Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 31: Bài tập vận dụng công thức tính nhiệt lượng - Phạm Thị Thất

I. Mục đích : * Kiến thức : Nhớ và vận dụng linh hoạt công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của 1 vật .

* Kỹ năng: - Tính 1 trong 5 đại lượng của công thức khi biết các đại lượng còn lại của công thức : Q = cm( t2 – t1 ) Hoặc Q = cm( t1 – t2 )

- Biết cách làm bài tập thực nghiệm xác định khối lượng riêng một chất.

• Thái độ: Tích cực học hỏi và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị : * HS: Làm các bài tập ở nhà, nhớ công thức.

• GV: Chọn một số bài tập thích hợp và sử dụng PPDH tích cực để đạt mục đích đề ra.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 31: Bài tập vận dụng công thức tính nhiệt lượng - Phạm Thị Thất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phú Gia GIÁO ÁN THAO GIẢNG MÔN : VẬT LÝ - LỚP 8A GV: Phạm Thị Thất Tiết 31: BÀI TẬP VẬN DỤNG ..................... CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG Mục đích : * Kiến thức : Nhớ và vận dụng linh hoạt công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của 1 vật . * Kỹ năng: - Tính 1 trong 5 đại lượng của công thức khi biết các đại lượng còn lại của công thức : Q = cm( t2 – t1 ) Hoặc Q = cm( t1 – t2 ) Biết cách làm bài tập thực nghiệm xác định khối lượng riêng một chất. Thái độ: Tích cực học hỏi và vận dụng thực tế. Chuẩn bị : * HS: Làm các bài tập ở nhà, nhớ công thức. GV: Chọn một số bài tập thích hợp và sử dụng PPDH tích cực để đạt mục đích đề ra. Hoạt động dạy học: GV HS Bài cũ: - Viết công thức tính nhiêt lượng thu vào của một vật? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức? - Nói nhiệt dung riêng của nước là: C = 4200j/kgk có nghĩa là gì? 2. Bài tập 1: Một ấm nhôm có khối lượng 500 gam đựng 2 lít nước ở 250C . a) Tinh nhiệt lượng cần cung cấp để nước sôi? Bỏ qua hao phí. Biết nhiệt dungriêng của nhôm là: 880j/kgk và của nước là: 4200j/kgk. Coi nhiệt lượng này là có ích. b) Người ta dùng một bếp điện để đun ấm nước đó. Biết hiệu suất của bếp là 80% và công suất của bếp là 1000w. Tinh thời gian để nước sôi? -HD hs giải theo đúng qui trình. - Nhận xét các cách làm khác của hs nếu có. - y/c hs làm vào vở nháp sau đó 1 hs chữa bài . - GV nhận xét bổ sung cách làm cho điểm. 3. Bài tập 3: Một miếng kim loại có khối lượng bằng 400g để tăng 120C thì thu vào nhiệt lượng 624 j . a) Hãy xác định nhiệt dung riêng của kim loại đó? Cho biết đó là kim loại gì? b) Em hãy nghĩ cách làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của kim loại đó? Nêu dụng cụ cần có và cách làm . HD: - muốn tính nhiệt dung riêng của vật ta phải biết những đại lượng nào? Những dai lượng đó xác định bằng cách nào? 4. Củng cố: Tư công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra ta có thể tính 1 đại lượng khi biết các đại lượng còn lại như thế nào? 5. Hd học ở nhà: - xem lại các bài tập. - Nghiên cứu bài phương trình cân bằng nhiệt. 1. Một HS lên bảng trả lời, còn lại trả lời vào vở nháp. Theo dõi ý kiến của bạn, nhận xét rút kinh nghiệm. 2. Tóm tắt: m1= 500g=0,5kg; C1=880j/kgk. m2= 2 kg ; C2= 4200j/kgk. t1=250C; t2=1000C. P = 1000w; H = 80% Tính Q1 =? ;Q2 =?; Q = ? Tính Qtp = ? ; t = ? Giải: a) Nhiệt lượng thu vào của ấm là : Q1 = C1m1(t2-t1)= 880.0,5.75= 33000 (j) Nhiệt lượng thu vào của nước là: Q2 = C2m2(t2 - t1) = 4200.2.75 = 630000 (j) Nhiệt lượng thu vào của ấm và nước là: Q = Q1 + Q2 = 33000 + 630000 = 663000(j) b) Nhiệt lượng do bếp tỏa ra là nhiệt lượng toàn phần. Ta có: Qtp = Q/H = 663000 /80%= 828750 (j). Thời gian đun sôi nước bằng bếp trên là: Qtp=A= P.t suy ra t = Qtp/P = 828750: 1000 =828,75s = 13,8 phút. Tóm tắt: Q = 624j; m = 400g = 0,4kg; t = 120C . Tính C = ? Nhiệt dung riêng của kim loại là: Q = cm t C = Q : mt C = 624: 0,4.12= 130 (j/kgk) Tra bảng nhiệt dung riêng ta biết chất đó là chì. Muốn biết nhiệt dung riêng của nó ta phải biết nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ , độ tăng nhiệt độ và khối lượng của vật . Do đó ta phải có các dụng cụ sau: Cân, Nhiệt kế bách phân, nước , bình nhiệt lượng kế, vật cần xác đinh nhiệt dung riêng. Cách làm: Dùng cân xác định m1 ; m2 Cho lượng nước nóng m2 có nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế Cho vật có nhiệt độ t2 vào sau khi cân bằng ta có nhiệt độ t . Dễ dàng ta tính được nhiệt lượng thu vào của vật bằng nhiệt lượng tỏa ra của nước. Từ đó ta rút ra được C của vật. C = Qtỏa : m1.(t-t2) mà Q tỏa = c1m1(t1-t) Duyệt của tổ trưởng chuyên môn Người soạn Phạm Thị Thất

File đính kèm:

  • docThao giang Bai tap van dung cong thuc tinh nhiet luong.doc
Giáo án liên quan