Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 28, Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn. Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.

- Kỹ năng: Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn. Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

-Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ đường biểu diễn.

II. Chuẩn bị:

- Một giá đỡ thí nghiệm; hai kẹp vạn năng; một nhiệt kế chia độ tới 1000C; một đèn cồn; một kiềng và lưới đốt; một cốc đốt; một ống nghiệm và một que khuấy; băng phiến tán nhỏ, nước; một bảng phụ có kẻ sẵn bảng kết quả thí nghiệm 24.1 SGK.

- Mỗi học sinh một thước kẻ, một bút chì, một tờ giấy kẻ ô vuông.

III. Phương pháp

- Thực hành, thí nghiệm trực quan.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.

IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.

 + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 28, Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: 29/3/2014 Tiết 28 Ngày dạy: 31/3/2014 Bài 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC I. Mục tiêu: - Kiến thức: Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn. Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. - Kỹ năng: Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn. Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản. -Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ đường biểu diễn. II. Chuẩn bị: - Một giá đỡ thí nghiệm; hai kẹp vạn năng; một nhiệt kế chia độ tới 1000C; một đèn cồn; một kiềng và lưới đốt; một cốc đốt; một ống nghiệm và một que khuấy; băng phiến tán nhỏ, nước; một bảng phụ có kẻ sẵn bảng kết quả thí nghiệm 24.1 SGK. - Mỗi học sinh một thước kẻ, một bút chì, một tờ giấy kẻ ô vuông. III. Phương pháp - Thực hành, thí nghiệm trực quan. - Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS. IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp. + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề bài mới (5’) ? Nhận xét kết quả bài thực hành đo nhiệt độ * Đặt vấn đề: Theo các em để đúc một pho tượng đồng người ta phải làm những việc gì? - Hướng dẫn HS thảo luận để dẫn đến quy trình đúc tượng đồng: làm khuôn, đun cho đồng nóng chảy rồi đổ vào khuôn, chờ cho đồng nguội đi đông đặc lại rồi tháo khuôn, hoàn chỉnh pho tượng. - HS: Đọc phần thông tin đầu bài trong SGK. - HS: Dự đoán và thảo luận về quy trình đúc đồng, nêu được ba giai đoạn chính: + Nấu đồng nóng chảy. + Đổ đồng nóng chảy vào khuôn. + Để nguội cho đồng đông đặc lại. Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy, phân tích kết quả thí nghiệm (30’) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của sự nóng chảy bằng cách làm thí nghiệm. - GV giới thiệu cách làm thí nghiệm (hình 24.1). Yêu cầu HS quan sát vào bảng 24.1 và nêu thông tin thu thập từ ba số liệu đăc trưng. - GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian dựa vào bảng 24.1 và trả lời câu hỏi. ? Khi đun nóng (từ 0-6 phút) nhiệt độ của băng phiến ntn, đường biểu diễn ntn? ? Nhiệt độ nào băng phiến bắt đầu nóng chảy? ? Trong thời gian nóng chảy (phút 8-11) nhiệt độ ntn, đường biểu diễn ntn? ? Khi nóng chảy hết thì nhiệt độ, đường biểu diễn ntn? I. SỰ NÓNG CHẢY. 1. Thí nghiệm: - HS tìm hiểu cách làm thí nghiệm về sự nóng chảy. Quan sát bảng 24.1 để vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến. 2. Phân tích kết quả thí nghiệm. Căn cứ vào đường biểu diễn. Trả lời câu hỏi: + C1: Nhiệt độ tăng dần, đường biểu diễn nằm nghiêng. + C2: 80oC, băng phiến ở thể rắn và lỏng + C3: Nhiệt độ không thay đổi, đường biểu diễn nằm ngang + C4: Nhiệt độ tăng dần, đường biểu diễn nằm nghiêng. Hoạt động 3: Rút ra kết luận (5’) - GV hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong câu C5. - GV yêu cầu HS lấy ví dụ về sự nóng chảy trong thực tế đời sống. - Thông báo: Băng phiến nóng chảy ở 800C vậy các chất khác có nóng chảy ở 800C hay không? - GV treo bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất lên bảng và đặt câu hỏi về nhiệt độ nóng chảy của các chất đó. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận chung về sự nóng chảy. * Tích hợp: Theo em sự nóng lên của Trái đất sẽ gây ra những tác hại gì? - Để giảm tác hại của mực nước biển dâng cao cần có những kế hoạch gì? 3. Kết luận: - Hoàn thành câu câu C5: + C5: (1) 800C. (2) không thay đổi. - HS tìm ví dụ minh họa về sự nóng chảy trong thực tế đời sống. - Rút ra kết luận chung về sự nóng chảy. - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. - Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. * Do sự nóng lên của Trái Đất mà băng ở hai địa cực tan ra làm mực nước biển dâng cao =>có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Để giảm thiểu tác hại của mực nước biển dâng cao, các nước trên thế giới (đặc biệt các nước phát triển) cần có kế hoạch giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn (5’) - GV: Yêu cầu HS nêu lại kết luận chung về sự nóng chảy. - Nêu một số ví dụ minh họa về sự nóng chảy của một số chất. - Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C5 vào vở học. Làm bài tập trong SBT. - Chuẩn bị bài: Sự nóng nhảy và đông đặc (tiếp theo) V. Rút kinh nghiệm: Ngaøy thaùng naêm 2014 Kí duyeät

File đính kèm:

  • docTiết 28.doc