Hiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường bức
xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự biến đổi khíhậu (BĐKH), suy thoái đa
dạng sinh học (ĐDSH), suy thoái nguồn tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng
Ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa,. Trong đó, biến đổi khí hậu được xem là
vấn đề nóng bỏng và có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới đời sống. BĐKH diễn
ra ngày càng mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc lên cuộc sống của con người mà
mức độ ảnh hưởng ngày càng đa dạng và khôn lường. Đứng trước tình trạng đó
cả thế giới cùng chung tay góp sức để ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh
những giải pháp mang tính vĩ mô, việc giáo dục nhậnthức cho từng cá nhân cộng
đồng cũng rất quan trọng, bởi vì đó là những người trực tiếp đối mặt, trực tiếp
hứng chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu đồng thời cũng là những người có
thể thay đổi vận mệnh của nhân loại.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí 10 THPT bằng các phương pháp dạy học tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012
344
GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT
BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thúy, K58B
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường bức
xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự biến đổi khí hậu (BĐKH), suy thoái đa
dạng sinh học (ĐDSH), suy thoái nguồn tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng
Ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa,... Trong đó, biến đổi khí hậu được xem là
vấn đề nóng bỏng và có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới đời sống. BĐKH diễn
ra ngày càng mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc lên cuộc sống của con người mà
mức độ ảnh hưởng ngày càng đa dạng và khôn lường. Đứng trước tình trạng đó
cả thế giới cùng chung tay góp sức để ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh
những giải pháp mang tính vĩ mô, việc giáo dục nhận thức cho từng cá nhân cộng
đồng cũng rất quan trọng, bởi vì đó là những người trực tiếp đối mặt, trực tiếp
hứng chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu đồng thời cũng là những người có
thể thay đổi vận mệnh của nhân loại.
Địa lí là môn học có tính chất tổng hợp của tri thức khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội và đang là môn học có nhiều khả năng tích hợp nội dung
GDBĐKH trong việc tìm hiểu nguyên nhân, hiện trạng, giải pháp. Do đó việc
lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu cho học sinh bằng các phương pháp dạy học
tích cực là điều cần thiết hiện nay. Đề tài “Giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy
học Địa lí lớp 10 (chương trình cơ bản), THPT bằng các phương pháp dạy học
tích cực” giúp cho học sinh có thể biết rõ nguyên nhân, hiện trạng, giải pháp để
ứng phó với BĐKH.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí lớp 10
Biến đổi khí hậu là một trong những đặc tính cơ bản của khí quyển Trái đất.
Từ đó thấy được những nguyên nhân chính gây ra BĐKH, và những biểu hiện cụ
thể của nó tác động như thế nào tới cuộc sống, tới sự phát triển kinh tế - xã hội
nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng.
Một số phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp giải quyết vấn đề,
phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp thảo luận, phương pháp
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012
345
khảo sát điều tra trong dạy học Địa lí, học theo dự án. Đây là những phương pháp
có thể phát huy tính sáng tạo tự tìm tòi học hỏi, vai trò chủ đạo của người HS.
- Thực trạng giáo dục BĐKH ở Việt Nam. Hiện nay ở nước ta đã có những
hoạt động quan tâm tới việc GDBĐKH, giáo dục về môi trường bằng cách tích
hợp, lồng ghép vào kiến thức của các môn học ở các cấp, hay bằng cách tổ chức
các hoạt động ngoại khóa về môi trường... Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác
GDBĐKH chưa làm cho HS hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ về các kiến thức và
có những kĩ năng để hành động, giúp các em trở thành các công dân có trách nhiệm
tạo nên một xã hội bền vững. Do đó, việc đẩy mạnh GDBĐKH nhất là giáo dục HS
phổ thông là yêu cầu rất cần thiết.
- Cấu trúc chương trình và đặc điểm sách giáo khoa Địa lí lớp 10
(CTCB). SGK lớp 10 (CTCB) có nhiều ưu điểm cho việc khai thác nội dung GD
BĐKH: số lượng kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu, biểu đồ...) tăng lên
đáng kể so với SGK cũ bên cạnh đó còn có hệ thống các câu hỏi phục vụ tích
cực cho việc dẫn dắt HS tìm kiếm tri thức mới.
- Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 10 – THPT. Học sinh lớp 10 có độ tuổi trung
bình từ 15 - 17. Đây là lứa tuổi đang trong quá trình hoàn thiện về mặt thể chất
và tinh thần, sự phát triển ổn định của bộ não và chức năng thần kinh tạo nên
những điều kiện tối ưu cho sự phát triển của các hoạt động nhận thức của các em
học sinh. Các em luôn muốn thể hiện bản thân mình, muốn tham gia khám phá
những điều mới mẻ, thích được tìm tòi, khám phá và đây là cơ sở quan trọng và
cần thiết cho việc giáo dục BĐKH đạt hiệu quả cao.
2. Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí lớp 10 (CTCB)
2.1. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của ngành giáo dục trong vấn đề ứng phó với
biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay
Giáo dục là môi trường phổ cập kiến thức về BĐKH, nhà trường là nơi có
nhiều điều kiện thuận lợi nhất để giúp HS có được những kiến thức về GDBĐKH
và có những kĩ năng thói quen, hành vi tham gia bảo vệ môi trường, sẵn sàng
tham gia hành động vì môi trường và cuộc sống lâu dài của Trái đất. Qua đó thấy
được vai trò quan trọng và ý nghĩa mục đích của giáo dục đối với GDBĐKKH.
2.2. Nguyên tắc đưa nội dung giáo dục biến đổi khí hậu vào bài học
Việc đưa các kiến thức về GDBĐKH vào trong bài học dựa trên các nguyên
tắc: trước hết, phải xác định được các mức độ tích hợp nội dung vào bài (tích hợp
toàn phần, bộ phận hay mức độ liên hệ...), các kiến thức đưa vào bài phải có hệ
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012
346
thống, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Cuối cùng, các kiến thức đó phải
phản ánh được thực trạng của quốc gia, địa phương giúp HS có cái nhìn thực tế
về GDBĐKH.
2.3. Khai thác nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lí
lớp 10 (CTCB), THPT
Có chỉ ra các bước để tiến hành khai thác nội dung GDBĐKH vào các bài
học trong chương trình Địa lí lớp 10 (CTCB). Kẻ bảng liệt kê về các bài học, địa
chỉ có thể tích hợp, nội dung GDBĐKH có thể tích hợp và mức độ tích hợp, phục
vụ cho việc khai thác nội dung GDBĐKH trong chương trình SGK Địa lí lớp 10.
3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giáo dục biến đổi khí hậu
Mục tiêu chính của việc GDBĐKH trong chương trình Địa lí lớp 10 cần đạt
được những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Giúp HS biết về BĐKH,
hiểu về những biểu hiện của BĐKH để từ đó có thái độ đúng đắn về những việc
làm gây hại tới môi trường, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi
trường nhằm giảm thiểu tác hại của BĐKH.
Ngoài việc kết hợp với nội dung kiến thức SGK để giảng dạy trên lớp thì
các hoạt động ngoại khóa cũng góp phần tích cực cho việc GDBĐKH. Một số
hoạt động ngoại khóa có thể tiến hành như: tổ chức câu lạc bộ Địa lí, tổ chức
triển lãm, tổ chức các buổi cắm trại, du lịch...Các hoạt động ngoại khóa mang lại
hiểu quả rất cao trong việc giúp HS tiếp thu kiến thức. Hoạt động ngoại khóa
phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ và hoàn cảnh của HS
4. Thiết kế một số giáo án giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí lớp
10 (CTCB), THPT bằng các phương pháp dạy học tích cực
Xây dựng một dự án: gồm tên dự án, thời gian và các bước tiến hành, các
phiếu đánh giá kết quả... để làm ví dụ cho việc GDBĐKH trong dạy học Địa lí
lớp 10 (CTCB), THPT bằng các phương pháp dạy học tích cực.
KẾT LUẬN
Thực tế hiện nay cho thấy con người đã từng bước nhận thức được tầm
quan trọng của BĐKH, tuy nhiên một thực trạng đang diễn ra là giáo dục BĐKH
chưa được quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện có hiệu quả ở nhà trường
phổ thông. Nguyên nhân có thể là giáo viên chưa thực sự hiểu hết về BĐKH,
cũng như chưa thực sự quan tâm đến nó. Vì nó chưa được lồng ghép một cách có
hệ thống vào trong môn Địa lí mà nó chỉ được lồng ghép dựa vào tầm hiểu biết
của từng giáo viên.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012
347
Đưa nội dung GDBĐKH vào nhà trường phổ thông là điều hết sức cần
thiết và cấp bách. Vì vậy, mỗi giáo viên cần kế hoạch lồng ghép cụ thể và thường
xuyên cập nhật thông tin để có thể giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết để
trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, sẵn sàng ứng phó với những
thay đổi của khí hậu không chỉ riêng đối với học sinh lớp 10, THPT mà phải cần
thiết với tất cả học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng
tích cực. NXB ĐHSP, 2003
[2]. Nguyễn Văn Thắng và nnk, 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam.
Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường.
[3]. Mai Thanh Sơn và nnk, 2011. Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề
về chính sách. Nhóm cộng tác biến đổi khí hậu (CCWG).
[4] Daniel G. Spelchan, Isabelle A. Nicoll và Nguyễn Anh Dũng. Biến đổi khí
hậu: Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS & THPT.
[5]. Bộ tài nguyên và môi trường, 2008. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho Việt Nam.
File đính kèm:
- Giao duc bien doi khi hau trong day hoc Dia li 10THPT bang cac phuong phap day hoc tich cuc.pdf