Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 33, Bài 29: Sự sôi (Tiếp theo) - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Nhận biết được hiện tượng sôi và nhớ lại các đặc điểm của sự sôi.

- Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng có liên quan đến nhiệt độ sôi. Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của sự sôi và sự bay hơi.

- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực khi tiến hành tìm hiểu và sự sôi.

II. Chuẩn bị:

- Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ của nước vào thời gian. Bảng 28.1 trong SGK kẻ sẵn.

- Bộ dụng cụ thí nghiệm ở hình 28.1 SGK.

III. Phương pháp

- Thực hành, thí nghiệm trực quan.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.

IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.

 + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 33, Bài 29: Sự sôi (Tiếp theo) - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Ngày soạn: 2/5/2014 Tiết 33 Ngày dạy: /5/2014 Bài 29: SỰ SÔI (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết được hiện tượng sôi và nhớ lại các đặc điểm của sự sôi. - Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng có liên quan đến nhiệt độ sôi. Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của sự sôi và sự bay hơi. - Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực khi tiến hành tìm hiểu và sự sôi. II. Chuẩn bị: - Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ của nước vào thời gian. Bảng 28.1 trong SGK kẻ sẵn. - Bộ dụng cụ thí nghiệm ở hình 28.1 SGK. III. Phương pháp - Thực hành, thí nghiệm trực quan. - Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS. IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp. + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề bài mới (10’) - Đvđ: Trong tiết học trước, chúng ta mới chỉ làm thí nghiệm, ghi lại các hiện tượng quan sát được, chưa rút ra những nhận xét cần thiết. Do đó cũng chưa có cơ sở để kết luận là An hay Bình đúng trong cuộc tranh luận nêu ra ở đầu bài trước. Trong tiết này, chúng ta sẽ dựa vào kết quả thí nghiệm để rút ra những nhận xét vể các đặc điểm của sự sôi. Từ đó khẳng định được An hay Bình đúng. - GV đặt bộ dụng cụ thí nghiệm của tiết trước lên bàn giáo viên. - Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình từ cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi và ghi kết quả. - Nhận xét về đường biểu diễn theo hướng dẫn của GV của các nhóm ở tiết trước. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS xem lại kết quả thí nghiệm và đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian theo thí nghiệm bài 28. - Đại diện nhóm mô tả lại thí nghiệm. Các em còn lại theo dõi việc mô tả lại thí nghiệm và tham gia đóng góp ý kiến về cách tổ chức thí nghiệm của nhóm mình. Hoạt động 2: Phân tích thí nghiệm, rút ra kết luận (25’) - GV điều khiển học sinh thảo luận về kết quả thí nghiệm theo từng câu hỏi từ C1-C4 ? Nhiệt độ nào xuất hiện bọt khí ở đáy bình? ? Nhiệt độ nào bọt khí tách khỏi đáy bình? ? Nhiệt độ nào bột khí nổi lên mặt nước, vỡ? ? Khi đang sôi nhiệt độ nước có tăng không? - Lưu ý HS khi tiến hành TN thì nhiệt độ sôi của nước có thể không là 1000C do không có nước nguyên chất, áp suất khí quyển không phải là áp suất của điều kiện chuẩn, và nhất là nhiệt kế chúng ta dùng chưa phải là nhiệt kế cho phép đó chính xác nhiệt độ. - Giới thiệu bảng 29.1 nhiệt độ sôi một số chất. ? Các chất khác nhau sôi ở một nhiệt độ như thế nào? - Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi C5, C6. Rút ra kết luận II. NHIỆT ĐỘ SÔI. 1. Trả lời câu hỏi. - Từ C1 - C3 học sinh trả lời theo kết quả thí nghiệm thực tế của nhóm - C4: Khi đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng. - Các chất khác nhau sôi ở một nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ này là nhất định. 2. Rút ra kết luận: - Trả lời câu C5, C6. + C5: Bạn Bình đúng. + C6: a) (1) 1000C (2) nhiệt độ sôi b) (3) không thay đổi. c) (4) bọt khí (5) mặt thoáng. Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn (10’) - GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu C7, C8, C9. - Yêu cầu HS thảo luân và nêu những điểm giống nhau và khác nhau của sự sôi và sự bay hơi. + Giống nhau: Đều là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. + Khác nhau: Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ, và chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chắt lỏng. Còn sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định, và xảy ra cả ở mặt thoáng chất lỏng lẫn trong lòng chất lỏng. - Hướng dẫn làm bài tập (SBT). Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra HK2 - HS: thảo luận và trả lời câu C7, C8, C9. C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi. C8: Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. V. Rút kinh nghiệm: Ngaøy thaùng naêm 2014 Kí duyeät

File đính kèm:

  • docTiết 33.doc