Phần I – Các phương pháp dạy học
Để phân biệt các phương pháp dạy học, thường chúng ta dựa trên thiết bị dạy học hoặc dự trên
cách tổ chức truyền thụ.
@ Dựa trên các thiết bị dạy học
Với các phương tiện dạy học, giáo viên có thể sử dụng một trong các phương pháp truyền thụ kiến thức sau:
- Phương pháp truyền thống: Với phấn trắng, bảng đen ( viết bảng và bảng nhựa ) giáo viên đã có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh với những bước lên lớp nhịp nhàng và linh hoạt. Phương pháp dạy học truyền thống đã tồn tại bấy lâu nay và đã đào tạo vô số con người Việt Nam tài ba.
- Phương pháp TLC ( Teaching and Learning with Computer): Phương pháp này được IBM đề xuất, với mô hình một lớp học có một số ít máy tính được cài đặt các chương trình dạy học bộ môn, học sinh được chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ hoặc sử dụng máy tính để rèn luyện hoặc dùng những phương pháp rèn luyện thông thường trên giấy.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu phương pháp 1:1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước ta, giá thành của một máy tính không vượt quá khả năng của người dân đồng thời công nghệ internet đã phát triển liên tục, tốc độ truy cập của các dịch vụ internet ngày càng cải thiện, nội dung trên xa lộ thông tin ngày càng phong phú và tiện ích cho việc học tập, chia sẻ kinh nghiệm và tri thức. Việc tận dụng internet sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của thầy và trò.
Máy tính cũng không chỉ phục vụ cho việc quản lý, giảng dạy, máy tính đã dần dần trở thành phương tiện để học sinh học tập không những ở nhà mà ngay cả trong lớp học.
@ Một đề xuất
Qua tiếp cận với các chương trình dạy học tiên tiến của Intel, Microsoft trong thời gian gần dây, chúng ta cảm nhận được những điều cơ bản nhất mà các phương pháp dạy học này đã tạo nên trong các khóa tập huấn cho cán bộ , giáo viên là: tinh thần dạy – học năng động.
Tinh thần này gồm:
Tự khám phá
Chia sẻ thông tin
Phản hồi tích cực
Hợp tác
Tự rút ra tri thức
Trong một buổi tập huấn các tinh thần này được thể hiện một cách hài hòa sẽ phát huy được những mặt tích cực, hạn chế được những hạn chế của học sinh (làm việc theo nhóm, diễn đạt và tôn trọng sản phẩm của mình làm ra) đồng thời xây dựng một thái độ học tập, giao tiếp năng động, văn minh và tích cực.
Đề nghị chúng ta vận dụng tinh thần này để xây dựng một phương pháp dạy học mới hiệu quả và phù hợp với tình hình hiện tại.
Phương pháp dạy học mới phải phát huy được những ưu điểm của học sinh (thông minh, năng động, sáng tạo, chịu khó…), khắc phục được những nhược điểm (khả năng làm việc theo nhóm, khả năng diễn đạt và ít làm ra sản phẩm …).
Chúng ta cũng phải linh động, phát huy những mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống mà bao lâu nay chúng ta đã thành công. Chúng ta cũng phải nghĩ đến khả năng phát triển của phương pháp dạy học, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và kinh tế, phương pháp dạy học cũng sẽ phat triển cho phù hợp. Hiện nay trên thế giới đang sử dụng phương pháp dạy học 1:1 E learning. Phương pháp này tận dụng tối đa hệ thống wifi và tính tương tác của các chương trình máy tính. Mỗi học sinh sẽ sử dụng 1 máy tính (CMPC hoạc laptop) tương tác với máy tính giáo viên và các bạn học khác. Quá trình truyền đạt và trao đổi sẽ được hệ thống máy tính hỗ trợ. Nhờ đó tính linh hoạt, năng động của học sinh sẽ được khai thác tối đa.
Phần III – Phương pháp dạy học 1:1
Phương pháp dạy học năng động tập trung ba nội dung chính : Kiến thức bài học, bài tập và các hoạt động.
@ Kiến thức bài học
Kiến thức bąi học được chia ląm hai phần: Kiến thức cơ bản và Kiến thức tự khám phá
+ Kiến thức cơ bản lą kiến thức mą giáo viên phải trình bày. Với kiến thức này học sinh có thể nắm được phần cơ bản nhất của bài học
+ Kiến thức tự khám phá là kiến thức học sinh có thể tư duy, tìm tòi, sáng tạo. Phần kiến thức này sẽ bổ sung và làm phong phú kiến thức cơ bản. Chúng tạo thành toàn bộ kiến thức của bài học.
Tuỳ theo đối tượng học sinh (trình độ tiếp nhận thông tin mới, thái độ học tập) và tuỳ tình hình của lớp học và bài học giáo viên sẽ quyết định tỉ lệ, liều lượng và nôi dung của từng phần để tổ chức dạy học.
@ Bài tập
Bài tập cũng được phân loại theo từng nhóm đối tượng trong lớp ( của bộ môn): bài tập dành cho học sinh trung bình trở xuống, học sinh khá và học sinh giỏi. Giao bài tập rèn luyện và bài tập nhà cho đúng đối tượng học sinh sẽ là một biện pháp giúp học sinh học tự tin, chủ động và thoải mái. Sự điều phối tốt kết quả làm việc của học sinh là nghệ thuật của giáo viên. Mục đích là mọi học sinh đều hoàn thành nghĩa vụ của mình đồng thời vẫn có thế nắm bắt được nhiều kỹ năng giải quyết công việc của nhiều nội dung khác.
@ Các hoạt động của học sinh
Cái quan trọng hơn hết trong quá trình tổ chức giảng dạy là thiết kế các hoạt động trong lớp và ngoài lớp.
Giáo viên nắm bắt tình hình của lớp trong quá trình giảng dạy sẽ có những loại hình hoạt động phù hợp cho từng tiết dạy, linh hoạt cho từng lớp. Nhưng phải nhắm đến mục đích là :
Tập cho học sinh làm việc theo nhóm: Học sinh tập dần các phương pháp tập trung trí tuệ ( Brainstorming), phương pháp sáu chiếc mũ tư duy, phương pháp sơ đồ tư duy. Khi hoạt động theo nhóm , học sinh sẽ chủ động đề cử nhóm trưởng, thư ký và phân công các thành viên. Học sinh sẽ đóng góp phần làm tiết dạy thành công.
Tập cho học sinh chia sẻ thông tin: Mỗi học sinh sẽ có thể sẽ khám phá được một kiến thức nào đó, nếu được chia sẻ thông tin cho nhau thì lượng kiến thức được thông tin sẽ rất lớn và phong phú.
Tập cho học sinh phản hồi tích cực: học sinh cần được trang bị và thực hành đầy đủ các kỹ năng học tập mới: lắng nghe, phát biểu, tư duy, … Quá trình lắng nghe, chọn lọc những thông tin đến từ bạn học sẽ kích thích học sinh phát biểu. Cách phát biểu và thái độ phản hồi tích cực sẽ là một sự hữu ích trong quá trình học tập của học sinh.
Tập cho học sinh hợp tác: những nhóm nhỏ với sự hợp tác tốt sẽ tạo nên sức mạnh. Lượng tri thức và kinh nghiệm học tập được chia sẻ giữa các nhóm sẽ là một nguồn tài nguyên rất quí cho học sinh.
Tập cho học sinh tự rút ra kiến thức bài học: Thông thường giáo viên là người tổng hợp kiến thức cho học sinh. Điều này sẽ hạn chế khả năng tự làm ra những sản phẩm học sinh, từ đó mất đi tính năng động và tự tin của học sinh. Giáo viên hướng dẫn tốt, gợi ý khéo sẽ giúp cho học sinh tự mình rút ra kiến thức được học. Học sinh sẽ hiểu, nhớ tốt hơn. Tập cho học sinh tổng hợp kiến thức qua sơ đồ tư duy (mind mapping) sẽ rất có lợi cho quá trình tự học của học sinh sau này.
Phần IV – Bài soạn giảng
Một bài soạn theo phương pháp 1:1 sẽ gồm có năm phần:
Khác biệt giữa phương pháp 1:1 và các phương pháp khác là:
Phần ghi chép của HS phải được thể hiện rõ trong bài soạn. GV phải tuân thủ và thực hiện cho được trọn vẹn phần này
Bài tập theo nhóm đối tượng. Đây là phần thể hiện sự công phu, sâu sát và trách nhiệm của GV đối với HS mình dạy.GV sẽ phân loại, nhân bản ( để bài tập thêm phong phú và giao cho HS đở nhàm chán). GV chuẩn bị nhóm bài tập tương ứng cho từng nhóm đối tượng HS. GV cũng phải chuẩn bị cả bài tập về nhà. Bài tập này cũng phải được phân loại và giao đúng đối tượng.
@ Kiến thức cần có để học bài học
Đây là phần học sinh cần có để có thể tiếp thu bài học mới. Có thể có bài học không cần có phần này, nhưng hầu hết đều có. Khi soạn bài giảng tiết trước, giáo viên phải nhìn thấy nội dung này để giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà chuẩn bị (ở tiết học trước) hoặc giáo viên phải nhắc lại cho học sinh trước khi vào bài mới.
@ Mục đích yêu cầu
Đây là trọng tâm kiến thức của bài học. Học sinh học xong bài học sẽ phải nắm được kiến thức này. Từ đó giáo viên sẽ có định hướng để xây dựng bài giảng của mình. Sẽ có những kiến thức nào giáo viên phải giảng, kiến thức nào sẽ tổ chức cho học sinh tự khám phá. Cũng từ đây giáo viên sẽ hình dung kịch bản sẽ thực hiện trong lớp.
@ Nội dung ghi chép
Từ mục đích yêu cầu, giáo viên sẽ xác định được nội dung học sinh ghi chép trong tiết học. Phần ghi chép phải hết sức gọn, đảm bảo nội dung và rõ ràng, mạch lạc.
@ Bài tập theo nhóm
Giáo viên sẽ chuẩn bị một số bài tập được phân chia mực độ khó dễ cho từng nhóm đối tượng học sinh. Các bài tập này có thể được nhân bảng theo cùng thể loại nhưng hình thức phong phú để học sinh không bị nhàm chán, nhưng khi tiến hành thực hiện thì sẽ tạo được kỹ năng sử lý tình huông. Giáo viên cũng chuẩn bị một số bài tập tương tự để học sinh luyện tập khi về nhà.
@ Nhiệm vụ của học sinh khi hết tiết học
Giáo viên chuẩn bị một số việc giao về nhà. Mục đích để học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo và luyện tập ở nhà. Số lượng và mức độ phải được tính toán sao cho thời gian thực hiện ở nhà không vượt quá thời gian học ở lớp. Vừa đủ và khả thi.
Phần V – Yêu cầu một kịch bản
Một vấn đề cần lưu ý là qua khảo sát một bài soạn của giáo viên, lãnh đạo trường có thể kiểm soát được quá trình chuẩn bị và đánh giá được tiết dạy sắp thực hiện
hay không ?
Nếu giáo viên thực hiện theo khung bài giảng trên một cách rõ rang thì việc này có thể kiểm soát tốt.
Những câu hỏi đặt ra, nếu bài soạn của giáo viên thể hiện tốt thì có thể đánh giá tiết dạy đã được chuẩn bị chu đáo hay chưa.
@ Học sinh đã được chuẩn bị ở nhà như thế nào?
Giáo viên đã bao quát bài học trước & sau tiết dạy tốt thì phần chuẩn bị này sẽ giúp cho học sinh đến lớp tự tin và có thể tiếp nhận tiết học một cách thoải mái và hiệu quả:
Bài tập vừa sức
Kiến thức cần thiết vừa đủ
Tinh thần để chia sẻ thông tin nhẹ nhàng
@ Học sinh sẽ ghi chép được gì?
Giáo viên chuẩn bị kịch bải tiết dạy thông qua việc học sinh ghi chép. Từng nội dung ghi chép là kết quả của các hoạt động của giáo viên và học sinh.
@ Học sinh sẽ thu hoạch được gì?
Giáo viên hình dung được quá trình giảng dạy, kết hợp với nhận định trình độ và thái độ học tập của học sinh để dự kiến kết quả truyền đạt kiến thức của mình. Phần thu hoạch này sẽ tương thích với mục đích yêu cầu và phần ghi chép của học sinh. Sẽ có những sản phẩm nào của học sinh sẽ hình thành từ sự hướng dẫn của giáo viên.
@ Học sinh sẽ làm gì trong lớp?
Kịch bản tiết dạy của giáo viên sẽ thể hiện được các hoạt động của học sinh trong tiết đó. Học sinh thụ động hoàn toàn hay sẽ có những hoạt động tích cực ( cá nhân, cặp, nhóm…, chia sẻ thông tin, hợp tác, …)
@ Học sinh sẽ làm gì sau tiết học?
Giáo viên có thể kiểm soát được kết quả học tập của học sinh và chuẩn bị cho tiết học sau thông qua việc chuẩn bị những gì mà học sinh sẽ thực hiện sau tiết học. Những nội dung này sẽ nhắc nhở giáo viên nắm bắt đối tượng học sinh tốt hơn, không chỉ trong lớp mà cả những hoạt động ngoài lớp học. Đây cũng chính là phần tiếp nối cho kịch bản một tiết dạy sau.
Giáo viên có thể kiểm soát được kết quả học tập của học sinh và chuẩn bị cho tiết học sau thông qua việc chuẩn bị những gì mà học sinh sẽ thực hiện sau tiết học. Những nội dung này sẽ nhắc nhở giáo viên nắm bắt đối tượng học sinh tốt hơn, không chỉ trong lớp mà cả những hoạt động ngoài lớp học. Đây cũng chính là phần tiếp nối cho kịch bản một tiết dạy sau.
File đính kèm:
- Gioi thieu phuong phap 11.doc