I. MỤC TIÊU
- Củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ 1
- Rèn luyện thêm một số kỹ năng làm bài tập vật lý
II. NỘI DUNG
1. Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ 1
- Chuyển động cơ học, vận tốc, vận tốc trung bình, các công thức
- Lực, biểu diễn lực, các loại lực: Lực ma sát, trọng lực. phương chiều
- Sự cân bằng lực
- Áp suất, các công thức tính áp suất: Áp suất tác dụng lên vật phụ thuộc vào những yễu tô nào?
- Bình thông nhau là gì, có đặc điểm như thế nào?
- Áp suất do khí quyển gây ra có đặc điểm gì? Tại sao lại có sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Lực đẩy Ácsismet có đặc điểm gì? Công thức?
2. Bài tập.
Bài tập 1. Một oto chuyển động trong 90 phút đi được quãng đường là 75.000m, một xe máy đi với vận tốc 40km/h. Hãy so sánh vận tốc của hai xe?
Bài tập 2: Hãy biểu diễn trọng lượng của một vật 400N?
Bài tập 3: Tính áp suất tác dụng lên một mặt đất biết rằng vật đó có khối lượng 600kg và diện tích tiếp xúc với mặt đất là 15dm2
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 17 đến 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KỲ 1
MỤC TIÊU
Củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ 1
Rèn luyện thêm một số kỹ năng làm bài tập vật lý
NỘI DUNG
Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ 1
Chuyển động cơ học, vận tốc, vận tốc trung bình, các công thức
Lực, biểu diễn lực, các loại lực: Lực ma sát, trọng lực... phương chiều
Sự cân bằng lực
Áp suất, các công thức tính áp suất: Áp suất tác dụng lên vật phụ thuộc vào những yễu tô nào?
Bình thông nhau là gì, có đặc điểm như thế nào?
Áp suất do khí quyển gây ra có đặc điểm gì? Tại sao lại có sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Lực đẩy Ácsismet có đặc điểm gì? Công thức?
Bài tập.
Bài tập 1. Một oto chuyển động trong 90 phút đi được quãng đường là 75.000m, một xe máy đi với vận tốc 40km/h. Hãy so sánh vận tốc của hai xe?
Bài tập 2: Hãy biểu diễn trọng lượng của một vật 400N?
Bài tập 3: Tính áp suất tác dụng lên một mặt đất biết rằng vật đó có khối lượng 600kg và diện tích tiếp xúc với mặt đất là 15dm2
Bài 4: Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật có thể tích 2dm3 được nhúng chìm trong nước, biết rằng vật đó được nhúng và trong nước ( d = 10000 N/m3)
Giáo viên cùng học sinh giải các bài tập trên. Sau đó dặn học sinh về nhà tiếp tục ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1.
Ngày soạn: 13/1/2014
Tiết 20 ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
HS Phát biểu được định luật về công, áp dụng được các công thức trong trường hợp để tính được công trong các quá trình.
Kỉ năng:
Biết suy luận, vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan.
Thái độ
Ổn định, tập trung phát biểu xây dựng bài.
II/ Chuẩn bị:
Nghiên cứu kĩ SGK
III/ Giảng dạy:
Ổn định lớp
Kiểm tra:
Bài cũ:
Khi nào có công cơ học cho ví dụ?
Phát biểu công thức tính công? Áp dụng tính công sinh ra khi một lực kéo vật đi trên sàn nhà 5m với một lực 40N.
Sự chuẩn bị của HS cho bài mới
Tình huống bài mới
Giáo viên nêu tình huống như ghi ở SGK
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Thí nghiệm
GV bố trí thí nghiệm như SGK
? Trường hợp nào ta kéo vật trực tiếp, trường hợp nào kéo vật qua r rọc.
GV làm thí nghiệm chó HS quan sát và hỗ trợ đo các khoảng cách như bảng 14.1
GV: Hãy so sánh F1 và F2
GV: Hãy so sánh S1 và S2
GV hãy so sánh công A1 và A2
GV hãy dự vào kết quả và điền từ thích họp vào ô trống.
GV giớ thiệu đó chính là định luật về công
Hoạt động 2: Vận dụng
HS đọc và làm câu C5, C6
GV theo dõi và hướng dẫn HS hoạn thành bài làm một cách khoa học và chính xác
1. Thí nghiệm
HS: trướng hợp có RR là kéo bằng RR, trường hợp còn lại là kéo trực tiếp
HS đọc kết quả và ghi vào bảng 14.1
F1 = 2 F2
S2 = 2 S1
HS A1 = A2
HS: Hai lần; công
Hs đọc lại kết luận
2. Định luật về công
Không một máy cơ đợn giản nào cho ta lợi về công.. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
3. Vận dụng
HS làm C5:
TH b kéo với lực nhỏ hơn
Công bằng nhau
Công: A = F.s
A= 500.1 = 500 J
C6: Áp dụng công thức: A= F.s
a.Lực kéo vật: F = P/2 = 500/2 = 250 N
Độ cao đưa vật lên:
H= l/2 = 8/2 = 4m
Công đưa vật lên:
A= F.s -= 8. 250 = 400J
Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học:
Học thuộc phần “ghi nhớ” sgk
Làm BT 14.2, 14.3, 14.4, 14.5 SBT
Bài sắp học: “Công suất”
* Câu hỏi soạn bài:
- Hãy viết công thức tính công suất và nêu ý nghĩa của từng đại lượng? đơn vị?
Ngày soạn: 20/1/2014
Tiết 21 CÔNG SUẤT
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được công suất là công thực hiện được trong một giây là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người.
Viết được công thức tính công suất.
Kĩ năng:
Biết phân tích hình 15.1 sgk và vận dụng công thức để giải các bài tập.
Thái độ:
Trung thực, tập trung trong học tập.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ hình 15.1 sgk
Học sinh:
Nghiên cứu kĩ sgk
III/ Giảng dạy:
Ổn định lớp
Kiểm tra:
Bài cũ:
GV: Hãy phát biểu định lụât công? Làm BT 14.2 SBT?
HS: Thực hiện
Tình huống bài mới:
Hai người cùng kéo một thùng hàng từ dưới đất lên, người thứ nhất kéo nhanh hơn người thứ hai. Như vậy người nào làm việc có công suất lớn hơn.
Bài mới:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu ai làm việc khỏe hơn
GV: Cho hs đọc phàn giới thiệu ở sgk
GV: Như vậy ai làm việc nhanh hơn
GV:Hãy tính công thực hiện của anh An và anh Dũng?
GV: Vậy ai thực hiện công lớn hơn?
GV: Cho hs thảo luận C3
Sau đó gọi1 hs đứng lên trả lời.
GV: Em hãy tìm những từ để điền vào chỗ trống C3?
GV: Giảng cho hs hiểu cứ 1J như vậy thì phải thực hiện công trong một khoảng thời gian là bao nhiêu.
HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho hs đọc phần “giới thiệu” sgk
GV: Như vậy công suất là gì?
GV: Hãy viết công thức tính công suất?
GV: Hãy cho biết đơn vị của công suất?
GV: Ngoài đơn vị oát ra còn có đưon vị KW, MW.
HOẠT ĐỘNG 3:
Tìm hiểu bước vận dụng:
GV: Hãy tính công suất của anh An và anh Dũng ở đầu bài học?
GV: Cho hs thảo luận C5
GV: Em hãy đọc và thực hiện C5?
GV: Cho hs thảo luận C6
GV: Gọi hs lên bảng giải
GV: chấn chỉnh và cho hs ghi vào vở
I/ Ai làm việc khỏe hơn:
HS: Thực hiện
C2: C và d đều đúng
HS: Trả lời
HS: Anh An: A = F.S
= 160.4 = 640 (J)
Anh Dũng: A = F.S = 240.4 = 960 (J)
HS: A. Dũng
HS: (1) Dũng ; (2) Trong cùng một giây Dũng thực hiện công lớn hơn.
Tìm hiểu công suất
HS: Thực hiện đọc thông tin SGK
C3: (1) Dũng
(2) Trong cùng 1 giây dũng thực hiện công lớn hơn.
HS: Là công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
II/ Công suất:
P=
* Đơn vị công suất:
Đơn vị của công suất là Jun/ giây (J/s) được gọi là oát, kí hiệu là W
1W = 1 J/s
1KW = 1000 W
1MW = 1000 KW
III/ Vận dụng:
HS: lên bảng thực hiện tính công của anh An, anh Dũng.
HS: Thảo luận trong 2 phút
HS: Thảo luận trong 3 phút, trả lời.
HS: Lên bảng thực hiện
C4: - Công suất của anh An:
P = = = 12,8 W
- Công suất của anh Dũng:
P = = = 16 W
C5: - 2giờ = 120 phút (trâu cày)
Máy cày chỉ mất 20p
=> Máy có công suất lớn hơn trâu.
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố và hướng dẫn tự học
Củng cố:
Hệ thống lại kiến thức cho hs rõ hơn
Cho hs giải 2 BT 15.1 SBT
Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học thuộc “ghi nhớ” SGK
Làm BT 15.2, 15.3 , 15.4 SBT
Bài sắp học “KIỂM TRA HỌC KÌ”
Các em cần xem kĩ lại các bài: Bài 1, bài 2, bài 6, bài 7, bài 9, bài 10, bài 12, bài 13.
IV/ Bổ sung:
Ngày soạn: 05 tháng 2 năm 2014
Tiết 22 BÀI TẬP
Mục tiêu:
Ôn lại các kiến thức cơ bản về công ; Công suất
Rèn luyện kỹ năng làm bài tập về công, công suất
Rèn luyện khả năng tự đánh giá của HS
Nội dung:
Ôn lại các kiến thức cơ bản:
GV yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức bằng các câu hỏi:
Khi nào thì có công cơ học?
Công thức tính công, các đại lượng trong công thức đó?
Phát biểu định luật về công?
Công suất là gì? Công thức tính công suất?
Bài tập
Một vật nặng 20kg rơi từ độ cao 2m xuống đất, tính công của trọng lực
Một người đưa được 150 viên gạch lên cao 4m bằng ròng rọc cố định hết 10 phút, tính công suất của người đó biết rằng mỗi viên gạch nặng 20 N
Khi chuyển bàn ghế từ tầng 1 lên tầng 2 nhóm của An chuyển được 6 bộ trong 30 phút, nhóm của Bình chuyển được 10 bộ trong 45 phút
Hỏi Công suất của nhóm nào lớn hơn, lớn hơn bao nhiêu lần.
GV hỗ trợ cùng học sinh giải các bài tập theo đúng các bước của bài tập
Nhận xét.
Căn cứ vào chất lượng làm bài của học sinh giáo viên nhận xét cụ thể từng bài và hướng khắc phục.
File đính kèm:
- VL 8 T 17T22.doc