Giao lưu: Tiếng việt của chúng em cho học sinh dân tộc thiểu số trường tiểu học nghiên loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn

PHẦN THỨ NHẤT :

Chào hỏi :

 - Giới thiệu các thành viên trong đội ( Do các đội đạo diễn)

 - Năng khiếu hát (dân ca thái dịch lời Việt), múa (điệu múa truyền thống các dân tộc), tiểu phẩm theo chủ đề.

PHẦN THỨ HAI :

Kiến thức Tiếng Việt :

1. Thi đọc tiếp sức:

 Bài : 1.Đi hội chùa Hương ( Trang 68 Tiếng Việt lớp 3 tập 2)

 2.Quê hương (Trang 100 Tiếng Việt lớp 4 tập 1)

 đọc đúng, thông, diễn cảm, đúng thể loại văn bản

2. Trả lời câu hỏi :

* Chủ đề : Thiên nhiên

Câu 1. Tìm từ đúng với gợi ý sau :

 - Lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước gọi là gì?

 Hoặc từ nào đúng với nghĩa : Lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước.

Đáp án : Từ Dập dềnh

Câu 2. Tìm từ ghép với từ cho trước để có từ ghép hoặc từ láy :

 - Xanh (Ví dụ : Xanh thẫm.)

 - Vàng (Ví dụ : Vàng chanh)

 - Đỏ (Ví dụ : Đỏ tươi.)

 - Trắng (Ví dụ : Trắng đục.)

 

doc7 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 9555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao lưu: Tiếng việt của chúng em cho học sinh dân tộc thiểu số trường tiểu học nghiên loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG TỔ CHỨC GIAO LƯU "TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG EM" CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHIÊN LOAN I, PÁC NẶM, BẮC KẠN --------------- PHẦN THỨ NHẤT : Chào hỏi : - Giới thiệu các thành viên trong đội ( Do các đội đạo diễn) - Năng khiếu hát (dân ca thái dịch lời Việt), múa (điệu múa truyền thống các dân tộc), tiểu phẩm theo chủ đề. PHẦN THỨ HAI : Kiến thức Tiếng Việt : 1. Thi đọc tiếp sức: Bài : 1.Đi hội chùa Hương ( Trang 68 Tiếng Việt lớp 3 tập 2) 2.Quê hương (Trang 100 Tiếng Việt lớp 4 tập 1) đọc đúng, thông, diễn cảm, đúng thể loại văn bản 2. Trả lời câu hỏi : * Chủ đề : Thiên nhiên Câu 1. Tìm từ đúng với gợi ý sau : - Lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước gọi là gì? Hoặc từ nào đúng với nghĩa : Lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước. Đáp án : Từ Dập dềnh Câu 2. Tìm từ ghép với từ cho trước để có từ ghép hoặc từ láy : - Xanh (Ví dụ : Xanh thẫm...) - Vàng (Ví dụ : Vàng chanh) - Đỏ (Ví dụ : Đỏ tươi...) - Trắng (Ví dụ : Trắng đục...) Lưu ý : Mỗi từ tìm được từ 4 - 5 từ ghép trở lên .( Trừ những từ trong ví dụ) Câu 3. Tìm từ miêu tả màu sắc của bầu trời, màu sắc của búp là cây ( Ví dụ :màu sắc của bầu trời : xanh ngắt ; màu sắc của búp lá cây : Xanh non) Lưu ý : Mỗi ý tìm được từ 2 từ trở lên .( Trừ những từ trong ví dụ) Câu 4. Từ nào diễn tả nghĩa sau : Tre trồng rất dầy để làm hàng rào gọi là gì? Đáp án : Luỹ tre Câu 5. Điền từ còn thiếu vào dòng thơ sau : Nghiêng đồng đổ nước ra............ Vắt đất ra nước thay trời làm....... Đáp án : Sông, mưa * Chủ đề : Con người Câu 1. Trình bày, diễn tả bằng hình thức nào đó để người xem cảm nhận được cái hay, cái đẹp của môn nghệ thuật gọi là gì? Đáp án : Biểu diễn Câu 2. Động viên, khuyến khích cho hăng hái hơn gọi là gì ? Đáp án : Cổ vũ Câu 3. Tìm câu thành ngữ phù hợp với nghĩa sau : được ăn quả cần nhớ đến công lao của người trồng cây. Đáp án : Ăn quả nhớ người trồng cây * Chủ đề loài vật, đồ vật : Câu 1. Nằm phủ lên trứng tạo ra độ ẩm cần thiết để trứng nở ra con gọi là gì? Đáp án : Ấp trứng. Câu 2. Con gì tám cẳng hai càng, chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày? Đáp án : Con cua Câu 3. Loài chim có mỏ nhọn, dài và cứng dùng mỏ gõ vào thân cây để kiếm mồi là chim gì? Đáp án : Chim gõ kiến Câu 4. Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn là gì? Đáp án : Cái bút mực 3. TRÒ CHƠI 3.1. Đi tìm lời thơ : Điền từ còn vào các câu sau : 1. Gío thì thầm với.... 2. Lá thì thầm cùng.... 3. Anh em như thể..... 4. Rách lành đùm bọc, dở hay.... 5. Công Cha như ... Thái Sơn 6. Nghĩa mẹ như .... ở ngoài biển đông 7. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ... 8. Ở hiền thì lại gặp.... Người ngay thì được phật, tiên.... 9. Vàng cơn.., trắng cơn.... 10. Hôm qua em đi chùa... Hơi cỏ còn mờ hơi sương. Đáp án : 1. Lá; 2. Cây; 3. Tay chân; 4. Đỡ đần; 5. núi; 6. Nước; 7. Cỏ; 8. Hiền, độ trì; 9. nắng, mưa; 10. hương. 3.2. Ghép từ thành câu : Chim - trên cành - hót - véo von đáp án :Các câu có được là : - Trên cành, chim hót véo von. - Chim hót véo von trên cành. - Trên cành, véo von chim hót. - Véo von chim hót trên cành. - Chim hót trên cành véo von. 3.3. Trò chơi luyện trí nhớ : Ghép chữ với tranh 3.4. Tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa Hẹp - cao - chăm chỉ - ngọt bùi - xấu - nam - trẻ Đáp án : Rộng, thấp, lười biếng, đắng cay, đẹp, nữ, già 3.5 Đố bạn : Mình vàng mà thắt đai vàng Tiếng kêu thỏ thẻ rõ ràng trên cây Có chân mà chẳng có tay Có mắt thì có, lông mày thì không Là con gì? Đáp án : Con ong Vùi mình trong ngục tối tăm Kẻ gian tơi trước ta bèn chạy ngay Là con gì? Đáp án : Con mèo Vừa bằng quả mướp ăn cướp cả ngày Là con gì? Đáp án : Con chuột Mẹ đi trước đánh bồng đánh bát Con đi sau vừa quát vừa la Là con gì? Đáp án : Heo mẹ, heo con Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng Là con gì? Đáp án : Con vịt Cây gì xoè tán lá tròn Mùa hè rợp bóng xân trường con chơi là cây gì? Đáp án : Cây bàng Mình dài như gậy Có nhiều đột xương Nước ngọt như đường ăn phải nhả bã Là cây gì? Đáp án : Cây mía Thân rỗng nhiều đốt Mọc thành bụi to Lá nhỏ cành thưa Đu đưa trước gió Là cây gì Đáp án : Cây tre Cây gì mọc ở sân trường Chúng em năm tháng thân thương bạn bè Núp trong tán lá tiếng ve Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau Là cây gì? Đáp án : Cây phượng Quả gì nho nhỏ Chín đỏ như hoa Tươi đẹp vườn nhà Mà cay xé lưỡi Đáp án : Quả ớt. Quả gì mà ở trên cao Không phải giếng đào Mà có nước trong Đáp án : Quả dừa 3.6. Đính đúng trên bộ phận bên ngoài của con vật ( Chuẩn bị 2 tranh con gà và các chữ : Mào, mình, đuôi, mắt, đầu, chân) PHẦN THỨ BA Thi viết chữ đẹp. Câu 1. Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau : Rủ nhau chơi khắp long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Hàng bồ, hàng bạc, hàng gai. Hàng buồm, hàng thiếc, hàng bài, hàng khay Câu 2. Viết tên người - Tên địa lý : ( Mỗi tên viết 1 dòng) -Hồ Chí Minh, Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Võ Thị Sáu -Trường Sơn, Cửu Long, Sóc Trăng NỘI DUNG CÂU HỎI ÔN TẬP “ GIAO LƯU TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC’ ***************************************************** Phần I : TRẢ LỜI CÂU HỎI: Câu 1: Tìm từ đúng với gợi ý sau: Dòng nước chảy tự nhiên đổ trên cao xuống gọi là gì? ĐA: Thác Câu 2: Trình bày diễn tả hình thức nào đó để người xem cảm nhận cái hay cái đẹp của môn nghệ thuật gọi là gì? ĐA: biểu diễn Câu 3. Động viên, khuyến khích cho hăng hái hơn gọi là gì ? Đáp án : Cổ vũ Câu 4. Tìm câu thành ngữ phù hợp với nghĩa sau : được ăn quả cần nhớ đến công lao của người trồng cây. Đáp án : Ăn quả nhớ người trồng cây Câu 5: Tìm từ ngữ miêu tả màu sắc của bàu trời. ĐA: Xanh thẳm, xanh ngắt, xanh biếc Câu 6: Tìm từ diễn tả nghĩa sau: không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm. ĐA: can đảm, gan dạ Câu 7: Tìm từ chỉ hoạt động trong khổ thơ sau: Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ. ĐA: chạy , lăn Câu 8: Tìm các sự vật được so sánh trong câu thơ sau: Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. ĐA: Cầu Thê Húc so sánh với con tôm. Câu 9: Tìm những sự vật được nhân hoá trong khổ thơ sau: Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li. Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước. ĐA: Kim giờ, kim phút Câu 10: Điền từ còn thiếu vào dòng thơ sau: Phá Tam Giang nối liền ra .. Đèo Hải Vân hướng mặt vào . ĐA: Bắc, Nam Câu 11: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín,tỉnh Hà Tây ĐA: Trần Quốc Khái quê ở đâu? Câu 12: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng. ĐA: Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào? Câu 13: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. ĐA: Cả lớp cười ồ lên vì sao? Câu 14: Giải câu đố: a. Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng. ( Là con gì?) ĐA: con ruồi. b. Sông không đến, bến không vào Lơ lửng giữa trời làm sao có nước. (Là quả gì?) ĐA: Quả dừa c. Vừa bằng cái nong Cả làng đong không hết. (Là cái gì?) ĐA : Cái giếng d. Mình dài như gậy Có nhiều đột xương Nước ngọt như đường Ăn phải nhả bã Là cây gì? Đáp án : Cây mía PHẦN II: TRẮC NGHIỆM Mỗi câu hỏi có các câu trả lời A, B, C , chon ý trả lời đúng nhất: Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: Sương sớm long lanh tựa.. A, Những hạt ngọc B, Tiếng sáo C, Trái bưởi ĐA: A: Những hạt ngọc Câu 2: Từ nào viết sai chính tả trong những từ sau: A, San sẻ B, Chữ xấu C, Củ xắn ĐA: C: củ xắn Câu 3: Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc là: A, Đất nước, giang sơn, B,Kiến thiết , gìn giữ C, Gấm vóc, hùng vĩ ĐA: A: Đất nước, giang sơn Câu 4: Chon từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu sau: Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng . A, Nhà rông B, Bậc thang C, Nhà sàn ĐA: B, Bậc thang Câu 5: Trong câu: “Tây Nguyên là quê hương của tôi ” Từ ngữ nào có thể thay thế được từ quê hương? A, Giang sơn B, Đất nước C,Nơi chôn rau cắt rốn ĐA: C : Nơi chôn rau cắt rốn

File đính kèm:

  • docBO CAU HOI GIAO LUU TIENG VIET TIEU HOC.doc