Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Mạnh Tường

I.MỤC TIÊU

- Kiến thức:

Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài. Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

- Kỹ năng:

Biết ươc lượng gần đúng một số độ dài cần đo, biết đo độ dài của một số vật thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đo và sử dụng thước đo phù hợp

- Thái độ:

 Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt đông nhóm.

II.CHUẨN BỊ

- Mỗi nhóm:1thước kẻ có ĐCNN1mm, 1thước dây có ĐCNN 0,5mm, chép vào vở bảng 1.1 kết quả đo độ dài.

- Cả lớp: Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm, ĐCNN 2mm.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc98 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Mạnh Tường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vạn năng, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 bình cầu (cốc đốt), 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế dầu, 1 đồng hồ. - Mỗi HS: 1 bảng 28.1 và đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy kẻ ô vuông. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 6A 6B 6C 2. Kiểm tra bài cũ: GV thu vở của một số HS kiểm tra việc các em trả lời các câu hỏi ở bài trước. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi - GV đặt bộ dụng cụ thí nghiệm (của tiết trước) lên bàn GV. Yêu cầu đại diện của một nhóm HS dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm đó mô tả lại thí nghiệm về sự sôi: Cách bố trí thí nghiệm, phân công các bạn trong nhóm theo dõi, ghi kết quả thí nghiệm, nêu kết quả và nhận xét về đường biểu diễn theo hướng dẫn từ tiết trước. - Điều khiển HS thảo luận về kết quả thí nghiệm theo từng câu hỏi C1, C2, C3, C4 (SGK/87). - Trong cuộc tranh luận của Bình và An (phần mở bài), ai đúng, ai sai? - Rút kết luận gì về sự sôi của nước? (Hoàn thành câu C6). - GV thông báo: Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau, người ta cũng rút ra được kết luận tương tự. - GV giới thiệu bảng 29.1: Nhiệt độ sối của một số chất ở điều kiện chuẩn. - Gọi HS cho biết nhiệt độ sôi của một số chất. - Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi không? HĐ2: Làm bài tập vận dụng - Hướng dẫn HS thảo luận về câu trả lời của các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng. - Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 28-29.3 (SBT): Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi, hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào? - GV chốt lại đáp án đúng. II- Nhiệt độ sôi 1-Trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi. HS dưới lớp theo dõi việc mô tả lại thí nghiệm và tham gia góp ý về cách tổ chức thí nghiệm trong nhóm. - Các nhóm thảo luận về câu trả lời của các nhân câu C1, C2, C3, C4 để có câu trả lời chung. - HS thảo luận cả lớp về các câu trả lời. - Cá nhân tự chữa vào vở những câu trả lời. 2- Kết luận - HS thảo luận chung cả lớp để trả lời C5 và hoàn thiện C6 C6:a) Nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước. b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng. - HS theo dõi bảng 29.1: Nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện chuẩn để nhận xét được: Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. - Trả lời câu hỏi của GV: Không. Vì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. III- Vận dụng - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C7, C8, C9. - Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong quá trình nước sôi. C8: Vì thuỷ ngân sôi ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ sôi của nước. C9: AB là quá trình nước tăng nhiệt độ BC là quá trình nước sôi. - HS ghi phần kết luận vào vở (phần ghi nhớ). - HS vận dụng giải thích sự khác nhau giữa sự sôi và sự bay hơi, thảo luận đê đi đến đáp án đúng và ghi vở Sự bay hơi Sự sôi - Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng. - Chỉ xảy ra ở mặt thoáng. - Xảy ra ở một nhiệt độ xác định. - Xảy ra đồng thời ở mặt thoáng và trong lòng chất lỏng. 4. Củng cố - GV hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “Có thể em chưa biết” - Giải thích tại sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường? - Nêu một số ứng dụng trong thực tế. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 28-29.1,28-29.2, 28-29.7, 28-29.8 (SBT) - Chuẩn bị kiến thức về phần nhiệt học giờ sau ôn tập. Ngày soạn: 27/04/2013 TIẾT 34 – ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn lại những kiến thức cơ bản về sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. 3.Thái độ: - Tạo cho các em thái độ yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp. II. CHUẨN BỊ - Cả lớp: Bảng phụ kẻ ô chữ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 6A 6B 6C 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức cho HS ôn tập những kiến thức cơ bản - GV nêu từng câu hỏi để HS thảo luận từng vấn đề theo các câu hỏi trong SGK. - Yêu cầu HS tóm tắt lại thí nghiệm dẫn đến việc rút ra được nội dung này (cho các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9). - Với câu hỏi 5: GV treo bảng phụ đã ghi sẵn câu hỏi, gọi một HS điền vào bảng. - GV có thể ch điểm những HS tích cực tham gia phần thảo luận ôn tập kiến thức cũ. HĐ2:Tổ chức cho HS làm các bài tập vận dụng - Cho HS làm bài tập vận dụng ra phiếu học tập và điều khiển HS thảo luận (có thể thì dùng đèn chiếu). HS trong lớp nhận xét và đưa ra đáp án đúng. Chú ý: Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. Ở cao hơn nhiệt độ này thì chất ở thể lỏng, ở thấp hơn nhiệt độ này thìd chất ở thể rắn. Hơi của một chất tồn tại cùng với chất đó ở thể lỏng. HĐ3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ - GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn ô chữ. - Điều khiển HS tham gia chơi giải ô chữ. Chọn 4 HS đại diện cho 4 nhóm (2 nhóm), mỗi HS được phép trả lời 2 (4) câu hỏi, trả lời đúng được 1 điểm. Đoán được từ hàng dọc được 2 điểm. Đội được nhiều điểm hơn là đội thắng. I- Ôn tập - HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. HS khác nhận xét, bổ xung. - Tự ghi nội dung kiến thức cơ bản vào vở. 1-Thể tích của hầu hết các chất lỏng tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. 2- Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất. Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. 4- Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt. 6- Mỗi chất nóng chảy và đông dặc ở cùng một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau. 7- Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi. 8- Các chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. 9- Ở nhiệt độ sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Ở nhiệt độ này, chất lỏng bay hơi cả trong lòng chất lỏng và cả trên mặt thoáng. II- Vận dụng - Cá nhân HS chuẩn bị câu trả lời vào phiếu học tập. - Tham gia thảo luận trên lớp để hoàn thành phần bài tập vận dụng. 1- C 2- C 3- Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản. 4- a) sắt b) rượu c) Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng. Còn ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc. d) Câu trả lời phụ thuộc nhiệt độ lớp học. 6- BC: là quá trình nóng chảy DE: là quá trình sôi. III- Trò chơi ô chữ - Mỗi một nhóm HS cử một đại diện tham gia trò chơi ô chữ dưới sự điều khiển của GV 1- Nóng chảy 2- Bay hơi 3- Gió 4- Thí nghiệm 5- Mặt thoáng 6- Đông đặc 7- Tốc độ Từ hàng dọc: Nhiệt độ 4. Củng cố - GV hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của chương 2: Nhiệt học 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ II. Ngày soạn: 04/05/2013 TIẾT 35: KIỂM TRA HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS tự kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu các kiến thức đã học ở học kì I 2. Kĩ năng: - Hình thành kĩ năng trình bày bài giải khoa học, chính xác. 3.Thái độ: - Giáo dục đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập II.ĐỀ BÀI Phần I .Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: Câu 1 :Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng B.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng C. Khối lượng của chất lỏng giảm D.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm Câu 2:Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy: A.Bỏ cục nước đá vào một cốc nước B.Đúc chuông đồng C.Đốt ngọn nến D.Đốt ngọn đèn dầu Câu 3:Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A.Khí,lỏng,rắn B.Lỏng,khí,rắn C.Rắn,lỏng,khí D.Khí,rắn,lỏng Câu 4:Tại sao trồng chuối hay mía người ta lại phạt bớt lá. A.Nhằm tiện cho việc đi lại chăm sóc cây B.Giảm bớt sự bay hơi làm cây dễ bị mất nước C.Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho lá cây D .Cả 3 lí do trên Câu 5:Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? A.Các chất rắn nở ra khi nóng lên B.Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau C.Các chất rắn co lạu khi lạnh đi D.Các chất rắn nở vì nhiệt ít Câu 6: Nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi lần lượt là: A.00 C và 1000C. C. -1000 C và 1000C. B.370 C và 1000C. D. 00 C và 370C. Phần II. Phần tự luận :( 7 điểm). Câu 7(1đ): Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Câu 8 (1đ): Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 9(2đ): Đổi 200C sang độ F. Đổi 860 F sang độ C. Câu 10 (3đ): Cho đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian khi làm đông đặc một chất lỏng như hình 1: a) Ở nhiệt độ nào chất lỏng bắt đầu đông đặc ? Thời gian Nhiệt độ (0C) 0 -2 -4 -6 2 4 6 8 10 12 Hình 1 1 2 3 4 5 6 7 8 b) Đoạn thẳng nào thể hiện nhiệt độ đông đặc? Tại sao? c) Đây là chất gì? Tại sao? (phút) III. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Thang điểm 1 D 0,5đ 2 C 0,5đ 3 C 0,5đ 4 B 0,5đ 5 A 0,5đ 6 A 0,5đ 7 - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng->Nóng chảy - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ->Đông đặc 0,5đ 0,5đ 8 Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng 1đ 9 a) 200C = 320F + (20 x 1,8)0F = 680F b) 860F = (86- 32): 1.80F = 300C 1đ 1đ 10 Ở 0oC chất lỏng trên bắt đầu đông đặc Đoạn thẳng nằm ngang.Tại vì khi nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ không thay đổi. c. Đây là nước, vì nước đông đặc hay nóng chảy ở 0oC 1đ 1đ 1đ IV.CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 6A 6B 6C 2.Kiểm tra: Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh 3.Thu bài,nhận xét giờ kiểm tra: 4.Hướng dẫn về nhà: Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương trình Vật Lý 6

File đính kèm:

  • docGiao an Ly 6.doc