Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh lớp 4, 5 qua môn Lịch sử

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài: 1

2. Mục đích nghiên cứu: 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

4. Đối tượng nghiên cứu: 4

5. Phương pháp nghiên cứu: 4

6. Dự kiến cấu trúc đề tài: 4

PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1: Cơ sở lí luận 6

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài. 6

1.1.1. Giáo dục là gì? 6

1.1.2. Tình yêu quê hương đất nước. 6

1.2. Một số vấn đề liên quan đến khái niệm lịch sử. 7

1.2.1. Hiện thực lịch sử. 7

1.2.2. Nhận thức lịch sử. 7

1.2.3. Khoa học lịch sử. 7

1.3. Đặc điểm của tri thức lịch sử. 7

1.3.1. Tính quá khứ. 7

1.3.2. Tính không lặp lại. 8

1.3.3. Tính cụ thể. 8

1.3.4. Tính hệ thống. 8

1.3.5. Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. 9

1.4. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học. 9

1.4.1. Đặc điểm nhận thức: 9

1.4.2. Đặc điểm nhân cách: 9

 

doc164 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh lớp 4, 5 qua môn Lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xâm của nhân dân địa phương. Vụ thảm sát dã man tại đập Vĩnh Trinh đêm 29 Tết năm 1955 và tại Duy Trinh vào 14/08/1968. Tiết học này sẽ giúp các em thấy được tội ác tày trời của đế quốc Mỹ đối với nhân dân ta, thấy được tinh thần bất khuất trước kẻ thù của những con người yêu nước. Các em sẽ nhận ra được nền độc lập mà các em đang sống đã được đổi bằng xương, bằng máu của những anh hùng liệt sĩ và rất nhiều người dân vô tội. Từ đây, học sinh sẽ có ý thức về việc học tập của mình hiện nay để sau này góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, thể hiện lòng biết ơn đối với sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha ông. Tài liệu kèm ở phần Phụ lục. Hoạt động ngoại khoá Kể chuyện về nhân chứng lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ - cô Hồ Thị Thu hiện đang sống tại Đà Nẵng nhưng là người con sinh ra tại đất Quảng Nam. Tiết này học sinh sẽ thấy các tấm gương thiếu niên yêu nước của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, các em sẽ yêu quý Bác Hồ hơn vì Người rất quan tâm đến thiếu niên. Quảng Nam – hành trình di sản. (triển lãm tranh ảnh về hai di sản văn hoá thế giới ở Quảng Nam) Học sinh sẽ tự hào về quê hương mình với hai Di sản Thế giới và từ đó các em có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản đó. Sưu tầm tranh ảnh về tội ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Học sinh sẽ rất cảm động trước những hình ảnh của những người Việt Nam phải chịu từ những hành động, thủ đoạn dã man của đế quốc Mỹ. Các em sẽ căm giận kẻ thù xâm lược, từ đó biến thành những hành động tích cực... Tài liệu và bộ sưu tầm tranh ảnh được đính kèm ở phần Phụ lục. Do điều kiện không thuận lợi, em chỉ thực nghiệm bằng cách tổ chức ngoại khoá cho học sinh lớp 4, 5 một buổi triển lãm tranh với hai chủ đề mà em đã đưa ra đó là: Quảng Nam – hành trình di sản và Tội ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, em cũng đã dạy hai tiết về lịch sử địa phương với hình thức dạy học trên lớp, đó là: Huyền thoại về súng bẹ dừa và phong trào đồng khởi ở Duy Nghĩa. Và Vụ thảm sát dã man tại đập Vĩnh Trinh đêm 29 Tết năm 1955 và tại Duy Trinh vào 14/08/1968. Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 4, 5 trường Tiểu học số 2 Duy Nghĩa (tại thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) với tổng số học sinh là 79.Và đối chứng là học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học số 1 Duy Nghĩa (tại thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) với tổng số học sinh là 67, em đã phát phiếu thăm dò (phiếu được kèm theo ở phần Phụ lục) về tư tưởng tình cảm, thái độ của học sinh đối với quê hương, đất nước thông qua một số câu hỏi và kết quả thu được như bên dưới. Vì tất cả các câu trắc nghiệm được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ thể hiện tình cảm tích cực nên em xin đưa ra mẫu phiếu điều tra và bảng tổng kết điều tra như sau: PHIẾU THĂM DÒ Khoanh tròn vào ý kiến em cho là phù hợp nhất. 1. Nếu em phải chuyển đến ở tại một nơi khác thì em cảm thấy: a. Buồn. b. Bình thường. c. Rất vui. 2. Theo em, việc tham gia các hoạt động công ích như đi thăm, giúp đỡ những gia đình có công với cách mạng, những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng neo đơn làm những công việc nhỏ như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, cho gà ăn..., hay dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương là: a. Tự nguyện. b. Nghĩa vụ. c. Bị bắt buộc. 3. Sau khi đã thành đạt, em muốn làm việc ở: a. Tại địa phương. b. Một tỉnh (thành phố) khác. c.Nước ngoài. 4. Tỉnh Quảng Nam với 2 Di sản văn hoá Thế giới, chúng ta thấy: a. Rất tự hào. b. Bình thường. c. Không hứng thú gì. 5. Khi xem các phim tài liệu, tranh ảnh về chiến tranh, về Bác Hồ hay nghe kể về một anh hùng dân tộc nào đó, em thấy: a. Rất thích. b. Bình thường. c. Không thích. 6. Nếu được đi du lịch, em sẽ chọn: a. Việt Nam. b. Singapore. c. Hoa Kì. (Mỹ). 7. Khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc hay lịch sử địa phương nơi em đang sống, em thấy: a. Rất tự hào. b. Bình thường. c. Không thích. Lớp 4: Đối tượng Câu Đối chứng: 41 HS Có tất cả 287câu a, b hoặc c. Thực nghiệm: 40 HS Có tất cả 280 câu a, b hoặc c. SL TL(%) SL TL(%) a 221 77 271 96,8 b 54 18,8 8 2,9 c 12 4,2 1 0,3 Lớp 5: Đối tượng Câu Đối chứng: 26 HS Có tất cả 182 câu a, b hoặc c. Thực nghiệm: 39HS Có tất cả 273 câu a, b hoặc c. SL TL(%) SL TL(%) a 167 91,8 270 98,9 b 14 7,7 3 1,1 c 1 0,5 0 0 Bảng kết quả chung: Đối tượng Câu Đối chứng: 67 HS Có tất cả 469 câu a, b hoặc c. Thực nghiệm: 79 HS Có tất cả 553 câu a, b hoặc c. SL TL(%) SL TL(%) a 388 82,7 541 97,8 b 68 14,5 11 2 c 13 2,8 1 0,2 Như vậy, học sinh càng lớn thì tình yêu đối với quê hương đất nước càng nhiều, thể hiện qua hai bảng thống kê của lớp 4 và 5. Qua bảng tổng kết chung cho thấy hoạt động ngoại khoá về lịch sử địa phương có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh lớp 4, 5 nói riêng. Qua đây, em thấy việc giáo dục tình cảm yêu quê hương, đất nước cho học sinh lớp 4, 5 tại các trường Tiểu học còn hạn chế. Nếu nhà giáo dục thường xuyên vận dụng các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp thì hiệu quả giáo dục rất cao. Để làm được việc này cần có sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà trường, chính quyền và nhân dân địa phương. Như vậy, với những biện pháp mà em đưa ra trong đề tài và đã được thực nghiệm thì kết quả bước đầu đạt được cũng khả quan mặc dù được tiến hành trong thời gian ngắn. Nếu các biện pháp này được tiến hành một cách thường xuyên và lâu dài chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. 4.2. Một số ý kiến đề xuất + Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh qua môn Lịch sử. + Thường xuyên có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh. + Khai thác triệt để những sự kiện, tấm gương tiêu biểu của lịch sử để giáo dục các em, nhất là những nhân vật, sự kiện tại địa phương sẽ có sức thuyết phục hơn đối với học sinh. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong các ngày lễ lớn như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, nói chuyện với các nhân chứng lịch sử, thăm các gia đình có công với cách mạng, tham gia các hoạt động công ích xã hội, dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ + Tăng cường đưa các kênh thông tin về lịch sử địa phương và dân tộc vào nhà trường như kể chuyện đầu tuần vào giờ chào cờ, phát thanh măng non về nhân vật, sự kiện lịch sử... + Triển khai chương trình “học Lịch sử trên đường phố” mà hiện nay tại một số thành phố lớn đã thực hiện. Ngay đầu các con đường nên để các bảng lớn trên đó ghi tiểu sử của các nhân vật được đặt tên cho con đường. + Khuyến khích học sinh tìm hiểu những thông tin về lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng như nghe kể chuyện về các nhân vật lịch sử, xem các chương trình trên VTV3 như Theo dòng lịch sử. + Nhà trường tạo điều kiện tổ chức cho các em xem nhiều phim tài liệu về lịch sử của địa phương cũng như của dân tộc. Ví dụ hiện nay có các phim tài liệu được ghi trên băng đĩa như: Bác Hồ sống mãi; Đại thắng mùa xuân năm 1975; Bí mật chiến tranh Việt Nam; Những phút cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh – chân dung một con người... Vào các ngày lễ lớn như Quốc khánh 2/9 nên tổ chức để học sinh xem phim về không khí của ngày Bác đọc tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, học sinh sẽ được sống lại với lịch sử, các em sẽ cảm thấy rất tự hào về dân tộc ta. + Học sinh cũng có thể khai thác, tìm hiểu lịch sử qua mạng Internet mà hiện nay rất phổ biến trên các trang: Vn history.com; Google.comTuy nhiên, tránh cho các em truy cập những trang Web có nội dung không lành mạnh. PHẦN KẾT LUẬN + Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng là rất cần thiết. Trong đó, môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng, vì vậy việc nghiên cứu, đưa ra các phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp trong môn Lịch sử cần được quan tâm đúng mức. + Để mang lại hiệu quả cao trong giáo dục, nhà giáo dục – giáo viên Tiểu học cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp và hình thức giáo dục theo quan điểm và tinh thần đổi mới. + Đa dạng hoá các hình thức giáo dục học sinh, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá như tham quan, giao lưu nói chuyện với nhân chứng lịch sử, và cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề tìm hiểu về lịch sử tại địa phương,... + Tiểu học là bậc học nền tảng, là giai đoạn đầu của quá trình hình thành nhân cách cho các em sau này nên phải chú trọng chức năng giáo dục, hình thành ở các em tình cảm đối với những gì quen thuộc, gần gũi nhất với các em, đây là cơ sở của tình yêu dân tộc, yêu đất nước – phẩm chất cần thiết của con người mới xã hội chủ nghĩa. + Nhà giáo dục phải không ngừng học hỏi kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng cần có ở một người giáo viên. Tài liệu tham khảo 1. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập 1, NXB ĐHSP Hà Nội. 2. Trần Quốc Tuấn, Giáo dục lòng yêu quê hương cho học sinh phổ thông qua dạy học lịch sử địa phương, Tạp chí giáo dục số 69/2003. 3. Bùi Phương Nga, Tự nhiên – xã hội và phương pháp dạy học tự nhiên xã hội ở Tiểu học, Tài liệu đào tạo giáo viên, NXB Giáo dục, 2005. 4. Nguyễn Anh Dũng (chủ biên), Lịch sử 4, 2006. 5. Nguyễn Anh Dũng (chủ biên), Lịch sử 5, 2006. 6. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Lịch sử 10, NXBGD, 2007. 7. PGS.TS Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Tư liệu dạy học Lịch sử 4, NXBGD, 2007. 8. PGS.TS Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Tư liệu dạy học Lịch sử 5, NXBGD, 2007. 9. Ban tuyên huấn Trung ương, Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, NXBSGK Mac-Lênin, 1980. 10. Nguyễn Anh Dũng (chủ biên), Lịch sử và Địa lí 4,5 (sách giáo viên), NXBGD, 2005. 11. Nguyễn Trại (chủ biên), Thiết kế bài giảng Lịch sử 4, 5, NXB Hà Nội, 2005. 12. Nguyễn Tuyết Nga (chủ biên), Trò chơi học tập môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5, NXBGD, 2007. 13. Đại học Huế Trung tâm đào tạo từ xa, Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXBGD, 2005.

File đính kèm:

  • doclich su 45.doc
Giáo án liên quan