Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 năm 2012

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là sống giản dị.

- Kể được một số biểu hiện của sống giản dị.

- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm cẩu thả.

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa phô trương hình thức.

II. Chuẩn bị

- Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu truyện kể Bác Hồ, tranh ảnh,

- Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.

 

doc152 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học Tìm hiểu các số liệu thuế tại địa phương Ôn tập nôi dung chương trình đã học./. Học kì I Tuần 4: Ngày soạn: 31/09/2012 Ngày giảng: 7A: 7B: Tiết 4- Bài 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT. I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là đạo đức, thế nào là kỉ luật và mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. Hiểu được ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật. 2.Kĩ năng: Biết đánh giá hành vi việc làm của bản thân và của người khác trong một số tình huống có liên quan đến đạo đức và kỉ luật. 3.Thái độ: - Ủng hộ những hành vi việc làm tôn trọng kỉ luật và có đạo đức, phê phán những hành vi việc làm vi phạm kỉ luật, vi phạm đạo đức. II.Chuẩn bị Thầy: Giáo án, SGK, SGV, bài tập tình huống Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập. III.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định tổ chức: Sĩ số: 7A :.. 7B:.. 2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tự trọng? Nêu biểu hiện và ý nghĩa tự trọng?. 3.Bài mới: Giới thiệu bài: GV: Đặt ra tình huống Vào lớp đã được 15 phút cả lớp đang nghe cô giáo giảng bài bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam? HS: Trả lời cá nhân ( Đạo đức: Không xin phép và không chào cô giáo; Kỉ luật: Đi học muộn) GV: Kết luận chuyển bài học Hoạt động GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV: Gọi HS đọc truyện HS: Đọc GV: Nhận xét giọng đọc và đặt câu hỏi. HS: Trả lời cá nhân ? Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào? ? Nêu khó khăn trong nghề của anh Hùng là gì? ?Việc làm thể hiện là người có kỉ luật và quan tâm đến mọi người? GV: Nhận xét chuyển nội dung bài học. Hoạt động 2: GV: Đặt câu hỏi HS: Trả lời cá nhân ?Thế nào là đạo đức, kỉ luật? ? Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? VD: Siêng năng học tập, thường xuyên thực hiện nội quy ? Theo em HS cần rèn luyện như thế nào? GV: Nhận xét kết luận bổ xung: Hoạt động 3: GV: Đặt câu hỏi chia làm 2 nhóm lớn. HS: Thảo luận cử đại diện trả lời Nhóm 1: ? Lấy ví dụ về thực hiện đạo đức? Nhóm 2: ?Lấy ví dụ về thực hiện kỉ luật GV: Nhận xét cho điểm các nhóm Hoạt động 4: GV: Đưa ra bài tập trên phiếu HS: Làm bài tập trên phiếu học tập. Bài tập a: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện đao đức lại vừa thể hiện tính kỉ luật? 1, Không nói chyện riêng trong lớp. 2, Quay cóp trong khi thi 3, Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn 4, Tích cực tham gia hoạt động của lớp trường. 5, Luôn hối hận khi làm điều sai. GV: Nhận xét cho điểm và chốt lại nội dung bài học. I.Tìm hiểu truyện đọc: 1.Truyện đọc: “ Một tấm gương tận tụy làm việc chung” 2.Nhận xét: - Huấn luyện kĩ thuật, an toàn lao động, dây bảo hiểm dây thừng lớn, cưa tay cưa máy - Dây điện, dây điện thoại, quảng cáo chằng chịt, khảo sát trước có lệnh mới được chặt, trực 24/24h, làm suốt ngày đêm mưa rét suốt ngày đêm, thu nhập thấp - Không đi muộn về sớm, vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn nguy hiểm, được mọi người tin yêu kính trọng. =>Thể hiện là người có đạo đức có kỉ luật II.Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Đạo đức: Là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện. - Kỉ luật: Là những quy định chung của một công đồng hoặc tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng hiệu quả trong công việc. 2. Mối quan hệ: - Có mối quan hệ chặt chẽ: + Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ và chấp hành tốt kỉ luật. + Sống có kỉ luật là biết tôn trọng, tự trọng người khác. 3. Liên hệ bản thân: - Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng tập thể chúng ta sẽ thấy thoải mái được mọi người yêu quý. *Tích hợp thuế: Trách nhiệm công dân với công tác thuế: Công dân thực hiện đúng trách nhiệm của mình với pháp luật thuế cũng là người có đạo đức xã hội và ý thức kỉ luật. * Thảo luận: - Ví dụ đạo đức: Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, đoàn kết chăm chỉ học tập - Ví dụ kỉ luật: Đi học đúng rồi, không quay cóp bài, chấp hành luật an toàn giao thông III.Bài tập: Bài tập a: Đáp án: 3, 4, 5 Vì : Thể hiện tính đạo đức kỉ luật. 4. Củng cố: GV: Đặt câu hỏi HS: Trả lời cá nhân ? Em kể nêu những biểu hiện của tính thiếu kỉ luật của một số bạn HS hiện nay tác hại của nó?(Đi học muộn-> đến trường muôn không tiếp thu bài tốt-> Bị điểm kém-> Kết quả kém .) GV: Kết luận nội dung bài học 5.Dặn dò: - Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK - Tìm các tấm gương, câu chuyện về tính đạo đức kỉ luật. - Đọc trước bài 5” Yêu thương con người”./. Học kì I Tuần 7: Ngày soạn: 20/09/2012 Ngày giảng: + 7A + 7B Tiết 7 – Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo. Nêu được biểu hiện, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. 2. Kỹ năng: Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ: Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. II. CHUẨN BỊ: Thầy: Giáo án, SGK, SGV, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, máy chiếu. Trò: Đồ dùng học tập, đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tổ chức: Sĩ số: + 7A: + 7B: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của lòng yêu thương con người? Lấy VD? Phân biệt lòng yêu thương con người và lòng thương hại? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV: Đưa ra câu ca dao “ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy” GV: Đặt câu hỏi : Em có nhận xét gì về câu ca dao trên? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét, giới thiệu bài Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 2: GV: Gọi học sinh đọc truyện HS: Đọc diễn cảm câu truyện. GV: Nhận xét giọng đọc và đặt câu hỏi HS: Trả lời cá nhân. Câu 1: Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặt biệt về thời gian? Câu 2: Những tri tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò đối với thầy giáo Bình? GV: Treo hình ảnh của câu chuyên trên bảng phụ Câu 3: Học sinh kể lại những kỉ niệm về thầy giáo nói lên điều gì? GV: Đưa hình ảnh SGK và hình ảnh chị Hồng trên máy chiếu và đặt câu hỏi Em đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: GV: Đặt câu hỏi HS: Suy nghĩ cá nhân Câu 1: Tôn sư trọng đạo là gì ? Câu 2: Những biểu hiện của Tôn sư trọng đạo ? Câu 3: Vì sao phải Tôn sư trọng đạo ? GV: Kết luận nội dung bài học. Hoạt động 4: GV: Đưa ra bài tập Bài tập a: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện Tôn sư trọng đạo: 1. Ngày chủ nhật Nam ra chợ gặp cô giáo cũ, Nam đứng nghiêm bỏ mũ ra chào cô. 2.Giờ trả bài tập làm văn An bị điểm kém vừa nhận bài An đã vò nát. Bài tập b: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? HS : Lên bảng làm GV: Nhận xét GV: Tổ chức trò chơi giải đáp ô chữ Chia làm bốn nhóm GV: Đặt câu hỏi trên máy chiếu HS: Thảo luận cử đại diện trả lời GV: Nhận xét ,chốt toàn bài I. Tìm hiểu truyện đọc: 1. Truyện đọc: “Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”. 2. Nhận xét: - Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sao 40 năm. - Tình cảm của học trò đối với thầy giáo Bình là: + Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tưoi thắm, không khí của buổi gặp mặt thật cảm động thầy trò tay bắt mặt mừng... - Những kỉ niệm thầy trò: Bày tỏ sự biết ơn bồi hồi xúc động, thầy trò lưu luyến học sinh kể lại những kỉ niệm. - Lễ phép với thầy cô giáo. - Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. - Khi trả lời thầy cô giáo luôn lễ phép nói em thưa thầy (cô). - Khi mắc lỗi biết nhận lỗi và sữa lỗi trước thầy cô. - Gặp thầy cô giáo cũ bỏ mũ chào. - Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau. - Chăm chỉ học tập vâng lời thầy cô. - Viết thư thăm hỏi thầy cô, giáo cũ nhân ngày 20/11. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: Tôn sư trọng đạo là: - Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo,cô giáo (đặc biệt đối với những thầy,cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. - Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầydạy mình. 2. Biểu hiện của Tôn sư trong đạo: - Những tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo. - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo 3. Ý nghĩa của Tôn sư trong đạo: - Là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người. - Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó thân thiết với nhau hơn. III. Bài tập: Đáp án: 1. Là Tôn sư trọng đạo 2. Trái với Tôn sư trọng đạo cần phê phán. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ, thì yêu kính thầy. Mùng một tết cha, mùng ba tết thầy Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy. - HÀNG NGANG SỐ 1: GỒM 10 KÝ TỰ Trường đại học đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?(Quốc Tử Giám) - HÀNG NGANG SỐ 2: GỒM 5 KÝ TỰ Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng này? “Học, học nữa, học mãi” (Lê Nin) - HÀNG NGANG SỐ 3: GỒM 14 KÝ TỰ Ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ gì?(Nhà giáo Việt Nam) -HÀNG NGANG SỐ 4: GỒM 9 KÝ TỰ Năm 1010 vua Lý Công Uẩn dời đô về đâu?(Thăng Long) -HÀNG NGANG SỐ 5: GỒM 10 KÝ TỰ Tên của nhân vật lịch sử trong tranh là ai?(Nguyễn Trãi) - HÀNG NGANG SỐ 6: GỒM 15 KÝ TỰ Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng này? “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (Nguyễn Đình Chiểu) - HÀNG NGANG SỐ 7: GỒM 9 KÝ TỰ Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng này? “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà??”. (Hồ Chí Minh) - Từ Khóa: Đây là người thầy giáo nổi tiếng thời nhà Trần, có rất nhiều học giỏi và thành đạt. Ông là ai ?(CHU VĂN AN) 4. Củng cố: GV: Yêu cầu HS đọc truyện “Học trò biết ơn thầy” HS: Đọc truyện GV: Đặt câu hỏi: Câu truyện trên nhắc nhở chúng ta điều gì? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét, kết luận toàn bài 5. Dặn dò: Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về Tôn sư trọng đạo. Ôn tập từ tiết 1 đến tiết 7 chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết./.

File đính kèm:

  • docgiao an gdcd 7 hong liem.doc
Giáo án liên quan