Dạy trẻ kĩ năng sống là điều rất cần thiết đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội và rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho riêng mình. Chính những kĩ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Nếu ngay từ tiểu học các em đã có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Nếu ngược lại sau này các em sẽ rất khó khăn để sửa chừa những kĩ năng không tốt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đây là bài viết của một Nhà giáo Việt kiều – Giáo sư Nguyễn Huỳnh Mai, người đã có nhiều năm công tác giáo dục tại Bỉ. Chúng tôi cố gắng đưa nguyên văn bài viết của Giáo sư để bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về cách dạy và định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tại Bỉ.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kỹ năng sống Trường Tiểu Học Số 1 Bắc Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng sống là điều rất cần thiết đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội và rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho riêng mình. Chính những kĩ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Nếu ngay từ tiểu học các em đã có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Nếu ngược lại sau này các em sẽ rất khó khăn để sửa chừa những kĩ năng không tốt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đây là bài viết của một Nhà giáo Việt kiều – Giáo sư Nguyễn Huỳnh Mai, người đã có nhiều năm công tác giáo dục tại Bỉ. Chúng tôi cố gắng đưa nguyên văn bài viết của Giáo sư để bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về cách dạy và định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tại Bỉ.
Nhập đề :
Hiện ở Bỉ, có nhiều nhà sư phạm theo trường phái quan niệm rằng vai trò chính của trường học là giúp cho trẻ phát triển và sống hạnh phúc.
Một cách tổng quát và một trong những sứ mạng của trường Tiểu học : giúp cho trẻ tự lập.
Cổ điển hơn, còn có một số người, trong đó có nhiều cha mẹ và bậc phụ huynh học trò, vẫn quan niệm rằng trường học là nơi truyền kiến thức cho trẻ. Trường Tiểu học có sứ mạng dạy trẻ học đọc, học viết, học làm toán và học một số kiến thức căn bản về khoa học, lịch sữ, địa lý, …
Thế còn kỷ năng sống ? Phải cậy đến môn Công dân giáo dục ? Phải sàng dựng nên những bài “học làm người” ?
Một cách tổng quát và một trong những sứ mạng của trường Tiểu học : giúp cho trẻ tự lập, chúng ta có thể xem sơ qua những kỷ năng mà trường có thể “dạy” cho học trò và sẽ “dạy” như thế nào – chữ “dạy” tôi để trong dấu ngoặc vì kỷ năng sống là những khả năng mà trẻ hấp thụ được bằng nhiều “hướng” khác nhau chứ không phải chỉ nhờ những bài học mà thầy hay cô giáo lên lớp truyền cho.
Dạy cho trẻ học tự lập ?
Bất cứ nhà giáo dục nào chung quanh tôi cũng nhìn nhận rằng giáo dục tức là giải phóng - éduquer, c’est libérer – giải phóng cho sự ngu dốt, giải phóng để không còn phải tùy thuộc cha mẹ, giải phóng để có thể tự suy nghĩ và tự do hành động. Một cách thực tiển và vụ lợi nhất, có học, có khả năng làm việc là có khả năng kiếm sống và độc lập về kinh tế. Còn lý thuyết hơn, có học là có độc lập về tư duy và không dễ bị người khác ảnh hưởng vì bị ảnh hưởng tức là bị tước đoạt tự do của mình.
Trường học là nơi dạy cho trẻ tự lập ?
Thật vậy, trường học là môi trường để :
. cho trẻ gầy dựng những liên hệ xã hội với người khác.
. cho trẻ tập tành những luật lệ và cách sống trong cộng đồng.
. cho trẻ hành động trong liên hệ “cho và nhận”, “có đi có lại”, “tiếp thu và phê bình”.
. trẻ học phương pháp làm việc (thời gian biểu đã là một phương pháp làm việc).
. trẻ khám phá những luật chơi khách quan hơn các qui định của gia đình.
. trẻ có trách nhiệm trong phân công xã hội và từ từ ý thức được cơ cấu tổ chức và những cách sinh hoạt của xã hội.
. trẻ phát triển khả năng của mình ở những khung cảnh mới, địa thế mới mà em chưa gặp ở nhà.
. trẻ có cơ hội để sáng chế ra những cách đối xử mới trong những hoàn cảnh mới.
. trẻ bắt đầu học làm người trong xã hội, khám phá “đạo làm người” qua tiếp xúc với một khung cảnh lớn hơn gia đình, nơi mà các mối quan hệ vượt qua vòng tay yêu thương và tha thứ của cha mẹ ông bà. Nhờ vậy, trẻ sẽ khám phá ra vai trò, chổ đứng của mình so với người cùng trang lứa và so với người khác, từ đó sẽ rèn luyện được nhân cách của mình.
Rèn luyện được nhân cách của mình nằm trong chủ đích “dạy làm người và học làm người” của trường. Thật vậy, trường học không phải là một lò rèn ra cả muôn ngàn chú lính chì giống hệt nhau mà là nơi cho mỗi em lớn lên, độc lập.
Làm sao để vừa phát triển độc lập vừa để trở thành những công dân của xã hội ?
- Nghe thầy giãng bài và trả lời đúng lúc đã là một cách học kỷ năng sống.
- Tôn trọng giờ giấc, đi học đúng giờ, tôn trọng bạn bè và những “luật” tổ chức và “lệ” hay hình thức sinh hoạt của lớp cũng là chuẩn bị làm người sống với cộng đồng.
- Học cách chăm chú trong lớp, học bảo vệ môi trường, học trả lời theo thứ tự đưa tay, …là để tập tành lối sống “văn minh” trong xã hội sau này.
- Trả lời các câu hỏi của thầy, bảo vệ ý kiến mình trước bạn bè trong lớp là thực hành kỷ năng suy nghĩ độc lập, ứng dụng hiểu biết và lý luận có cơ sở, … đó là những kỷ năng rất cần thiết cho lúc vào đời sau này và vừa để khẳng định cá thể của mình.
Trong một chừng mực nào đó, khi học xong, trẻ vừa có kiến thức để tự lập vừa có kỷ năng cần để thành một công dân của xã hội.
Dạy thế nào để trẻ sống tự lập ?
Người đi dạy cần tạo môi trường cho trẻ học tự lập qua cách thức tổ chức lớp học, bằng những phương pháp sống động trong đó có sự tham gia tích cực của học trò, tổ chức bài học từ những vốn liếng của chúng, không quên những cách thức sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt nhóm, những bài học ứng dụng, …
Một ví dụ cụ thể : Nhiều giáo viên ở bậc Tiểu học tổ chức buổi học sáng thứ hai dựa trên “kinh nghiệm sống” của các em học sinh trong ngày cuối tuần. Môn Toán sẽ là tính thời gian di chuyển của một em đã cùng gia đình đi thăm họ hàng hay đi dã ngoại ở xa thành phố, môn địa lý cũng dựa trên một kinh nghiệm tương tự, môn sinh học sẽ có điểm khởi đầu bằng chuyện một em đã cùng cha đi câu … Chương trình vẫn xong mà các bài học hứng thú biết bao nhiêu cho các em ! Mỗi em sẽ học được “kinh nghiệm của bạn bè” làm giàu cho kiến thức của mình, lại hãnh diện đã góp sức trực tiếp cho sinh hoạt ở lớp, …Bài học sẽ mang những ý nghĩa tâm lý đặc biệt, lại vừa thực tiển vừa sống động.
Cho trẻ học kỷ năng sống và kỷ năng tự lập qua phương pháp sinh hoạt nhóm. Mới nghe qua có vẻ đối nghịch : làm sao học tự lập khi phải sinh hoạt nhóm nhưng thật ra không có đối nghịch nào : trong sinh hoạt nhóm, trẻ biết được vai trò riêng của mình, những liên hệ với các thành viên khác, các “ranh giới” cần phải tôn trọng, các xung đột cần dung hòa hay tranh cải – mà dung hòa vì lợi ích chung, hoặc tranh cải để nhóm làm việc tốt hơn – Sinh hoạt nhóm cần có tổ chức, có tôn ti trật tự, vai chính vai phụ, có “luật” điều hành để đạt đến kết quả. Các em học cách phân công và tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao phó.
Trong một môi trường được bảo vệ, vì trường học là một nơi được bảo vệ, đó là những dịp quí giá để các em học cách sống và sinh hoạt với người khác. Đó là khi giáo viên cho những đề tài nhỏ, có giới hạn ở trường. Nhưng từ sông ra biển, đã có kỷ năng cho những đề tài nhỏ, đã được tập tành, các em sẽ từ đó quen với hình thức sinh hoạt và dùng hành trang ấy sau này khi cần để sống trong xã hội.
Nguyễn Huỳnh Mai – Liège, Bỉ
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.
Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua học tập – sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết.
Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, giáo viên cần từng bước một giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua từng bài dạy, thông qua các hoạt động ở trường, ở lớp.
Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất… Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Ở môn kĩ thuật, giáo viên cần giáo dục kĩ năng tự phục vụ bởi ở gia đình, các em thường được cha mẹ, người giúp việc làm thay hoặc không có thời gian gần gũi để hướng dẫn. Thầy cô cần cho học sinh thấy rằng việc khâu may, nấu cơm, luộc rau, lắp ráp mạch điện đơn giản… hết sức cần thiết cho bản thân các em vì chẳng những có thể phụ giúp cha mẹ khi bận hoặc bệnh mà còn là hành trang khi các em đi học xa nhà hay đi du học sau này không có người chăm lo. Trong các bài khoa học, chúng ta có thể hướng dẫn, tập dần cho các em kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định như nói không với thuốc lá, ma túy, rượu… dứt khoát với những lời dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư tật xấu. Giáo dục các em kĩ năng tự bảo vệ: biết cách phản kháng, biết cách xử lý trước nguy cơ bị lạm dụng thể xác, lạm dụng tình dục…
Ở môn đạo đức, giáo viên rất dễ dàng nâng cao kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức như kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô, thương binh - liệt sĩ, những người lao động… bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hằng ngày. Các em biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị; biết giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè; biết xác định các giá trị hành vi đạo đức. Tùy từng bài học, chúng ta giáo dục các kĩ năng phù hợp cho các em.
Tổ chức lớp cũng nên đổi mới. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lý ra sao… Đồng thời biết thông cảm với công việc của người chỉ huy. Qua đó rèn cho các em những kĩ năng chỉ huy - lãnh đạocần thiết.
Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu… Biết cả thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người.
Giáo viên cũng có thể tập dần cho các em kĩ năng đặt mục tiêu từ những việc nhỏ như thói quen dậy sớm tập thể dục, đi học đúng giờ, phụ mẹ việc nhà, giữ lời hứa với mọi người…
Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng cần được thông tin đến phụ huynh để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với con em mình, cùng với giáo viên thực hiện, theo dõi, ủng hộ động viên các em. Nếu được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh thì việc thực hiện sẽ dễ dàng thành công hơn.
File đính kèm:
- Ky nang song.doc