCS, có những đặc điểm như trường THCS Hải Thượng chắc chắn có tính
khả thi cao. Vì đề tài này được xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn của
trường THCS Hải Thượng, với các điều kiện cần phát huy nội lực của ban chỉ
đạo giáo dục đao đức học sinh, huy động các phương pháp quản lí và phát huy
hiệu quả các phương tiện giáo dục hiện có của trường. Tuy nhiên trong quá
trình triển khai công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường có
nhiều những vấn đề nảy sinh người hiệu trưởng cần nhạy cảm, linh hoạt giải
quyết để có hiệu quả cao nhất. Đồng thời vừa làm vừa rút kinh nghiệm bổ sung
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường.
Hải Thượng, ngày 20 tháng 5 nam 2006
Ngƣời viết.
Đào Thị Hồng Liên
File đính kèm:
- De tai Giao duc dao duc.pdf