I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức :
- Hs hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiện của lòng biết ơn .
- Hs Hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn .
2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô của bản thân và bạn bè xung quanh
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống.
- Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô. bằng việc làm cụ thể.
3. Thái độ:
- Quý trọng những người quan tâm, giúp đỡ mình
- Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức: 6A1:.
6A2:.
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập của hs từ 2-->3 em .
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài:
GV: Các em cho biết chủ đề những ngày kỉ niệm sau :20/10; 8/3; 10/3 => vào bài.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Dục Công Dân Lớp 6 - Kră Jẵn K' Lưu - Tuần 07 - Tiết 07 - Bài 6: Biết Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: 02/10/2013
Tiết: 07 Ngày dạy : 04/10/2013
Bài 6: BIẾT ƠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức :
- Hs hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiện của lòng biết ơn .
- Hs Hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn .
2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô của bản thân và bạn bè xung quanh
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống.
- Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô... bằng việc làm cụ thể.
3. Thái độ:
- Quý trọng những người quan tâm, giúp đỡ mình
- Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức: 6A1:..............................................................................................................
6A2:..............................................................................................................
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập của hs từ 2-->3 em .
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài:
GV: Các em cho biết chủ đề những ngày kỉ niệm sau :20/10; 8/3; 10/3 => vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
GV : Cho hs đọc sgk.
GV : Hướng dẫn hs khai thác các tình tiết trong truyện.
? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào?
HS: -Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng rèn viết tay phải.
? Ý nghĩ của chị Hồng?
HS: - Chị vẫn nhớ và trân trọng. Luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV : Tổ chức hs thảo luận nhóm.Chia lớp thành 2 nhóm
Bảng 1: Chúng ta biết ơn những ai?
Biết ơn những ai :
-Tổ tiên,ông bà ,cha mẹ.
-Người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn
-Anh hùng liệt sĩ
-Đảng công sản Việt Nam và Bác Hồ
-Các dân tộc trên thế giới
Bảng 2:Trả lời câu hỏi vì sao?
- Những người sinh thành nuôi dưỡng ta.
- Vật chất và tinh thần để bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Có công bảo vệ tổ quốc.
- Đem lại độc lập tự do.
- Mang đến những điều tốt lành.
GV: Cho hs điền vào hai bảng các nội dung tương ứng phù hợp nhau sau đó cả hai nhóm treo bảng để gv và cả lớp nhận xét
GV: Nhận xét và chữa(gộp ý kiến hai bảng).
Biết ơn những ai?
Vì sao?
- Tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
- Người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn.
- Anh hùng liệt sĩ.
- Đảng công sản Việt Nam và Bác Hồ.
- Các dân tộc trên thế giới.
- Những người sinh thành nuôi dưỡng ta.
- Mang đến những điều tốt lành.
- Có công bảo vệ tổ quốc.
- Đem lại độc lập tự do.
- Vật chất và tinh thần để bảo vệ và xây dựng đất nước.
GV: Chuyển ý: Từ xưa, ông cha ta đã luôn đề cao lòng biết ơn .Lòng biết ơn tạo nên lối sống nhân hậu, thuỷ chung của dân tộc tạo nên sức mạnh cho các thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, vượt qua khó khăn để XD đất nước. Lòng biết ơn làm cho con người biết sống nhân nghĩa ,có trước có sau,có sức mạnh vượt lên để chiến thắng. Lòng biết ơn là biểu hiện tình người, nét đẹp, phẩm chất đạo đức con người.
4. Củng cố:
Hoạt động 3: Làm bài tập.
? Tìm những câu tục ngữ nào nói về lòng biết ơn ?
GV:Nhận xét, cho điểm.
GV: Cho hs lấy ví dụ thực tế những việc làm thể hiện lòng biết ơn.
HS: Trả lời tự do.
GV: Lưu ý cho hs phân biệt biết ơn với ban ơn và việc làm của các em phải xuất phát từ sự tự giác.
I. TRUYỆN ĐỌC.
“ Thư của một HS cũ”
- Chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy – một truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Lòng biết ơn.
- Là thái độ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do có công lao của người khác và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó.
b.Ý nghĩa của lòng biết ơn.
- Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta.
- Lòng biết ơn làm đẹp quan hệ giữa người với người.
- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.
c. Rèn luyện lòng biết ơn.
- Thăm hỏi chăm sóc vâng lời giúp đỡ cha mẹ.
- Tôn trọng người già người có công (Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa).
- Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễdiễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
III. BÀI TẬP
5. Đánh giá:
GV:Cho biết ý kiến đúng với các nội dung sau :
- HS phải được giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
- Biết ơn cha, mẹ thầy cô.
HS:Phát biểu ý kiến.
6. Hoạt động nối tiếp:
- Làm các BT trong sgk.
- So sánh sự biết ơn trước đây với sự biết ơn của XH ta ngày nay .
- Sưu tầm tục ngữ ,ca dao nói về sự biết ơn.
7. Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 7 GDCD 6 tiet 7.doc