Hiểu rõ hơn về thuật ngữ “hoạt động giáo dục lớp 4” trong mô hình trường học mới (VNEN)

Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ 2 Bộ GD - ĐT tiếp tục thực hiện dạy học thí điểm mô hình trường học mới (VNEN).

 Sau một năm thực hiện, chúng ta đã nhận thấy được tính ưu việt của mô hình trường học này. Năm học 2013-2014, có gần 2.000 trường tiểu học trên cả nước sẽ thực hiện dạy và học theo Mô hình trường học kiểu mới (VNEN), (so với con số 1447 trường của năm học 2012 – 2013). Việc này được xem như dấu hiệu khởi đầu cho một bước đổi mới tận gốc mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, cách thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.

 VNEN đã chú trọng phát triển năng lực tự học cho HS (đây là điểm mới, nổi bật của HS học lớp VNEN so với HS các lớp không học theo mô hình này). Học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc theo nhóm và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm; được tranh luận, tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu rõ hơn về thuật ngữ “hoạt động giáo dục lớp 4” trong mô hình trường học mới (VNEN), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỂU RÕ HƠN VỀ THUẬT NGỮ “HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 4” TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN). Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ 2 Bộ GD - ĐT tiếp tục thực hiện dạy học thí điểm mô hình trường học mới (VNEN). Sau một năm thực hiện, chúng ta đã nhận thấy được tính ưu việt của mô hình trường học này. Năm học 2013-2014, có gần 2.000 trường tiểu học trên cả nước sẽ thực hiện dạy và học theo Mô hình trường học kiểu mới (VNEN), (so với con số 1447 trường của năm học 2012 – 2013). Việc này được xem như dấu hiệu khởi đầu cho một bước đổi mới tận gốc mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, cách thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. VNEN đã chú trọng phát triển năng lực tự học cho HS (đây là điểm mới, nổi bật của HS học lớp VNEN so với HS các lớp không học theo mô hình này). Học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc theo nhóm và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm; được tranh luận, tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn. Về mục tiêu dạy học, mô hình trường học mới đảm bảo cho học sinh được rèn luyện một cách toàn diện, không phải chỉ có học kiến thức mà được rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng sống, trang bị năng lực tự quản bản thân, tự quản tập thể cho học sinh (Đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển). Trong mô hình VNEN chúng ta thấy xuất hiện thuật ngữ “Hoạt động giáo dục” vậy HĐGD là gì? Trong mô hình VNEN, thuật ngữ HĐGD để dùng để chỉ các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, dựa trên mục tiêu và nội dung chương trình các môn học: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, Thể dục, và các hoạt động: Giáo dục tập thể và Giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định trong chương trình giáo dục cấp TH hiện hành. Như vậy, đối chiếu với Điều lệ trường TH thì trong mô hình VNEN, HĐGD được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn: không bao gồm hoạt động dạy học các môn bắt buộc (Toán, Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử- Địa lí) và dạy học các môn học/ nội dung tự chọn. - HĐGD trong mô hình VNEN có vai trò gì? + HĐGD là một bộ phận quan trọng của Chương trình giáo dục trong mô hình VNEN, là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. + HĐGD có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Việc tham gia các HĐGD phong phú đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh. Từ đó, tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp các em phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện. + Các hình thức đa dạng của HĐGD giúp cho việc chuyển tải các nội dung GD tới HS một cách nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn. + HĐGD tạo cơ hội cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động một cách phù hợp với khả năng. + HĐGD có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mỗi lực lượng GD có tiềm năng, thế mạnh riêng và tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của họ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể ở những mức độ khác nhau có thể về những mặt khác nhau (như: kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động, về chuyên môn, trí tuệ, chất xám,). Do vậy, HĐGD tạo điều kiện cho HS được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung GD qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó là tăng tính đa dạng, hấp dẫn và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của HĐGD. - Yêu cầu chung khi tổ chức HĐGD lớp 4. + Mục tiêu và nội dung HĐGD lớp 4 phải phù hợp với mục tiêu và nội dung các môn học Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục, HĐGDNGLL và HĐGD tập thể trong chương trình lớp 4 hiện hành. Tuy nhiên, phương pháp và hình thức tổ chức phải thay đổi cho phù hợp với đặc trưng của hoạt động và yêu cầu đổi mới phương pháp GD của mô hình VNEN. + Phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD lớp 4 phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của HS trong quá trình hoạt động; tăng cường khả năng tự giáo dục, tự khám phá, và tự đánh giá cho HS một cách phù hợp với lứa tuổi; tăng cường sự tương tác giữa HS – GV, và HS – HS trong quá trình hoạt động. Trong quá trình HĐGD, tùy từng thời điểm, HS có thể là việc cá nhân, làm việc cặp đôi, làm việc theo nhóm hoặc theo lớp. GV đóng vai trò cố vấn, định hướng, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động cụ thể, để từ đó, các em có thể tự khám phá và chiếm lĩnh các kiến thức, kĩ năng, giá trị; từng bước hình thành các phẩm chất và kĩ năng sống cần thiết. + Việc tổ chức HĐGD lớp 4 phải khoa học, phông phú, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo (về nội dung và hình thức hoạt động, về địa điểm, thời lượng, lực lượng tham gia,), phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của HS lớp 4; phù hợp với đặc trưng của từng lĩnh vực HĐGD (HĐGD đạo đức và kĩ năng sống, HĐGD âm nhạc, HĐGD mĩ thuật, HĐGD thủ công, HĐGD thể chất, HĐGD tập thể); phù hợp với văn hóa địa phương và điều kiện thực tế của lớp, trường, địa phương. + Khi triển khai HĐGD theo mô hình VNEN, VG có thể linh hoạt đổi giờ giữa các lĩnh vực HĐGD để bố trí tổ chức HĐGD trong 2-3 tiết liền của một buổi học nhằm giúp cho việc tổ chức hoạt động được trọn vẹn, liên tục; học sinh được hoạt động nhiều hơn, hiệu quả hơn. + Theo mô hình VNEN, việc tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau là rất quan trọng để phát triển tính tự trọng, tự tin, kĩ năng tự nhậ thức, kĩ năng tư duy phê phán cho HS. Vì vậy, khi tổ chức HĐGD cho HS lớp 4, GV vần tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau sau khi kết thúc hoạt động. GV sẽ là người đưa ra đánh giá cuối cùng. Đánh giá của GV phải dựa trên kết quả tự đánh giá của HS, đánh giá của tập thể HS và đánh giá của các lực lượng giáo dục có tham gia hoạt động. Hình thức đánh giá HĐGD rất phong phú đa dạng. Tùy từng lĩnh vực HĐGD và nội dung mỗi HĐGD cụ thể mà hình thức đánh giá có thể khác nhau song cần hết sức nhẹ nhàng, nhằm mục đích động viên khuyến khích HS là chính và giúp cho nhà giáo dục rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung, cách thức tổ chức HĐGD cho phù hợp với nhu cầu của HS, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của HĐGD. Từ mục tiêu, vai trò và những yêu cầu khi tổ chức HĐGD lớp 4 ta có thể rút ra bảng so sánh giữa chương trình dạy học hiện hành và tổ chức HĐGD trong mô hình VNEN như sau: Nội dung được so sánh Dạy học các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Đạo đức, Thể dục, GDNGLL Hoạt động giáo dục theo mô hình trường học mới (VNEN) Vai trò của học sinh -Tích cực tham gia vào các hoạt động -Tích cực tham gia vào các hoạt động. - Tự lực khám phá, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong học tập. - Được đề xuất các ý tưởng sáng tạo, được tham gia đánh giá, lựa chọn đề xuất... Vai trò của giáo viên Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo học sinh Tổ chức, hỗ trợ, khuyến khích HS, không áp đặt, máy móc. Kỳ vọng của học sinh - Lặp lại đúng những kiến thức, kĩ năng được giáo viên hướng dẫn - Tự học, tự làm - Được trải nghiệm, được sáng tạo. Mong muốn của các nhà giáo dục HS đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng. - HS đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng. - Tăng khả năng tự học, tự làm, tự khám phá của HS. - Tăng khả năng tự quản, tự hợp tác của HS. - Đem lại niềm vui cho HS. Quy trình thực hiện Kiểm tra bài cũ Giảng bài mới Củng cố bài Hướng dẫn về nhà/Hoạt động tiếp nối. Hoạt động cơ bản - Khám phá - Xây dựng kiến thức cơ bản. - Tăng cường, củng cố 2. Hoạt động thực hành 3. Hoạt động ứng dụng. Đánh giá Kết hợp với đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS. - Coi trọng tự đánh giá của HS và HS đánh giá lẫn nhau. - Có sự tham gia của Phụ huynh HS về kết quả hoạt động ứng dụng. - Hình thức đánh giá hết sức nhẹ nhàng và đa dạng. Quyền hạn HS - Hạn chế Rộng rãi, HS được hoạt động theo khả năng Kế hoạch dạy học - Cứng nhắc - Linh hoạt, mềm dẻo Sai lầm - Không nên có - Học được qua sai lầm Nhấn mạnh - Trang bị kiến thức -Thực hành và ứng dụng trong thực tiễn Vai trò của phụ huynh và cộng đồng Chưa thực sự quan tâm Được coi trọng và đề cao Quảng Trạch, tháng 9 năm 2013 Phan Tiến Lâm Trường TH Quảng Thuận – Quảng Trạch – Quảng Bình. Học sinh học theo nhóm nên không có hiện tượng không tập trung như khi nghe giáo viên giảng bài, việc HS tự điều khiển hoạt động trong nhóm: học sinh có thói quen làm việc theo 10 bước học tập: biết đọc mục tiêu, đọc yêu cầu và tự trả lời câu hỏi, tự làm bài tập và tự đánh giá tiến độ học của mình trên phiếu, từ đó đã giúp học sinh có ý thức thể chủ động hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào thầy, cô giáo. Nhiều em học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển và có thể hướng dẫn các bạn khác học, thay cho việc tổ chức hướng dẫn của giáo viên trước đây. Học sinh tự tin hơn, linh hoạt, sáng tạo hơn trong học tập tư duy độc lập và phát hiện kiến thức mới.

File đính kèm:

  • docHDGD LOP TRONG MO HINH TRUONG HOC MOI VNEN.doc
Giáo án liên quan