I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về nhiệt học đã được học.
- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất. Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về nhiệt học.
- Thái độ: Tạo sự yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
- Một số bảng phụ ghi sẵn một số câu hỏi và bài tập về nhiệt học.
III. Phương pháp
- Thực hành, thí nghiệm trực quan.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 34, Bài 30: Tổng kết chương 2 - Nhiệt học - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36 Ngày soạn: 2/5/2014
Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG II - NHIỆT HỌC
Tiết 34 Ngày dạy: 5/5/2014
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về nhiệt học đã được học.
- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất. Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về nhiệt học.
- Thái độ: Tạo sự yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
- Một số bảng phụ ghi sẵn một số câu hỏi và bài tập về nhiệt học.
III. Phương pháp
- Thực hành, thí nghiệm trực quan.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Kiểm tra chuẩn bị của học sinh (5’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị của HS thông qua lớp phó học tập hoặc các tổ trưởng.
- GV trực tiếp kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của một số HS nêu nhận xét chung việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- Lớp phó học tập, các tổ trưởng kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập (20’)
- GV hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi theo từng phần.
- Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 1 đến câu 4 để hệ thống phần một số đại lượng vật lý.
Câu 1: Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?
Câu 2: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất; chất nào nở vì nhiệt ít nhất.?
Câu 3: Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra lực rất lớn?
Câu 4: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống?
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận tiếp câu 5 đến câu 9 để hệ thống về phần sự chuyển thể của các chất.
Câu 5: Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với chiều mũi tên.
Câu 6: Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?
Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun.
Câu 8: Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 9: Ở nhiệt độ nào thì chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
1. Tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của một số chất:
- HS đọc câu hỏi và phần trả lời của các câu từ câu 1 đến câu 4.
Câu 1: Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
Câu 2: Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
Câu 3: HS tự tìm ví dụ minh họa
Câu 4: Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt.
+ Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
+ Nhiệt kế thủy ngân dùng đo trong các thí nghiệm.
+ Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
2. Tìm hiểu về sự chuyển thể của các chất
- HS thảo luận tiếp câu 5 đến câu 9, sau đó đại diện từng nhóm trả lời các câu.
Câu 5:
(1) Nóng chảy (2) Bay hơi
(3) Đông đặc (4) Ngưng tụ
Câu 6: Mỗi chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
Câu 7: Trong thời gian đang nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù ta vẫn tiếp tục đun.
Câu 8: Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 9: Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ơ nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng cúa chất lỏng.
Hoạt động 3: Câu hỏi và bài tập vận dụng (15’)
- GV hướng dẫn HS thảo luận từng câu. Chốt lại kết kết quả đúng, yêu cầu HS chữa vào vở.
- Kiểm tra HS phần trả lời câu hỏi có thể cho điểm HS theo từng câu hỏi tương ứng.
- Gọi HS khác trong lớp nhận xét phần trả lời của bạn. Sau đó đánh giá cho điểm.
Câu 1. C
Câu 2. C
Câu 3: Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
Câu 4: a) sắt. b) rượu
c) Vì nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng
- Không, vì ở nhiệt độ này thủy ngân đông đặc.
Câu 5: Bình đúng: chỉ cần để ngọn lửa dù nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước.
Câu 6:
a) Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy.
Đoạn DE ứng với quá trình sôi.
b) Trong đoạn AB ứng với nưới ở thể rắn.
Trong đoạn CD ứng với nước ở thể lỏng và thể hơi..
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn (5’)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ theo thể lệ trò chơi (SGK):
- Hướng dẫn HS về nhà ôn tập chuẩn bị Kiểm tra HK2
Trò chơi ô chữ
- HS chia thành 2 nhóm, tham gia trò chơi
V. Rút kinh nghiệm:
Ngaøy thaùng naêm 2014
Kí duyeät
File đính kèm:
- Tiết 34.doc