Bài giảng Tiết 16 - Bài 6: Biểu mẫu

MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

1 . Kiến thức

 Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu.

 Biết các chế độ làm việc với biểu mẫu: Chế độ thiết kế, chế độ biểu mẫu.

 Biết sử dụng biểu mẫu để nhập và chỉnh sửa dữ liệu.

2. Kỹ năng

 Biết các thao tác để tạo và chỉnh sửa biểu mẫu bằng cách dùng thuật sĩ, bằng

cách tự thiết kế và kết hợp cả hai cách trên.

3. Thái độ

pdf3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 16 - Bài 6: Biểu mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án Tin học 12 Tổ: Tin Giáo viên: Nguyễn Song Toàn Tiết PPCT: 16 §6. BIỂU MẪU I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU: 1 . Kiến thức  Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu.  Biết các chế độ làm việc với biểu mẫu: Chế độ thiết kế, chế độ biểu mẫu.  Biết sử dụng biểu mẫu để nhập và chỉnh sửa dữ liệu. 2. Kỹ năng  Biết các thao tác để tạo và chỉnh sửa biểu mẫu bằng cách dùng thuật sĩ, bằng cách tự thiết kế và kết hợp cả hai cách trên. 3. Thái độ  Nghiêm túc quan sát thao tác mẫu, ghi chép bài đầy đủ. II.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 1. Chuẩn bị của giáo viên Ổn định sỹ số, điểm danh  Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, bài giảng điện tử, máy chiếu,  Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, minh họa 2. Chuẩn bị của học sinh  Xem trước nội dung bài trong SGK, vở ghi, bút, III. NỘI DUNG: Nội dung bài giảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn định lớp; Ghi sổ đầu bài. Chào GV. Cán bộ lớp báo sĩ số. 1. Khái niệm Biểu mẫu một loại đối tượng trong Access, được thiết kế để: - Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu; - Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh. - Làm thế nào để nhập dữ liệu vào bảng? - Có cách nào khác để xem, sửa, nhập dữ liệu không? + Thực hiện minh họa các thao tác nhập dữ liệu, xem, sửa dữ liệu bằng biểu mẫu đã tạo trước trong Access. - Nhận xét về cách nhập, xem và sửa dữ liệu so với bảng? Đây chính là biểu mẫu (Form). - Biểu mẫu cho phép ta thực hiện được công việc gì? + Đưa ra khái niệm về biểu mẫu. + Làm việc với biểu mẫu chọn đối tượng Forms. - Trả lời: Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu. + Chọn nút New Record. + Gõ dữ liệu vào các trường tương ứng. - Sử dụng biểu mẫu - Lắng nghe, quan sát - Trả lời: dễ dàng, đẹp - Quan sát, lắng nghe, ghi bài 2. Tạo biểu mẫu mới Hai cách tạo biểu mẫu mới: Cách 1: Nháy đúp vào Create form in Design view để tự thiết kế biểu mẫu. Giới thiệu cách vào làm việc với biểu mẫu. - Có những cách tạo biểu mẫu nào? Hãy nêu các bước để tạo biểu - Quan sát, lắng nghe . - Trả lời Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án Tin học 12 Tổ: Tin Giáo viên: Nguyễn Song Toàn Nội dung bài giảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Cách 2: Nháy đúp vào Create form by using wizard để dùng thuật sĩ. Kết hợp cả việc dùng thuật sĩ và tự thiết kế để tạo biểu mẫu: 1. Nháy đúp Create form by using wizard; 2. Trong hộp thoại Form Wizard - Chọn bảng hoặc mẫu hỏi từ ô Tables/Queries; - Chọn các trường đưa vào mẫu hỏi từ ô Available Fiels; - Nháy Next để tiếp tục; 3. Chọn bố cục biểu mẫu rồi nháy Next; 4. Chọn kiểu cho biểu mẫu rồi nháy Next; 5. Gõ tên cho biểu mẫu. Nháy Finish.  Chỉnh sửa biểu mẫu trong chế độ thiết kế Nháy nút lệnh để chuyển sang chế độ thiết kế, sau đó có thể thực hiện: - Thay đổi nội dung các tiêu đề; - Sử dụng phông chữ tiếng Việt; - Thay đổi kích thước trường; - Di chuyển các trường. Sau khi thay đổi, nháy nút để lưu biểu mẫu. mẫu? + Giới thiệu 2 cách tạo biểu mẫu. + Minh họa và giải thích từng bước tạo một biểu mẫu mới bằng thuật sĩ. + Gọi 1 HS lên thực hiện. + QS và HD. + Đưa ra các bước tạo biểu mẫu. + Thực hiện chỉnh sửa biểu mẫu về font chữ, cỡ chữ, màu sắc chữ, vị trí các trường  Ta có thể chỉnh sửa, thiết kế lại. Chú ý quan sát, lắng nghe và ghi bài. + Lên thực hiện tạo biểu mẫu trên máy, cả lớp quan sát. Quan sát, lắng nghe, ghi bài. + Thảo luận các bước tạo biểu mẫu. + Đại diện nhóm nêu các bước tạo biểu mẫu. Quan sát, lắng nghe, ghi bài. Quan sát, lắng nghe, ghi bài. 3. Các chế độ làm việc với biểu mẫu Có 2 chế độ thường dùng là chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế. a. Chế độ biểu mẫu - Thường dùng để cập nhật DL, thực chất là cập nhật DL trên bảng. - Để làm việc với chế độ biểu mẫu, thực hiện: Cách 1: Nháy đúp lên tên biểu mẫu; Cách 2: Chọn biểu mẫu, rồi nháy nút Cách 3: Nháy nút , nếu đang ở chế độ thiết kế. b. Chế độ thiết kế - Cho phép thiết kế mới, xem hay sửa đổi thiết kế cũ của biểu mẫu. - Để làm việc với chế độ thiết kế, thực hiện: Cách 2: Chọn biểu mẫu, rồi nháy nút - Hãy nêu các chế độ làm việc với các biểu mẫu? + Mở biểu mẫu ở chế độ biểu mẫu, rồi thực hiện các thao tác xem, sửa, cập nhật dữ liệu; + Mở biểu mẫu ở chế độ thiết kế, thực hiện các thao tác thay đổi vị trí các mục, font, cỡ chữ màu sắc Trình bày 2 chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế. Nêu các thao tác có thể thực hiện trong chế độ biểu mẫu? Nêu các thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế? Đọc sách, quan sát và trả lời. Chú ý quan sát, lắng nghe Quan sát, lắng nghe, ghi bài. Quan sát, lắng nghe và trả lời. Quan sát, lắng nghe và trả lời. Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án Tin học 12 Tổ: Tin Giáo viên: Nguyễn Song Toàn Nội dung bài giảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Cách 3: Nháy nút , nếu đang ở chế độ biểu mẫu. IV.Củng cố:  Goi HS lên trả lời các câu hỏi củng cố. Bài tập 1 Hãy cho biết sự khác nhau giữa hai chế độ làm việc với biểu mẫu? - Học sinh thảo luận và trả lời. - Nhận xét và đưa ra đáp án. Bài tập 2 Hãy sắp xếp thứ tự các thao tác sau để có thể tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ. - Chọn bố cục biểu mẫu. - Chọn Form trong bảng chọn đối tượng rồi nháy đúp vào Create form by using wizard. - Chọn kiểu cho biểu mẫu. - Chọn các bảng và các trường. - Nhập tên cho biểu mẫu. V.Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 

File đính kèm:

  • pdfBai 6.pdf