Giáo trình Marketing Management

Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn.

Khác nhiều công ty của Mỹ, không chủ đích hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, Beatrice Foods – một công ty thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng lớn thứ 2 ở Mỹ đã tự nhận mình là một doanh nghiệp quốc tế mà trong đó Mỹ là một trong các thị trường công ty đang hoạt động. Mong muốn trở thành công ty đứng đầu thế giới như tập đoàn Nestle.A của Thụy Sĩ. Công ty Beatrice đã nhận ra điều tất yếu rằng nếu là một pháp nhân Mỹ hoạt động theo luật pháp Mỹ thì sẽ bị giới hạn hoạt động và gặp những khó khăn về thuế. Công ty này đã từ bỏ quốc tịch Mỹ bằng việc chuyển trụ sở đăng ký sang quốc gia khác, mặc dù trụ sở chính vẫn ở Chicago. Từ “foods” trong tên của tập đoàn này trước đây nhằm ngụ ý Beatrice Foods là một công ty Mỹ có thể sẽ được loại bỏ. Mục tiêu của công ty Beatrice trong 10 năm tới là tăng doanh thu trên thị trường quốc tế từ 23% so với tồng doanh thu lên 40%.

Trường hợp của công ty Beatrice đã nêu lên tầm quan trọng của marketing quốc tế và sự mong muốn chuyển đổi từ công ty quốc gia thành công ty đa quốc gia. Khi cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ thì các công ty nếu không có khuynh hướng quốc tế hoá kịp thời sẽ gặp nhũng ảnh hưởng bất lợi. Một doanh nghiệp khôn ngoan phải có tâm lý quyết đoán và cái nhìn tiến bộ, linh hoạt về thị trường thế giới hơn là chỉ phản ứng hay tự vệ. Theo đó mà các vấn đề có thể gặp phải sẽ được chuyển thành những thử thách hay cơ hội.

Cuốn sách này tập trung vào việc lập kế hoạch, tiến hành thực hiện và kiểm soát các nguồn lực hợp tác với mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá các cơ hội thị trường toàn cầu. Cuốn sách đánh giá tầm quan trọng của marketing quốc tế, đối với Mỹ và đối với cả thế giới. Mở rộng hơn là sự đánh giá tầm ảnh hưởng của các nền văn minh khác nhau trên thế giới tới quá trình marketing quốc tế. Sách đưa ra quan niệm rõ ràng, đầy đủ về các khái niệm và vấn đề cơ bản trong thương mại quốc tế nói chung và marketing quốc tế nói riêng. Cuối cùng, sách sâu chuỗi các khái niệm và kĩ năng marketing căn bản thành một hệ thống nằm trong thế giới thương mại, gắn kết trực tiếp chúng với các quyết định marketing quốc tế mà trọng tầm là sự hợp tác trong marketing.

Sách tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết. Cụ thể là phần 1 và 2 đưa ra cái nhìn tổng quát về thương mại thế giới và môi trường kinh doanh trên thị trường thế giới. Phần 3 tập trung vào việc lập kế hoạch thâm nhập thị trường, nhấn mạnh vào các vấn đề thông tin thị trường, phân tích thị trường và các chiến lược xâm nhập thị trường. Phần 4 đề cập tới vấn đề đưa ra quyết định marketing – cũng là phần quan trọng nhất của cuốn sách. Phần 5 là những quyết định tài chính trên thị trường thế giới. Phần này bạn đọc có thể không cần quan tâm nhiều, nhưng không nên hoàn toàn bỏ qua, bởi vì thị trường tài chính xuyên suốt các quốc gia luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể đưa ra các quyết định tài chính nếu không có sự cân nhắc các vấn đề tài chính có liên quan.

Bắt đầu mỗi chương là một ví dụ minh hoạt về marketing, một nghiên cứu ngắn gọn về thế giới kinh doanh nhằm giúp cho việc giới thiệu nội dung của từng chương. Các đoạn quảng cáo và các ví dụ marketing thực tế sẽ được sử dụng trong các chương cho mục đích minh hoạ. Kết thúc chương là đoạn tóm tắt, các câu hỏi về những khái niệm bao trùm, một bài thảo luận để bạn đọc có thể đưa ra các ý kiến tranh luận, đưa ra một hay nhiều trường hợp khác nhau để có thể cùng phân tích. Chú ý rằng các số liệu tương ứng xuất hiện ở cuối chương là những số liệu thực tế và trích dẫn.

Thông qua cái nhìn tổng quan về marketing quốc tế, chương này trả lời câu hỏi marketing quốc tế bao gồm những đối tượng nào, bao gồm cái gì, tại sao có marketing quốc tế, thế nào là marketing quốc tế? Bài thảo luận bắt đầu bằng một ví dụ về việc marketing nói chung được định nghĩa ra sao và định nghĩa này được hiểu thế nào trong marketing quốc tế. Bên cạnh đó chương này cũng đề cập đến vai trò của marketing trong các nền kinh tế. Để tránh những quan niệm sai lầm thường thấy, một nghiên cứu rõ ràng và toàn diện về lợi ích của thương mại quốc tế sẽ được trình bày. Chương 1 sẽ xem xét những tiêu chuẩn phải được xác định khi một công ty chuyển đổi thành công ty đa quốc gia. Cuối cùng chương 1 cũng sẽ nghiên cứu các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến sự thất bại của một số công ty Mỹ khi kinh doanh tại các thị trường nước ngoài năng động.

 

doc732 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Marketing Management, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để mua bán hàng hoá thì người bán hoặc người mua có thể tham gia vào thị trường tiền tệ có kỳ hạn với hợp đồng mua bán có kỳ hạn được sự chấp thuận của một ngân hàng về việc mua bán ngoại tệ tại một mức giá nào đó ở thời diểm trong tương lai. Các công ty quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc có được kỳ hạn từ ngân hàng của mình bởi 2 lý do: 1) Không có tên tuổi trên thị trường. 2) Quy mô giao dịch quá nhỏ, không đủ thu hút sự quan tâm của ngân hàng. Không kể quy mô như thế nào thì bất kỳ công ty nào cũng có thể sử dụng thị trường vị lai để tự bảo hiểm . Sự khác biệt cơ bản giữa Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng vị lai là quy mô và ngày giao được quy định cụ thể trong hợp đồng vị lai còn hợp đồng kỳ hạn thì không. Điểm đặc biệt đó đem lại tính thanh khoản của thị trường vị lai, khiến cho việc ra vào thị trường dễ dàng vào bất cứ lúc nào. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng có thể các nhu cầu cá nhân có thể gặp nhau một các chính xác Bảng 18-6: Liệt kê sự khác biệt giữa 2 loại thị trường tự bảo hiểm này. Thị trường ngoại hối vị lai lớn nhất hiện nay là chi nhánh thị trường tiền tệ quốc tế (IMM) của sở giao dịch Chicago. Ngày 15/1/1986 hợp đồng mau bán Ecu được bổ sung trong hoạt động thương mại ( xem bảng 18-4). Hàng hoá mang tính toàn cầu này đòi hỏi sự giám sát trong vòng 24h. Để đáp ứng nhu cầu đó, LIFFE(sở giao dịch tài chính quốc tế Luân đôn) và SIMEX(Sở giao dịch tài chính quốc tế Singapỏe) 2 môt hình hoạt động giống IMM tiến hành mua bán thực trong 24h. Bảng 18-5:Ghi lại. Một hình thức tự bảo hiểm khác là giao dịch quyền chọn bán mua tiền tệ mặc dù đến nay, hình thức này vẫn là bất hợp pháp ở HoaKỳ. Đặc điểm quan trọng nhất của hình thức giao dịch này là người mua phải trả phí chọn mua, người mua phải trả phí chọn mua . Người mua quyền chọn mua/bán có quyền mua/bán một số ngoại tệ nhất định theo giá ấn định trước 1 thời điểm ấn định trong tương lai và có thể bán lại quyền này cho người khác. Lạm phát làm giảm nhu cầu cho vay nhưng làm tăng nhu cầu đi vay bởi vì 1 khoản nợ khi đáo hạn được trả lại với chi phí thấp hơn. Một quốc gia mà tỷ lệ lạm phát cao thường là có đồng tiền yếu đi kèm theo với lãi suất cao. Một quốc gia có lãi suất cao không nhất thiết phải có biện pháp để đẩy các khoản vay ra ngoài quốc gia. Trong điều kiện thương mại quốc tế phức tạp cần xem xét 2 chiến lược đi đầu hay tụt lại đầu các công ty áp dụng cho đa quốc gia với mạng lưới công ty con đã sử dụng 1 số biện pháp để giảm bớt việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch” Cần có 1 số điều chỉnh về tốc độ thanh toán qua tài khoản giữa công ty con với công ty con khác. Công ty con nơi có đồng tiền mạnh có thể trì hoãn hoặc chậm lại việc gửi cổ tức, tiền bản quyền phát minh và phí sử dụng cho công ty khác cùng thuộc 1 công ty đa quốc gia để giảm boát các khoản phải trả và các chứng minh về tài sản”. Đồng tiền sử dụng trong hoá đơn cần được xem xét cẩn thận. Khi người mau dùng đồng tiền yếu còn người bán lại dùng đồng tiền mạnh thì hoá đơn nên sử dụng đồng tiền của người bán. Nếu ngược lại thì sử dụng đồng tiền của người mua, hoặc nước thứ 3 được lựa chọn khi cả 2 đồng tiền đều mạnh thì sử dụng đồng tiền lập hoá đơn cũng có thể áp dụng khi công ty con giao dịch với công ty khác ngoài công ty đa quốc gia- công ty mẹ của nó. Bảng 18-6 So sánh thị trường tiền tệ vị lai và tị trường tiền tệ giao ngay có kỳ hạn Tính chất Thị trường vị lai Thị trường giao ngay & có kỳ hạn Quy mô hợp đồng Quy định khối lượng tiền giao dịch trong hợp đồng Không quy định, tuỳ nhu cầu, theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán Ngày giao hàng - Quy định cụ thể trong thời hạn hợp đồng -Chú ý tính thanh khoản để đưa ra mức giá cạnh tranh tối đa Bất kỳ ngày nào theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán tuỳ theo nhu cầu của hai bên Phương thức giao dịch -Tiến hành trên vũ đài mang tính cạnh tranh là sàn giao dịch với hình thức công bố công khai giá chào bán, giá đặt mua và khối lượng tiền giao dịch - Tiến hành qua điện thoại, điện tín - Giao dịch trực tiếp với ngân hàng, người môi giới hay công ty khác - Số lượng người mua và người bán có hạn chế Người tham gia - Người mua, người bán trong hợp đồng với giá ấn định, tính riêng cho từng hợp đồng ở một thời điểm định trước. - Nếu không là thành viên của sở giao dịch thì tiến hành giao dịch thông qua người môi giưói là thành viên của sở giao dịch đại diện cho họ trên sàn giao dịch - Thường không biết nhau trừ khi công ty giao dịch bằng tài khoản riêng qua người môi giới riêng - Hình thành thị trường hai bên ( đưa ra 2 mức giá thể hiện sự sẵn sàng mua ở mức giá thấp và bán ở mức giá cao) đối với cả hai loại thị trường - Người tham gia giao dịch trên cơ sở nguyên tắc lãnh đạo tới lạnh đạo cả trực tiếp hay qua người môi giới - Trong môi giưói hai bên giao dịch thường biết nhau Việc gia nhập thị trường - Đối tượng gia nhập: Ngân hàng, công ty, tổ chức tài chính, nhà đầu tư tư nhân và người đầu cơ - Khuyến khích đầu cơ công khai có trình độ -Thị trường mở cửa cho bất kỳ ai cần các phương tiện tự bảo hiểm hoặc có các rủi ro tư bản muốn đầu cơ - Đối tượng gia nhập: Ngân hàng và các tổ chức thương mại lớn khác, có hạn chế các công ty nhỏ, cá nhân tham gia Hoa hồng - Phải trả phí ra vào thị trường theo sự thoả thuận giữa người môi giưói và khác hàng - Phí tương đối thấp so với giá trị hợp đồng - Được tính vào chi phí kinh doanh và khấu trừ trước thuế - Không phải trả phí nếu là giao dịch trực tiếp - Phải trả phí cả người mua và người bán nếu giao dịch qua người môi giới - Phí là khoản chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của ngân hàng- Được tính vào chi phí kinh doanh và khấu trừ trước thuế Ký quỹ bảo đảm - Người mua và người bán phải đặt cọc đảm bảo hợp đồng - Nếu là giao dịch giữa các ngân hàng thì không phải đặt cọc - Người mua, người bán nhỏ không phải là ngân hàng thì đặt cọc hay cân đối bù trừ qua ngân hàng trong một số trường hợp nhất định Độ an toàn tài chính Phòng thanh toán bù trừ của sở giao dịch là đối tác trong mỗi giao dịch do vậy giảm đáng kể nhu cầu giám sát rủi ro tín dụng - Các bên tự giám sát và đề ra giưói hạn tín dụng cho mỗi đối tác để tránh rủi ro tài chính - Do đó, khả năng tín dụng của các bên khác nhau Thị trường Sàn giao dịch trung tâm với mạng lưới thông tin toàn cầu thị trường qua điện thoại trên toàn thế giới Tác động về kinh tế Thúc đẩy thương mại thế giới phát triển cân bằng việc cung cấp 1 cơ chế tự bảo hiểm, 1 thị trường rộng lớn và Thúc đẩy thương mại quốc tế bằng cung cấp một cơ chế tự bảo hiểm. Luật điều chỉnh Do hội đồng /Uỷ ban T4(1975) Do 2 bên tự thoả thuận Tần số giao hàng -Theo lý thuyết, không có giao hàng trên thị trường. -Trên thực tế, 1 tỷ lệ nhỏ(<1%) số hợp đồng có giao hàng thực sự Đại đa số (>90% )giao dịch có giao hàng thực sự. Biến động giá cả Số giao dịch ấn định giới hạn thay đổi giá theo ngày. Tính thanh khoản của thị trường Cao Thấp Thanh toán -Hàng ngày, qua trung tâm thanh toán bù trừ của sở giao dịch -Đối với giao dịch trả ngay, 1 ngày sau khi ký kết hợp đồng(1 ngày ở Mỹ, đối với đồng $ Canada,Peso Mêhico). -Giao dịch kỳ hạn: lãi hoặc lỗ được tính trong ngày thanh toán. Báo giá Theo điều khoản của Mỹ USD/đvị tiền tệ. Theo điều khoản của châu âu( nội tệ trừ Anh , 1 vài đồng tiền của khối cộng đồng độc lập. Niêm yết giá Thường xuyên, liên tục tại sở giao dịch giá chào và giá đặt khác giá thự tế được xác giá niêm yết bằng giá giao dịch định trên thị trường liên ngân hàng Kết luận Chương này bao gồm nhiều tình huống tài chính liên quan đến marketing quốc tế, vay tiền là một ví dụ nhưng cùng với nó chuyển tiền là một vấn đề khác. Đã có, đang có và sẽ luôn có những khoản tài chính lớn doanh nghiệp bị mất trong một thời gian ngắn do sự giảm giá của đồng tiền: một vào thập kỷ trở lại đây. Các nhà cầm quyền đã thảo luận về giá trị lúc sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống trao đổi của tiền tệ. Mặc dù không có một hệ thống duy nhất nào có thể xoá bỏ được sự thay đổi về tỉ lệ lên xuống của đồng tiền một cách cạnh tranh. Hiện nay không có sự thay đổi lớn đến hệ thống tiền tệ được thả nổi quản lý. Xem xét hệ thống tỉ giá hối đoái được sử dụng tỉ lệ thay đổi hầu như luôn ổn định do đó một mức độ rủi ro hiếm khi xảy ra. Kể từ khi MNCS không quyết định đối với xu hướng của hệ thống trao đổi gồm thả nổi hay cố định, họ đã phải cố gắng để giảm những bất cập trong tỉ giá. Bởi vì do sự thay đổi tỉ lệ lạm phát giữa các quốc gia sự tác động của lạm phát đối với giá trị của đồng tiền không thể được coi nhẹ. Với những công ty làm ăn ở những nước có tỉ lệ lạm phát cao, giá trị những tài khoản của họ bị ảnh hưởng đáng kể như MNCS có thể kiếm lợi từ lạm phát nên họ biết vay tiền một cách thông minh. Xem xét thời gian thanh toán, các nhà quản lý tiền có thể đưa đến một đồng tiền linh hoạt và tạo cho đồng tiền mạnh hơn. Và nếu những MNCS có những công ty con ở nhiều nước khác nhau và mối quan hệ giữa chúng là một chiến lược phù hợp. Mặc dù sự tăng lên số lượng về kỹ thuật dẫn đến tin rằng sẽ giảm thiểu được những bất cập về tỉ giá trao đổi với nước ngoài. Thật quá sớm để hi vọng rằng phương pháp thảo luận ở đây là đầy đủ và các nhà quản lý có thể áp dụng. Nơi những xu hướng biến đổi chỉ ra xu hướng xoá bỏ những quy tắc trong hoạt động tài chính thế giới đang ngày tăng lên tính phức tạp. Đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi một chiến lược mới được tạo ra để quản lý những rủi ro trong trao đổi. Câu hỏi 1. Hãy giảm thích lạm phát và quốc tế hoá lại không thể làm cho một đồng tiền chung không thể tồn tại. 2. Tại sao một công ty liên quan đến buôn bán quốc tế phải xoá bỏ những bất cập trong tỉ giá. 3. Phân biệt giữa 5. Tại sao sự tác động mất giá không xẩy ra ngay lập tức 7. EMS và ECU là gì? 8. Thả nổi hoàn toàn khác với thả nổi một phần như thế nào ? 9. MNC có thể phá vỡ hay khôi phục những bất cập trong buôn bán như thế nào.? 11. Lạm phát ảnh hưởng tới giá trị tiền tệ của một quốc gia như thế nào? Cho vay tiền hay trữ tiền là một ý tường tốt nếu nền tài chính của một quốc gia đang ở trong lạm phát.

File đính kèm:

  • docMarketingManagement.doc