I.Mục tiêu :
+Kiến thức: củng cố kiến thức về trục đối xứng của một hình, các tính chất của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
+Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vẽ hình, chứng minh bài toán hình học.
+Thái độ: HS ôn tập theo hướng dẫn của GV.
II.Chuẩn bị:
+GV: SGK, bảng phụ, thước
+HS: ôn tập theo hướng dẫn.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra bài cũ:
Định nghĩa về hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
Phát biểu các tính chất của hình bình hành.
Đáp án: (SGK)
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 6: Trục đối xứng, hình bình hành - Năm học 2013-2014 - Bùi Đức Liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn:
Tiết : 6 Ngày dạy:
TÊN BÀI DẠY: TRỤC ĐỐI XỨNG, HÌNH BÌNH HÀNH
I.Mục tiêu :
+Kiến thức: củng cố kiến thức về trục đối xứng của một hình, các tính chất của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
+Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vẽ hình, chứng minh bài toán hình học.
+Thái độ: HS ôn tập theo hướng dẫn của GV.
II.Chuẩn bị:
+GV: SGK, bảng phụ, thước
+HS: ôn tập theo hướng dẫn.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra bài cũ:
Định nghĩa về hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
Phát biểu các tính chất của hình bình hành.
Đáp án: (SGK)
2.Giảng bài mới:
Ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a)Hai hình đối xứng qua một đường thẳng
Khi mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với mỗi điểm thuộc hình kia qua d và ngược lại.
b)Hình có trục đối xứng:
Khi mỗi điểm thuộc hình H đối xứng với một điểm qua d cũng thuộc hình H.
c)Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
-Các góc đối bằng nhau.
-Các cạnh đối bằng nhau
-Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Thế nào là hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng?
Phát biểu tính chất về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng?
Khi nào một hình có trục đối xứng?
Tìm một số hình có trục đối xứng?
Tứ giác có các cạnh đối song song là hình gì?
Hình bình hành có phải là hình thang hay không?
Hãy nêu các tính chất của hình bình hành?
Để nhận biết tứ giác là hình bình hành ta dựa vào điều kiện nào?
Hoạt động 1:Hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
HS trả lời:
Khi mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với mỗi điểm thuộc hình kia qua d và ngược lại.
HS trả lời:
Nếu hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua d thì hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác bằng nhau.
HS trả lời:
Khi mỗi điểm thuộc hình H đối xứng với một điểm qua d cũng thuộc hình H.
HS trả lời:
Tam giác cân, hình thang cân, tam giác đều, hình tròn
Hoạt động 2:Hình bình hành
HS trả lời:
Hình bình hành
Hình bình hành là hình thang đặc biệt.
HS trả lời:
-Các góc đối bằng nhau.
-Các cạnh đối bằng nhau
-Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
HS trả lời :
Ta dựa vào c1c dấu hiệu nhận biết hình bình hành
3.Củng cố:
HS nhắc lại các kiến thức đã được ôn tập.
4.Hướng dẫn: HS chuẩn bị cho chủ đề”Phân tích đa thức thành nhân tử”
IV.Rút kinh nghiệm:
Duyệt Tuần 6 : Ngày
File đính kèm:
- TCT - T6.doc