I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a. Mô tả được được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng.
b. Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
2. Trọng tâm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước pha màu, đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
+ Cả lớp : 1 cốc thuỷ tinh, 1 cái đĩa đậy được trên cốc, 1 phích nước nóng.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài 27.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 31, Bài 27: Thực hành và kiểm tra thực hành: đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp (Tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Đoàn Mị Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
BÀI 27 : SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ ( tiếp theo )
Ngày soạn : 06/ 04 / 2014
Tiết: 31
Ngày dạy : 07/ 04 / 2014
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Mô tả được được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng.
Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
Bay hơi
Trọng tâm
Lỏng
Hơi
Ngưng tụ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước pha màu, đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
+ Cả lớp : 1 cốc thuỷ tinh, 1 cái đĩa đậy được trên cốc, 1 phích nước nóng.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài 27.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ và tạo tình huống học tập.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : - Sự bay hơi là gì ?
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
3. Tạo tình huống: GV làm thí nghiệm đổ nước nóng vào cốc, sau đó cho HS quan sát thấy hơi nước bốc lên, dùng đĩa khô đậy vào cốc nước một lát sau nhắc đĩa lên cho HS quan sát mặt đĩa và nhận xét. Sự ngưng tụ là quá trình như thế nào với quá trình sự bay hơi? Vậy chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Quan sát sự ngưng tụ và làm thí nghiệm kiểm tra . ( 23 phút)
Mục tiêu: * Mô tả được được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng.
- Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi
- Thế nào là sự ngưng tụ?
- GV thông báo: Ở bài trước ta đã biết để quan sát được sự bay hơi của chất bằng cách tăng nhiệt độ của nó.Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta tăng hay giảm nhiệt độ?
- GV đặt vấn đề trong không khí có hơi nước, vậy bằng cách nào đó chúng ta làm giảm nhiệt độ của không khí thì ta có thể làm cho hơi nước ngưng tụ nhanh hay không ?
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm.
-Điều khiển HS thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5 để rút ra kết luận.
- Các em đã bao giờ thấy sương mù chưa ?
- Vậy sương mù có tác hại gì ?
- HS chú ý nghe GV thông báo.
Trả lời: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- HS chú ý nghe GV thông báo và nêu vấn đề.
- Ta làm cho môi trường không khí đó lạnh đi.
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- HS thảo luận trả lời C1, C2, C3, C4, C5 và rút ra kết luận.
- HS trả lời.
- Làm giảm tầm nhìn, cây xanh giảm khả năng quang hợp.
II. Sự ngưng tụ.
1.Sự ngưng tụ là gì?
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
2.Tìm cách quan sát sự ngưng tụ
a. Dự đoán
b. Thí nghiệm kiểm tra
c. Rút ra kết luận
C1: Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm. Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu còn nước trong cốc có màu.
C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại.
C5: Đúng.
* Kết luận chung: Khi giảm nhiệt độ của hơi nước, sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn và dễ dàng quan sát được hiện tượng ngưng tụ.
F Tích hợp: Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn, cây xanh giảm khả năng quang hợp. Cần có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi trời có sương mù.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà. ( 15 phút)
- GV hướng dẫn HS tham gia thảo luận các câu C6 đến C8.
* GV gợi ý thêm 1 số ví dụ.
- Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa.
- Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.
- Sự tạo thành sương trên lá.
- Hơi thở của người trong những ngày trời lạnh.
- HS thảo luận nhóm theo nhóm bàn trả lời C6 đến C8.
* Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
2. Vận dụng.
C6.
C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ lại tạo thành các giọt sương đọng trên lá.
C8: Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Vì chai được đậy kín nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở miệng (không đậy nút) quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ, nên rượu cạn dần.
*Củng cố.
So sánh sự khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ?
Sự bay hơi
Sự ngưng tụ
Chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
Tốc độ bay hơi nhanh khi tăng nhiệt độ
Khó quan sát quá trình bay hơi
Chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
Tốc độ ngưng tụ nhanh khi giảm nhiệt độ
Dễ quan sát quá trình ngưng tụ
* Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà học bài. Đọc “Có thể em chưa biết”.
File đính kèm:
- tiet 31 Su bay hoi va ngung tu tt.docx