I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
+ Mô tả được cấu tạo và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy của máy nén thủy lực.
2. Kĩ năng:
+ Vận dụng được nguyên tắc bình thông nhau để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống.
+ Vận dụng được nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực để giải một số bài tập cơ bản.
3. Thái độ:
+ Rèn tính trung thực, cẩn thận và hợp tác trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ
+ Mỗi nhóm HS:
+ Cả lớp:
- Một bình thông nhau.
- Phần trình chiếu về các câu hỏi, bài tập, tranh ảnh, . có liên quan đến bài học bằng Power Point.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức :
+ Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : (7 phút)
- Nêu sự khác nhau giữa áp suất gây ra bởi chất rắn và gây ra bởi chất lỏng như thế nào?
- Hãy viết công thức tính áp suất trong đó nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng?
3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 10, Bài 8: Bình thông nhau - Máy nén thủy lực - Năm học 2012-2013 - Hồ Tấn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 Ngày soạn : 06.11.2012
Tiết : 10 Ngày dạy : 07.11.2012
BÀI 8: BÌNH THÔNG NHAU - MÁY NÉN THỦY LỰC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
+ Mô tả được cấu tạo và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy của máy nén thủy lực.
Kĩ năng:
+ Vận dụng được nguyên tắc bình thông nhau để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống.
+ Vận dụng được nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực để giải một số bài tập cơ bản.
Thái độ:
+ Rèn tính trung thực, cẩn thận và hợp tác trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ
+ Mỗi nhóm HS:
+ Cả lớp:
- Một bình thông nhau.
- Phần trình chiếu về các câu hỏi, bài tập, tranh ảnh, . có liên quan đến bài học bằng Power Point.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức :
+ Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ : (7 phút)
- Nêu sự khác nhau giữa áp suất gây ra bởi chất rắn và gây ra bởi chất lỏng như thế nào?
- Hãy viết công thức tính áp suất trong đó nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng?
Bài mới :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (3 phút)
- GV: Có thể nào chỉ cần dùng một tay mà nâng bổng được chiếc xe nặng hàng chục tấn lên được không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài hôm nay.
- HS: Chú ý lắng nghe GV giới thiệu bài, ghi vở bài mới.
Hoạt động 2 : Nghiên cứu bình thông nhau. (10 phút)
- GV: Giới thiệu bình thông nhau.
- GV: Khi đổ nước vào một nhánh của bình thông nhau, thì sau khi nước đã ổn định thì mực nước trong hai nhánh sẽ như thế nào?
- GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như hình 8.6 - SGK để kiểm tra dự đoán.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu, hoạt động theo nhóm trả lời câu C5 – SGK.
- GV: Nhận xét, hướng dẫn HS thống nhất ghi vở câu C5 – SGK.
- GV: Yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận - SGK.
- GV: Nhận xét, hướng dẫn HS thống nhất ghi vở kết luận – SGK.
- GV: Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của bình thông nhau trong thực tế.
I. BÌNH THÔNG NHAU
- HS: Chú ý lắng nghe GV thông báo.
- HS: Dự đoán.
+ Bằng nhau.
+ Không bằng nhau.
- HS: Hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm như hình 8.6 - SGK, thảo luận và báo cáo kết quả.
- HS: Hoạt động theo nhóm cử đại diện trả lời câu C5 – SGK theo yêu cầu của GV.
- HS: Thống nhất ghi vở câu C5 – SGK theo hướng dẫn của GV.
C5:
+ H8.6a: pA > pB; H8.6b: pA < pB; H8.6c: pA = pB
+ Khi nước trong bình đã đứng yên thì mực nước sẽ ở trạng thái như H8.6c.
- HS: Làm việc cá nhân chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận - SGK.
- HS: Thống nhất ghi vở kết luận – SGK theo hướng dẫn của GV.
* Kết luận:
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
- HS: Lần lượt nêu một số ứng dụng của bình thông nhau trong thực tế.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về máy nén thủy lực. (12 phút)
s
S
F
f
A
B
- GV: Thông báo về nguyên lý Paxcan và cho HS ghi vở.
- GV: Giới thiệu về cấu tạo của máy nén thủy lực.
- GV: Giới thiệu về hoạt động của máy nén thủy lực.
- GV: Hướng dẫn HS xây dựng hệ thức của nguyên lý Paxcan:
+ Áp suất gây ra tại điểm A và điểm B được tính như thế nào:
+ Áp suất gây ra tại điểm A và điểm B có bằng nhau không?
- GV: Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của máy nén thủy lực trong thực tế.
II. MÁY NÉN THỦY LỰC.
- HS: Cả lớp lắng nghe GV thông báo về nguyên lý Paxcan và ghi vở.
1. Nguyên lí Paxcan :
Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó.
- HS: Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu về cấu tạo của máy nén thủy lực.
2. Cấu tạo của máy nén thủy lực:
+ Gồm: Bình thông nhau đựng đầy chất lỏng, pitong s và pitong S.
3. Hoạt động của máy nén thủy lực:
- HS: Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu về hoạt động của máy nén thủy lực.
- HS: Cả lớp chú ý nghe GV hướng dẫn xây dựng hệ thức của nguyên lý Paxcan:
+ Áp suất gây ra tại điểm A và điểm B:
và
+ pA = pB
, trong đó:
* S, s lần lượt là tiết điện của các pít tông (m2)
* F, f lần lượt là lực tác dụng lên các pít tông (N)
- HS: Lần lượt nêu một số ứng dụng của máy nén thủy lực trong thực tế.
Hoạt động 4: Vận dụng. (10 phút)
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu, hoạt động theo nhóm trả lời câu C8, C9 – SGK.
- GV: Nhận xét, hướng dẫn HS thống nhất ghi vở câu C8, C9 – SGK.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu, hoạt động theo nhóm giải bài tập C10 (GV tự ra).
Một ô tô có trọng lượng của là P = 20000 N.
a) Nếu nâng vật lên trực tiếp thì cần một lực F có độ lớn tối thiểu là bao nhiêu ?
b) Trong thực tế người ta dùng máy nén thủy lực để đưa một ôtô lên cao. Biết pittông nhỏ có diện tích s = 3 dm2, Pittông lớn có diện tích S = 3 m2. Hãy tính lực f tối thiểu mà người đó tác dụng vào máy nén thủy lực để nâng ôtô lên.
III. VẬN DỤNG.
- HS: Hoạt động theo nhóm cử đại diện trả lời câu C8, C9 – SGK theo yêu cầu của GV.
- HS: Thống nhất ghi vở câu C8, C9 – SGK theo hướng dẫn của GV.
C8: Ấm bên phía tây trái.
C9: Hoạt động của thiết bị này dựa trên nguyên tắc bình thông nhau.
- HS: Hoạt động theo nhóm cử đại diện giải bài tập C10 theo yêu cầu của GV.
C10:
a) F = 20000 N
b)
f = 200(N)
Củng cố : (2 phút)
+ Bình thông nhau có đặc điểm gì?
+ Phát biểu nguyên lý Paxcan và viết hệ thức.
Dặn dò : (1 phút)
+ Về nhà học bài theo vở ghi + SGK.
+ Trả lời lại các câu C5, C8, C9, C10 vào trong vở học.
+ Làm bài tập 8.2, 8.3, 8.5 - SBT.
+ Chuẩn bị trước bài 9: Áp suất khí quyển.
File đính kèm:
- BINH THONG NHAU MAY NEN THUY LUC.doc