Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 25, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa họcvà tác dụng sinh lí của dòng điện - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hồng Thúy

1 / MỤC TIÊU

Hoạt động 1: Tìm hiều tác dụng của từ dòng điện:

 1.1 / Kiến thức:

Học sinh biết: Nêu được một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

Học sinh hiểu: Mô tả được hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

 1.2 / Kĩ năng:

HS thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản.

HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.

 1.3 / Thái độ:

Thói quen: Tự giác, tích cực.

Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện:

 2.1 / Kiến thức:

Học sinh biết: Biết một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện.

Học sinh hiểu: Mô tả được thí nghiệm ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện.

 2.2 / Kĩ năng

HS thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản.

HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.

 2.3 / Thái độ

Thói quen: Tự giác, tích cực.

Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện:

 3.1 / Kiến thức:

Học sinh biết: Biết các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.

Học sinh hiểu: Tác dụng sinh lí của dòng điện có những ứng dụng hữu ích trong y học.

 

 3.2 / Kĩ năng

HS thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản.

HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.

 3.3 / Thái độ

Thói quen: Tự giác, tích cực.

Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 25, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa họcvà tác dụng sinh lí của dòng điện - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hồng Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 tiết PPCT 25 Ngày dạy: Bài 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌCVÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN 1 / MỤC TIÊU Hoạt động 1: Tìm hiều tác dụng của từ dòng điện: 1.1 / Kiến thức: Học sinh biết: Nêu được một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Học sinh hiểu: Mô tả được hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. 1.2 / Kĩ năng: HS thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản. HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm. 1.3 / Thái độ: Thói quen: Tự giác, tích cực. Tính cách: Tự tin, mạnh dạn. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện: 2.1 / Kiến thức: Học sinh biết: Biết một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện. Học sinh hiểu: Mô tả được thí nghiệm ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện. 2.2 / Kĩ năng HS thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản. HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm. 2.3 / Thái độ Thói quen: Tự giác, tích cực. Tính cách: Tự tin, mạnh dạn. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện: 3.1 / Kiến thức: Học sinh biết: Biết các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người. Học sinh hiểu: Tác dụng sinh lí của dòng điện có những ứng dụng hữu ích trong y học. 3.2 / Kĩ năng HS thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản. HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm. 3.3 / Thái độ Thói quen: Tự giác, tích cực. Tính cách: Tự tin, mạnh dạn. 2 / NỘI DUNG HỌC TẬP - Tác dụng từ của dòng điện. - Tác dụng hóa học của dòng điện. - Tác dụng sinh lí của dòng điện. 3/ CHUẨN BỊ 3.1 / Giáo viên: - Kim nam châm, vài vật sắt nhỏ bằng sắt thép. - Bộ chỉnh lưu hạ thế, bình điện phân dung dịch CuSO4. - Dây dẩn cuốn quanh lõi sắt, bóng đèn 6V. - Chuông điện. 3.2 / Học sinh: - Đọc và nghiên cứu bài mới. 4 / TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 / Ổn định tổ chức và kiểm diện:( 1 phút) - Lớp 7A1: - Lớp 7A2: - Lớp 7A3: 4.2 Kiểm tra miệng:( 5 phút) Câu 1: ( 8 điểm ) Nêu các tác dụng của dòng điện học ở bài 22.(7A2, 7A 2) Câu 2: (8 điểm) Chữa bài tập 22.1, 22.3. (7A1). Câu 3 (2 điểm ): Hãy nêu nội dung của bài học hôm nay. ĐÁP ÁN Câu 1 Các tác dụng của dòng điện: Tác dụng nhiệt của dòng điện: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sang. Tác dụng phát sang: Dòng điện có thể làm làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn Câu 2: 22.1: - Tác dụng nhiệt của dòng điện là tác dụng có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện. - Tác dụng nhiệt của dòng điệnlà không có ích trong hoạt độngcủa quạt điện, máy thu hình và máy thu thanh. 22.3: D. Đèn báo tivi. Câu 3: Nội dung bài mới: + Tác dụng từ của dòng điện. + Tác dụng hóa học của dòng điện. + Tác dụng sinh lí của dòng điện. 4.3 / Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HỌC TẬP Vào bài( 1 phút) Cho HS quan sát ảnh chụp cần cẩu dung nam châm điện ở trang đầu chương III. GV đặt vấn đề: Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có câu trả lời. Hoạt động 1:Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện. GV: Nam châm có tính chất gì? HS: Nam châm có thể hút các vật bằng sắt thép. GV: Cho HS quan sát 1 nam châm. Tại sao người ta lại sơn màu đánh dấu hai nửa nam châm khác nhay? HS: Để đánh dấu 2 cực cùa nam châm. Đó là cực bắc và cực nam. GV dùng mạch hình 23.1(tr 63), giới thiệu về nam châm điện. Sau đó hướng dẫn HS mắc mạch điện hình 23.1, khảo sát tính chất của nam châm điện để trả lời C1 GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm làm C2 Hs: Nhận dụng cụ thí nghiệm. GV: Yêu cầu Hs nêu dung cụ TN và cách tiến hành. HS: Dụng cụ TN: 1 cuộn dây cuốn quanh lõi sắt, kim nam châm,khóa K, dây dẫn, pin. Cách tiến hành: mắc mạch theo sơ đồ. GV: Gọi 1 nhóm bất kì trà lời. HS: Trà lời: HS: Nhận xét. GV gợi ý: Khi ngắt hoặc đóng công tắc đưa đinh sắt, dây đồng lại gân cuộn dây, có hiện tượng gì? GV:Qua thí nghiệm đó ta thấy gì? Hs hoạt động cá nhân trả lời. Kết luận: GV: Giới thiệu thêm một ứng dụng từ của dòng điện nữa là chuông điện và cách hoạt động của nó. HS: Lắng nghe và quan sát, theo dõi SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện.(10 phút) GV: Giới thiệu dụng cụ TN hình 23.3( chưa đóng công tắc) Dụng cụ TN: bình Acquy, bình đựng dung dich CuSO4 có chứa 2 thỏi than và ở trên bình có nắp đậy, bóng đèn và dây dẫn. Cách tiến hành TN: Mắc mạch như hình 23.3 SGK/tr 64. Cho HS quan sát màu sắc ban đầu của thỏi than( màu đen), chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm của nguồn điện. Đóng mạch cho đèn sáng. HS: hoạt động cá nhân trả lời C5, C6. GV thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. hiện tượng đồng( Cu) tách khỏi dung dịch muối đồng( CuSO4) khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học. HS: Hoàn thành kết luận. GV: Dùng khăn khô lau hết lớp đồng bám vào thỏi than cho sạch. Gv: Thông báo một số ứng dụng hóa học của dòng điện trong thực tế.( nạp Acquy, mạ điện đúc điện, luyện kim, điều chế các chất như O2 và H2). Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện.( 10 phút) Ở bài 22, ta đã biết chất khí(trong đèn bút thử điện) và chất bán dẫn( trong đèn LED) cũng có thể dẫn điện, ở bài này ta còn biết thêm chất lỏng và cả cơ thể người cũng có thể dẫn điện. Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK. Nêu tác dụng sinh lí của dòng điện. Hs: Hoạt động cá nhân trả lời. GV: Dòng điện qua cơ thể người có thể có hại hay có lợi? VD? Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gi? HS: Hoạt động cá nhân lời. GV thông báo: Điện trở cuả cơ thể người khá lớn, thấp nhất gần 600Ω. Tác dụng sinh lí của dòng điện gây nguy hiểm cho tính mạng con người về cơ bản do cường độ dòng điện, thời gian kéo dài và vùng cơ thể dòng điện chạy qua tạo nên. Lưu ý: Không tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện khi chưa biết rõ cách sữ dụng. HS: hoạt động cá nhân làm C7, C8. I. Tác dụng từ: Nhắc lại tính chất của nam châm: Nam châm hút sắt thép. Mỗi nam châm có hai cực. Nam châm điện: C1: Khi công tắc mở không có hiện tượng gì xảy ra. Khi cong tắc đóng, đầu cuộn dây hút đinh sắt, không hút nhôm, đồng. Khi đưa một trong hai cực nam châm lại gần thì cực nam châm bị đẩy hoặc bị hút. Nếu đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước nay bị đẩy và ngược lại. Qua TN ta thấy được: + Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt, cuộn dây có tác dụng như nam châm. + Nam châm này cũng có hai cực. KL: - Cuộn dây cuốn quanh lõi sắt non khi có dòng điện chạy qua là nam châm điện. - Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. II/ Tác dụng hóa học của dòng điện. Thí nghiệm. C5: Dung dịch muối đồng sunfat(CuSO4)là chất dẫn điện vì đèn sáng. C6: Sau TN , thỏi than nối với cực âm được phủ một màu đỏ nhạt. KL: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp bằng đồng. III. Tác dụng sinh lí của dòng điện. Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện có thể làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người. Vận dụng: C7: C C8: D 5/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP( 8 phút) 5.1/ Tổng kết Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà các em đã học? VD? Các tác dụng của dòng điện: Tác dụng nhiệt: Bàn ủi, nồi cơm điện... Tác dụng phát sáng: Đèn ống dài, đèn LED Tác dụng từ: Chuông điện, điện thoại, các mạch điện tử của Radio, Tivi Tác dụng hóa học: Mạ điện, điều chế các chất Tác dụng sinh lí: Dùng các xung điện thích hợp để làm tim ngừng đập hoạt động trở lại 5.2 / Hướng dẫn học tập Đối với bài học ở tiết này: - Học thuộc ghi nhớ sgk.s - Làm bài tập: 23.1- 23.4 SBT. - Đọc phần có thể em chưa biết trang 65 SGK. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: ôn tập lại các nội dung đã học trong chương, chuẩn bị cho kiểm tra: + Có mấy loại điện tích? Những điện tích loại nào thì đẩy nhau, hút nhau? + Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Dòng điện có những tác dụng gì? 6 /PHỤ LỤC: Không có.

File đính kèm:

  • docTIET 25.doc