Giáo Dục Công Dân Lớp 6 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 7: Yêu Thiên Nhiên, Sống Hòa Hợp Với Thiên Nhiên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - Giúp HS hiểu biết về thiên nhiên.

 - Giải thích vì sao phải yêu quý và bảo vệ, sông hòa hợp vời thiên nhiên

 - Nêu được một số việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên

 2. Kĩ năng:

 - HS biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

 - Kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.

 - Biết tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên do trường và địa phương tổ chức.

 3. Thái độ:

 - HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.

 - Yêu thiên nhiên, phê phán những hành vi phá hại thiên nhiên.

II. CÁC KỸ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kỹ năng xác định giá trị về ý nghĩa của viêc bảo vệ thiên nhiên.

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những hành vi xâm haị đến cảnh đẹp thiên nhiên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định: kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là biết ơn? Vì sao phải biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?

3. Bài mới

 - Giới thiệu bài: gợi cho hs một số cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp của địa phương sau đó GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Dục Công Dân Lớp 6 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 7: Yêu Thiên Nhiên, Sống Hòa Hợp Với Thiên Nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 15 / 10/ 2012 Tiết 8 Ngày dạy: 17 / 10/ 2012 BÀI 7: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu biết về thiên nhiên. - Giải thích vì sao phải yêu quý và bảo vệ, sông hòa hợp vời thiên nhiên - Nêu được một số việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên 2. Kĩ năng: - HS biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên - Kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên. - Biết tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên do trường và địa phương tổ chức. 3. Thái độ: - HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. - Yêu thiên nhiên, phê phán những hành vi phá hại thiên nhiên. II. CÁC KỸ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kỹ năng xác định giá trị về ý nghĩa của viêc bảo vệ thiên nhiên. - Kỹ năng tư duy phê phán đối với những hành vi xâm haị đến cảnh đẹp thiên nhiên. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là biết ơn? Vì sao phải biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai? 3. Bài mới - Giới thiệu bài: gợi cho hs một số cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp của địa phương sau đó GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC GV: Gọi HS đọc truyện sgk. GV nêu câu hỏi: - Ngày chủ nhật nhân vật “tôi” được đi đâu? Tâm trạng như thế nào? - Em thấy cảnh thiên nhiên trên con đường đến Tam Đảo và tại Tam Đảo được tác giả tả như thế nào? - Tác giả và các bạn cảm thấy như thế nào trước thiên nhiên? - Theo em thiên nhiên cần thiết và có tác dụng như thế nào tới cuộc sống của con người? - Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần làm gì? - Qua truyện đọc chúng ta thấy nhân vật “tôi” và các bạn rất yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người. I.Truyện đọc “ Một ngày chủ nhật bổ ích.” - Nhân vật “tôi”tham quan Tam Đảo với tâm trạng háo hức, phấn khởi. - Những ngọn đồi xanh mướt. Núi Tam Đảo hùng vĩ, mờ trong sương, cây xanh ngày càng nhiều, mây trắng. Quang cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thơ mộng. - Các bạn cảm thấy ngơ ngác, ngây ngất trước cảnh đẹp thiên nhiên. - Thiên nhiên làm cho tâm hồn sảng khoái sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi. Thiên nhiên làm đẹp cho môi trường, giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người. - Chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ và hiểu được vẻ đẹp, tác dụng của thiên nhiên với chính mình và cuộc sống cộng đồng. HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC GV: Em hiểu thiên nhiên gồm những gì? GV: Thiên nhiên là gì? GV: Hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết? GV: Thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên? GV: Để hiểu thiên nhiên có vai trò như thế nào chúng ta sang phần 2 Thảo luận nhóm. 1.Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? Cho ví dụ? + Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người, thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết của cuộc sống như : thức ăn, nước uống, không khí để thở, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người .+ Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. + Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân. 2. Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiên nhiên bị tàn phá? + Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm cho cuộc sống của con người gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thiệt hại về tài sản, tính mạng... Vì vậy con người phải biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên Gv:Em hãy nhận xét hành động của con người đối với thiên nhiên rừng ở địa phương em? HS: trả lời GV: chốt lại: - Hành động tàn phá thiên nhiên của con người để phục vụ cuộc sống của mình, con người đã vô tình huỷ hoại rừng, làm mất cân bằng sinh thái. ->bị pháp luật nghiêm cấm - Là công dân Việt Nam em phải hành động để bảo vệ, giữ gìn và tái tạo thiên nhiên của con người -> thể hiện tình yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên của con người. - Hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên mà con người phải gánh chịu. - Hãy nêu những hành động bảo vệ thiên nhiên và phá hoại thiên nhiên khác mà em biết? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên? - Hãy nêu các hoạt động của trường em để bảo vệ thiên nhiên và môi trường KL: Bằng những việc làm thiết thực, các em hãy góp phần dù nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình II. Nội dung bài học 1. Thiên nhiên là gì? - Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản... - Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. 2. Vai trò của thiên nhiên: - Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người. Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại . - Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người 3. Trách nhiệm của học sinh: - Phải bảo vệ thiên nhiên. - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. - Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a sgk/22. HS trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó GV chốt lại Bài tập a. - Đáp án đúng: 1, 2, 3, 4. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. GV Kết luận: Thiên nhiên là tài sản chung vô giá, là nguồn sống của con người. Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sống hoà hợp với thiên nhiên là sống gần gũi với thiên nhiên, tôn trọng, không làm trái quy luật thiên nhiên, biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con ngưòi, mặt khác biết tìm cách khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. 5. Đánh giá: - Cho HS thi hát về các chủ đề thiên nhiên 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài, làm bài tập b SGK/22. - Xem lại nội dung các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết. 7. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 8 GDCD 6 Tiet 8.doc
Giáo án liên quan