Giáo dục công dân lớp 7 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 8 - tiết 7 - bài 7: đoàn kết - Tương trợ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ.

- Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.

- Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.

2. Kĩ năng :

- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.

3. Thái độ :

- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người; sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng tư nhân thức,

- Kĩ năng giải quyết vấn đề

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp .

 2. Kiểm tra bài cũ :

 Câu 1. Thực hiện lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào?

 Câu 2. Theo em, hành vi nào sau đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

 a. Quan tâm, chăm sóc những người xung quanh.

 b. Chia sẻ, thông cảm với bạn.

 c. Chế giễu người tàn tật.

 d. Góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt.

 

docx3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục công dân lớp 7 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 8 - tiết 7 - bài 7: đoàn kết - Tương trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày soạn : 05/10/2013 TIẾT 7 Ngày dạy: 07/10/2013 Bài 7: ĐOÀN KẾT - TƯƠNG TRỢ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ. Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. 2. Kĩ năng : Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống. 3. Thái độ : Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người; sẵn sàng giúp đỡ người khác. Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử Kĩ năng tư duy phê phán Kĩ năng tư nhân thức, Kĩ năng giải quyết vấn đề III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : Câu 1. Thực hiện lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Theo em, hành vi nào sau đây không thể hiện lòng yêu thương con người? a. Quan tâm, chăm sóc những người xung quanh. b. Chia sẻ, thông cảm với bạn. c. Chế giễu người tàn tật. d. Góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Đoàn kết đoàn kết ,đại đoàn kết. Thành công ,thành công đại thành công. Đây là một chân lý, lời Bác Hồ đã trở thành hiện thực. Nhờ tinh thần đoàn kết, biết hợp tác hợp lực tạo nên sức mạnh, giúp dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ quê hương đất nước, giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực học tập rèn luyện, lao động sản xuất... - Để hiểu rõ hơn về đoàn kết tương trợ các em tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện GV: Gọi HS đọc truyện SGK GV: Cho HS thảo luận HS: trả lời cá nhân. - Hai lớp 7A, 7B lao động làm công việc gì vào thời gian nào? -Khi lao động san sân bóng lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì? -Khi thấy công việc của lớp 7Achưa hoàn thành,lớp trưởng 7B sang gặp lớp trưởng 7A đã nói gì? - Trước câu nói của lớp trưởng 7B, lớp trưởng 7A tỏ thái độ như thế nào ? -Em hãy tìm những hình ảnh và câu nói chứng tỏ hai lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau. GV: Nhận xét bổ sung, kết luận nội dung câu chuyện Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học GV: Qua tìm hiểu nội dung câu chuyện em hiểu thế nào là đoàn kết ,tương trợ ? - Em hãy nêu các biểu hiện của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống mà em biết? HS: trả lời cá nhân GV nhận xét, khẳng định các biểu hiện đúng được nêu ra. -GV nêu tình huống: Bạn Lan là một học sinh giỏi nhưng chỉ biết học, đến lớp Lan không chơi với bạn nào cả, khi học xong lại về nhà ngay . Em có suy nghĩ và nhận xét như thế nào về bạn Lan? - HS: Lan không có bạn bè sẽ trở nên lẻ loi,cô đơn không có ai để chia sẻ tâm tình trong lúc buồn vui cũng như lúc thành công hay thất bại. GV chốt ý: sống cần có bạn bè -Đoàn kết tương trợ có ý nghĩa như thế nào? GV: Ghi nhận ý kiến HS, bổ sung và kết luận nội dung bài học . Hoạt động 4 :Luyện tập HS: đọc bài tập câu a, b, c, d. HS: thảo luận.Sau đó đại diện các tổ lên trình bày. GV: nhận xét – bổ sung. I. Truyện đọc "MỘT BUỔI LAO ĐỘNG" (sgk) -Lao động san sân bóng ,vào một ngày chủ nhật. -Khu đất có nhiều mô đất cao,nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ - Việc của các cậu còn nhiều ,hết buổi cũng chưa chắc đã xong.Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía,ăn cam rồi cả hai lớp chúng ta cùng làm mới xong được. - Lớp trưởng 7A xúc động dang hai tay ôm lớp trưởng 7B và nói “hay quá, hay quá .Hoan hô các bạn 7B,hoan hô! “ -Lớp trưởng 7B lo lắng cho lớp 7A còn nhiều công việc chưa xong ,rủ lớp 7A sang ăn mía rồi sẽ cùng làm, hai lớp trưởng ôm nhau ,7B lấy mía ,cam đưa cho các bạn lớp 7 A, không khí hai lớp vui vẻ, thân mật ,lớp trưởng 7A huy động các bạn khỏe của lớp mình sang phá mô đất cao .... II. Nội dung bài học 1.Đinh nghĩa: Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Ví dụ: Người nông dân đoàn kết tương trợ chống hạn hán, lũ lụt. -Cả nước quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung gặp lũ. 2.Ý nghĩa: - Là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Giúp ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý. -Giúp tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn. III. Bài tập a. Chép bài và giảng cho Trung hiểu nội dung bài học. b. Không tán thành việc làm của Tuấn , vì như thế là hại bạn, sẽ khiến bạn ỷ lại và không chăm lo học tập, càng ngày càng lười và mất kiến thức cơ bản. 4. Củng cố - Củng cố lại hệ thống kiến thức đã học 5. Đánh giá: Những câu tục ngữ, ca dao nào nói về sự đoàn kết, tương trợ : -Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. -Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. -Chung lưng đấu cật. -Đồng cam cộng khổ. -Cây ngay không sợ chết đứng. -Lời chào cao hơn mâm cỗ. -Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. 6. Hoạt động nối tiếp: Làm các bài tập còn lại ở SGK Tìm thêm tục ngữ, ca dao về đoàn kết, tương trợ Ôn tập những nội dung cơ bản đã học từ bài 1- bài 7 và làm lại tất cả các bài tập sau mỗi bài , chuẩn bị tiết ôn tập. 7. Rút kinh nghiệm: . .

File đính kèm:

  • docxTuan 8 Cong dan 7 Tiet 7 2013 2014.docx