I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhận biết cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế. Phân biệt nhiệt giai Cenxiut và Farenhai, cách chuyển đổi giữa 2 nhiệt giai
- Kỹ năng: Sử dụng nhiệt kế đúng mục đích
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập
II. Chuẩn bị:
- Ba côc thủy tinh, Một chậu đựng nước, Một bình đựng nước đá, Một phích nước nóng, Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thủy ngân, một nhiệt kế y tế
III. Phương pháp
- Thí nghiệm trực quan, tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 25, Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 28/2/2014
Tiết 25 Ngày dạy: 3/3/2014
Bài 22: NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhận biết cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế. Phân biệt nhiệt giai Cenxiut và Farenhai, cách chuyển đổi giữa 2 nhiệt giai
- Kỹ năng: Sử dụng nhiệt kế đúng mục đích
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập
II. Chuẩn bị:
- Ba côc thủy tinh, Một chậu đựng nước, Một bình đựng nước đá, Một phích nước nóng, Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thủy ngân, một nhiệt kế y tế
III. Phương pháp
- Thí nghiệm trực quan, tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn dề bài mới (5’)
? Tính chất hoạt động của băng kép là thế nào? Băng kép dùng để làm gì?
? Tại sao mối cầu phải có khoảng hở?
* Đvđ: Như phần mở bài trong SGK
-
Hoạt động 2: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh (20’)
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Nêu dụng cụ thí nghiệm
? Nêu các bước làm thí nghiệm và trả lời C1?
- Lấy nước ở trong chậu đổ vào 3 côc thủy tinh
- Đổ nước nóng vào cốc c và bỏ đá vào cốc a
- Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay phải vào cốc a, ngón tay trỏ của bàn tay trái vào cốc c (để khoảng 1ph).
? Các ngón tay có cảm giác như thế nào?
- Rút cả 2 ngón tay ra vào nhúng vào cốc b
? Cảm giác của các ngón tay sau khi nhúng vào cốc b?
? Cảm giác của ngón tay có cho biết chính xác mức độ nóng lạnh không?
? Thí nghiệm ở hình 22.3 và hình 22.4 dùng để làm gì (C2)?
- GV: Phát cho các nhóm nhiệt kế
? Đọc GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế?
? Vậy nhiệt kế dùng để làm gì?
? Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài của nhiệt kế?
- GV giới thiệu chung về cấu tạo của nhiệt kế
? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì?
1. Nhiệt kế
- Thí nghiệm – Trả lời câu hỏi
+ C1: Lấy nước ở trong chậu đổ vào 3 côc thủy tinh. Bỏ đá vào cốc a và đổ nước nóng vào cốc c. Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay phải vào cốc a, ngón tay trỏ của bàn tay trái vào cốc c (để khoảng 1ph).
=> Ngón trỏ tay phải cảm giác lạnh, ngón trỏ tay trái cảm giác nóng.
Rút cả 2 ngón tay ra vào nhúng vào bình b
=> Ngón tay đang lạnh cảm giác nóng lên, còn ngón tay đang nóng cảm giác lạnh đi.
=> Kết luận: Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng lạnh
+ C2: H22.3-H22.4 xác định nhiệt độ 00C và 1000C từ đó vẽ vạch chia độ cho nhiệt kế.
+ C3: Tìm hiểu GHĐ, ĐCNN, công dụng
Loại
nhiệt kế
GHĐ
ĐCNN
Công dụng
NK thủy ngân
Từ -300C
→1300C
10C
Đo t0 phòng TN
NK rượu
Từ -200C
→ 500C
10C
Đo t0
khí quyển
NK y tế
Từ 350C
→ 420C
0,10C
Đo t0
Cơ thể
+ C4: Tìm hiểu cấu tạo nhiệt kế: bầu, ống quản, cột chất lỏng, thang chia độ
+ Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệt giai (13’)
- GV giới thiệu về nhiệt giai Xenxiut
- GV giới thiệu nhiệt giai Farenhai
- Giáo viên hướng dẫn đổi từ 0C sang 0F
2. Nhiệt giai
a, Nhiệt giai Xenxiut
- Trong nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C và của hơi nước đang sôi là 1000C.
- Những nhiệt độ thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm
b, Nhiệt giai Farenhai
- Trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F và của hơi nước đang sôi là 2120F
- Vậy 1000C ứng với 2120F-320F=1800F
10C ứng với 1,80F
* 200C = 00C+200C = 320F+20x1,80F = 680F
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn (7’)
- Cho HS làm C5
- Hướng dẫn HS làm BT 22.1-22.7 SBT
- Hướng dẫn Ôn tập từ bài 18 đến bài 22
- Làm C5: Đổi 300C, 370C sang 0F
V. Rút kinh nghiệm:
Ngaøy thaùng naêm 2014
Kí duyeät
File đính kèm:
- Tiết 25.doc