Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 17, Bài 16: Tổng kết chương 2 - Âm nhạc - Năm học 2013-2014

HĐ1: Tự kiểm tra

GV tổ chức cho HS kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong nhóm .

HS : Hoạt động nhóm kiểm tra chéo xem bạn đã làm xong đề cương ôn tập chưa .

HĐ2 : Thảo luận về các câu hỏi tự kiểm tra .

GV : tổ chức cho HS thảo luận , lần lượt trả lời 8 câu hỏi phần tự kiểm tra .

HS : Thảo luận về các câu trả lời trong phần tự kiểm tra .

GV? Âm truyền qua được những môi trường nào

GV? Thế nào là âm phản xạ ?

HS : Trả lời .

GV? Thế nào là tiếng vang ?

HS : Trả lời khái niệm tiếng vang và chọn phương án trả lời đúng ở câu 5

GV? Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm ?

HS : Trả lời câu hỏi từ đó chọn phương án trả lời đúng .

GV : Yêu cầu HS nêu một số vật liệu cách âm tốt .HĐ3 : Vận dụng

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 17, Bài 16: Tổng kết chương 2 - Âm nhạc - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/12/2013 Ngày giảng : 10/12/2013 Tiết 17 Bài 16. TỔNG KẾT CHƯƠNG II – ÂM HỌC I. Mục tiêu: 1 Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. Hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và chương II 2 Kỹ năng: Vận dụng kiến để trả lời được một số câu hỏi và bài tập 3 Thái độ: Yêu thích môn học II. Chuẩn bị: HS chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra. III. Tiến trình lên lớp: A .Ổn định lớp. B. Kiểm tra bài cũ. C. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1: Tự kiểm tra GV tổ chức cho HS kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong nhóm . HS : Hoạt động nhóm kiểm tra chéo xem bạn đã làm xong đề cương ôn tập chưa . HĐ2 : Thảo luận về các câu hỏi tự kiểm tra . GV : tổ chức cho HS thảo luận , lần lượt trả lời 8 câu hỏi phần tự kiểm tra . HS : Thảo luận về các câu trả lời trong phần tự kiểm tra . GV? Âm truyền qua được những môi trường nào GV? Thế nào là âm phản xạ ? HS : Trả lời . GV? Thế nào là tiếng vang ? HS : Trả lời khái niệm tiếng vang và chọn phương án trả lời đúng ở câu 5 GV? Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm ? HS : Trả lời câu hỏi từ đó chọn phương án trả lời đúng . GV : Yêu cầu HS nêu một số vật liệu cách âm tốt .HĐ3 : Vận dụng GV : Yêu cầu HS trả lời câu 1, 2, 3 . Yêu cầu mỗi câu chuẩn bị một phút . HS : Thảo luận , thống nhất câu trả lời đúng và ghi vở . GV : Yêu cầu HS trả lời C4 . GV? Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành vũ trụ như thế nào ? GV? Tại sao nhà du hành vũ trụ không nói chuyện trực tiếp được ? HS : Vì ngoài khoảng không vũ trụ là chân không .GV? Khi chạm mũ thì nói chuyện được . Vậy âm truyền đi qua môi trường nào ? HS : Môi trường không khí Mũ ( rắn ) Không khí Tai . GV : Yêu cầu HS thảo luận trả lời C5 . ? Ngõ như thế nào mới có âm được phản xạ nhiều lần và kéo dài tạo ra tiếng vang ? HS : Thảo luận trả lời C5 . GV : Yêu cầu HS làm C6 và C7 . HĐ 4 : Tổ chức trò chơi giải ô chữ GV : Giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẵn . Lớp chia làm 4 tổ , mỗi tổ được được bốc thăm để chọn một câu hỏi ( từ 1 đến 7 ) điền ô chữ vào hàng ngang . Điền đúng được 1 điểm , điền sai 0 điểm , thời gian không quá 1 phút cho mỗi câu . Tổ nào phát hiện được nội dung ô chữ hàng dọc được 2 điểm . Tổ nào đoán sai bị loại khỏi cuộc chơi . GV: Xếp loại các tổ sau cuộc chơi . I. Tự kiểm tra 1. a, d, e . a. Các nguồn phát âm đều dao động . b.Vận tốc truyền âm trong không khí: 340 m/s c. Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn : 70 dB 2. a. Tần số dao động càng lớn âm phát ra càng bổng . b. Tần số dao động càng nhỏ âm phát ra càng trầm . c. Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to . d. Dao /đ yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ . 3. Âm truyền được qua các môi trường R, l, khí, không truyền được qua chân không . 4. Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một mặt chắn . 5. Chọn D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra . 7.b. Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá . d. Hát karaôkê to lúc ban đêm . 8. Gạch, gỗ, bê tông, kính ... II. Vận dụng 1.Vật dao động phát ra âm trong kèn lá là phần lá bị thổi . 2. Chọn C . Âm không thể truyền trong chân không . C4: Trong mũ có không khí nên tiếng nói từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia C5: Đêm yên tĩnh ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ . Ban ngày tiếng vang bị thân thể nười qua lại hấp thụ hoặc bị tiếng ồn át nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân . C6 : A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ . C7: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn SGK. III. Trò chơi ô chữ Hàng 1 : Chân không Hàng 2 : Siêu âm Hàng 3 : Tần số Hàng 4 : Phản xạ âm Hàng 5 : Dao động Hàng 6 : Tiếng vang Hàng 7 : Hạ âm - Từ hàng dọc : Âm thanh D - Củng cố. Lòng vào nôi dung bài học. E. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà các em trả lời một số câu hỏi. 1.Đặc điểm chung của nguồn âm? 2.Âm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào ? 3.Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ? Đơn vị độ to. Giới hạn độ to của âm để không ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn nghe ấm tốt? 4.Âm truyền qua môi trường nào ? Trong môi trường nào âm truyền tốt? 5.Âm phản xạ là gì ? Khi nào nghe được tiếng vang của âm? Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém. 6.Nêu các phương pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Đồng thời về nhà các em xem lại toàn bộ nội dung chương I, chương II hôm sau kiểm tra học kì I.

File đính kèm:

  • doct17 on tap.doc