Giáo dục học sinh tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới đất nước, việc tôn trọng, học hỏi, và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thế nhưng, một bộ phận thanh thiếu niên chưa coi trọng vấn đề này, có xu hướng hiểu nó một cách lệch lạc, chỉ biết tiếp thu, học hỏi một cách máy móc, thụ động. Đặc biệt là đối tượng học sinh chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước phải có cách học tập đúng đắn để có hiệu quả nhất đưa nước ta ngày càng giàu mạnh, “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Mặt khác, học sinh chúng ta còn có quan niệm rằng: môn GDCD là một môn phụ nên các em có thái độ coi nhẹ môn học và cảm thấy nhàm chán, không hứng thú vì nó quá khô khan, đơn điệu. Nhưng thông qua tiết học, giáo viên đã sử dụng công nghệ thông tin với những hình ảnh trực quan sinh động nhằm gây cho các em một niềm ham mê, hứng thú khi học môn này. Vì thế chúng tôi đã chọn chuyên đề này nhằm giáo dục học sinh biết tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác; biết kế thừa và phát triển những thành tựu của dân tộc; đồng thời, tạo cho học sinh niềm vui khi học môn đó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục học sinh tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC HỌC SINH TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới đất nước, việc tôn trọng, học hỏi, và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thế nhưng, một bộ phận thanh thiếu niên chưa coi trọng vấn đề này, có xu hướng hiểu nó một cách lệch lạc, chỉ biết tiếp thu, học hỏi một cách máy móc, thụ động. Đặc biệt là đối tượng học sinh chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước phải có cách học tập đúng đắn để có hiệu quả nhất đưa nước ta ngày càng giàu mạnh, “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Mặt khác, học sinh chúng ta còn có quan niệm rằng: môn GDCD là một môn phụ nên các em có thái độ coi nhẹ môn học và cảm thấy nhàm chán, không hứng thú vì nó quá khô khan, đơn điệu. Nhưng thông qua tiết học, giáo viên đã sử dụng công nghệ thông tin với những hình ảnh trực quan sinh động nhằm gây cho các em một niềm ham mê, hứng thú khi học môn này. Vì thế chúng tôi đã chọn chuyên đề này nhằm giáo dục học sinh biết tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác; biết kế thừa và phát triển những thành tựu của dân tộc; đồng thời, tạo cho học sinh niềm vui khi học môn đó. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Thật vậy, mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, KH – KT, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quí báu . Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. Vậy làm thế nào để hướng dẫn học sinh chúng ta biết tôn trọng, tiếp thu những thành tựu đó. Chúng tôi thiết nghĩ rằng muốn làm được điều đó thì: Chúng ta, nhất là người trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD phải giáo dục học sinh có lòng tự hào dân tộc, có ý thức bảo vệ, tìm hiểu thấu đáo những thành tựu văn hóa của dân tộc mình để có thể quảng bá với các dân tộc khác; biết kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta tạo dựng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng góp đáng tự hào vào nền văn hóa thế giới: Kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hóa nghệ thuật, kinh nghiệm vươn lên thoát khỏi đói nghèo Đặc biệt VN đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới những di sản văn hoá vật chất, phi vật chất: quần thể di tích Cố đô Huế, vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ bàng, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh. - Hướng dẫn học sinh hiểu được việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác tức là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc đó, luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế , văn hóa , xã hội của các dân tộc; thể hiện lòng tự hào dân tộc.. Bởi vì mỗi dân tộc trên thế giới có bản sắc văn hoá riêng, có những thành tựu về kinh tế, KH-KT mà chúng ta không có. Từ đó, để các em thấy được trong xu thế hội nhập ngày nay, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là rất cần thiết. Nó chẳng những giúp cho sự hợp tác, giao lưu được thuận lợi, dễ dàng hơn mà còn tạo điều kiện để nước ta phát triển về mọi mặt. Hiện nay, trong thời hội nhập, đất nước ta mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, cần giúp học sinh biết cách học tập các dân tộc khác qua các hình thức: mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác với tất cả các nước, tôn trọng và học tập kinh nghiệm của tất cả các nước trên thế giới, thu hút sự đầu tư của các nước, cử người đi học ở nước ngoài để tiếp thu những thành tựu KH- KT, văn hoá, giáo dục. - Tuy nhiên, hiện nay có một số HS nhận thức vấn đề trên chưa tốt, sự hiểu biết còn lệch lạc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc chưa cao cho nên còn học đòi, bắt chước theo cách ăn mặc của các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc: áo sơ mi ngắn, bó sát người, quần ôm đáy sệ, tóc nhuộm đủ màu, thích dùng hàng ngoại hơn hàng nội, và cho rằng như thế mới là sành điệu, là mốt. Vì thế, chúng ta phải chỉ ra cho các em thấy những điều nên học tập và những điều không nên học tập. Các em nên học tập những thành tựu về KH- KT, công nghệ, trình độ quản lí, những tiến bộ, văn minh trên các lĩnh vực: văn hoá, giáo dục, nghệ thuậtNhững điều các em không nên học tập: lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; vi phạm đạo đức, phá hoại truyền thống dân tộc, sản phẩm văn hoá đồi truỵ, cách ăn mặc chạy theo mốt của các siêu sao. Do đó, việc học tập phải biết tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, với nghề nghiệp, với lứa tuổi của mình, không nên bắt chước rập khuôn, máy móc, mù quáng. - Cuối cùng, phải giáo dục cho các em biết cách giao tiếp với người nước ngoài, không nên dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài. Vì như thế là không tôn trọng họ và dần dần đánh mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, cũng để thể hiện truyền thống của dân tộc, tích cực học tập nâng cao hiểu biết và tham gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. III. KẾT LUẬN: Môn học GDCD là môn học trực tiếp giáo dục học sinh trở thành những người công dân tốt có ích cho xã hội. Vì thế, chúng tôi xin được trao đổi với các đồng nghiệp một số ý kiến trên góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, những ý kiến đó nó chưa thực sự hoàn hảo mong sự đóng góp của các thầy cô giáo.

File đính kèm:

  • docChuyen de giao duc hoc sinh ton trong va hoc hoi cac dan toc khac.doc
Giáo án liên quan