I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết khi dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Nêu được ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng cho hợp lý trong từng trường hợp.
- Giải được các bài tập đơn giản, giải thích được một số trường hợp sử dụng mặt phẳng nghiêng.
2. Kỹ năng
- Sử dụng lực kế, đọc giá trị của lực kế.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận khi thực hành, tin thần làm việc theo nhóm.
- Giáo dục tính trung thực khi đọc chỉ số, báo cáo.
II. CHUẨN BỊ
1. Chia nhóm học sinh
- Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận và thực hành.
2. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh
- Một lực kế có giới hạn đo 5 N, ĐCNN 0.1 N
- Một quả nặng 2N, có trục quay.
- Một giá kê có thể thay đổi độ cao, một tấm ván làm mặt phẳng nghiêng.
- Một phiếu ghi kết quả thí nghiệm.
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 15, Bài 13: Mặt phẳng nghiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn : 7/11/2008
Ngày dạy : 12/11/2008
Bài 13: MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết khi dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Nêu được ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng cho hợp lý trong từng trường hợp.
- Giải được các bài tập đơn giản, giải thích được một số trường hợp sử dụng mặt phẳng nghiêng.
2. Kỹ năng
- Sử dụng lực kế, đọc giá trị của lực kế.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận khi thực hành, tin thần làm việc theo nhóm.
- Giáo dục tính trung thực khi đọc chỉ số, báo cáo.
II. CHUẨN BỊ
1. Chia nhóm học sinh
- Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận và thực hành.
2. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh
- Một lực kế có giới hạn đo 5 N, ĐCNN 0.1 N
- Một quả nặng 2N, có trục quay.
- Một giá kê có thể thay đổi độ cao, một tấm ván làm mặt phẳng nghiêng.
- Một phiếu ghi kết quả thí nghiệm.
BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Lần đo
Mặt phẳng nghiêng
Trọng lượng của vật
P = F1
Cường độ của lực kéo vật F2
1
Độ nghiêng lớn
}F1 = ......N
F2 =......N
2
Độ nghiêng vừa
F2 =......N
3
Độ nghiêng nhỏ
F2 =......N
3. Chuẩn cho cả lớp
- Ảnh scan hình 14.1, 13.2
- Bảng phụ tổng hợp kết quả thí nghiệm của các nhóm.
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Nhóm
Lực
1
2
3
4
Trọng lượng của vật: P = F1 (N)
......N
......N
......N
......N
Lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng F2 (N)
- Độ nghiêng lớn
......N
......N
......N
......N
- Độ nghiêng vừa
......N
......N
......N
......N
- Độ nghiêng nhỏ
......N
......N
......N
......N
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Giáo viên
Học sinh
- GV nêu câu hỏi:
1. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực như thế nào so với trọng lượng của vật ?
2. Nêu những khó khăn trong cách kéo ở hình 13.2
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
1. ... cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật
2. Cần nhiều người, tư thế đứng dễ ngã, cần dùng lực kéo ít nhất bằng trọng lượng của vật.
3. Đặt vấn đề vào bài mới: (4’)
- GV chiếu tranh hình 13.2, ghi kèm những khó khăn trong cách kéo này.
- GV tiếp tục chiếu tranh hình 14.1 cạnh bên tranh hình 13.2
- GV đặt câu hỏi: Những người trong hình 14.1 đang làm gì ?
- HS trả lời: Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng, để kéo ống bêtông lên.
- GV gọi HS trả lời các ý sau:
+ Cần ít hay nhiều người ?
+ Tư thế đứng như thế nào ?
+ Cần lực kéo như thế nào ?
- GV chốt lại ghi dười hình 14.1 các ý sau:
+ Cần ít người
+ Tư thế đứng chắc chắn hơn
+ Cần lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật ?
- GV: Với hai ý đầu ta dễ dàng nhận thấy, còn ý thứ 3 mới chỉ là dự đoán. Đây là vấn đề thứ nhất.
- GV: Nếu dự đoán đó là đúng, thì ta lại thấy xuất hiện một vấn đề nữa là : Muốn giảm lực kéo thì ta phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván ? Đây là vấn đề thứ 2.
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết hai vấn đề này.
- Đó là bài 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG.
4. Các hoạt động:
3’
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
*HĐ1: Đặt vấn đề sử dụng mặt phẳng nghiêng có lợi như thế nào ?
a. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được hai vấn đề cần giải quyết.
b. Tiến hành
- GV gọi HS nhắc lại 2 vấn đề đã đặt ra.
- GV chiếu phần đặt vấn đe, ghi bảngà.
15’
- GV để giải quyết hai vấn đề này ta đi làm thí nghiệm.
*HĐ2: Làm thí nghiệm thu thập số liệu.
a. Mục tiêu:
- HS biết làm thí nghiệm để thu thập số liệu.
b. Tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 14.2
- GV giới thiệu dụng cụ trên hình ảnh.
- GV chiếu bảng kết quả thí nghiệm.
- GV: Trong thí nghiệm ta cần đo những lực nào ?
- GV: Ta cần đo lực F2 ở những trường hợp nào ?
- GV : Vậy các em cần làm TN theo 4 bước:
+ Đo trọng lượng P = F1 của vật
+ Đo lực kéo F2 ở độ nghiêng lớn.
+ Đo lực kéo F2 ở độ nghiêng vừa.
+ Đo lực kéo F2 ở độ nghiêng nhỏ.
- GV hướng dẫn từng bước.
- GV: trong TN ta làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào ?.
- Theo em còn cách nào để làm giảm độ nghiêng ?
- GV gọi HS trình bày.
- Nếu HS không trả lời được thì GV hướng dẫn HS thêm 1 cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng là tăng độ dài của tấm ván ( Gv chiếu hình cho HS xem )
- GV : Ta có 2 cách để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Ở thí nghiệm này ta thống nhất sẽ làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, theo cách thứ nhất là giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
- GV lưu ý HS cách cầm lực kế phải song song với mặt phẳng nghiêng, cách đọc chỉ số của lực kế.
- Chiếu đoạn fim minh hoạ
- GV cho nhóm cử 2HS nhận dụng cụ và thực hành trong 5’.
- GV treo bảng kết quả thí nghiệm, theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, nhắc nhở HS tập trung làm TN, không ồn.
7’
- GV yêu cầu, nhóm nào xong thì cử 1 đại diện lên ghi kết quả TN, 2 em trả dụng cụ.
*HĐ3: Rút ra kết luận
a. Mục tiêu:
- Qua kết quả TN, HS trả lời được 2 vấn đề đã đặt ra ở đầu bài.
b. Tiến hành:
- GV cho HS quan sát bảng kết quả TN.
- GV: Hãy so sánh trọng lượng P của vật và lực kéo vật F2 ?
- GV: Vậy dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không?
- GV: vậy dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- GV: chúng ta đã giải quyết xong vấn đề thứ nhất. Và đây cũng chính là nội dung thứ nhất mà các em cần ghi nhớ.
- GV: cho HS nhắc lại và ghi bài vào vở.
- GV: Hãy so sánh lực kéo vật F2 ở ba trường hợp và rút ra nhận xét ?
- GV gọi HS trả lời vấn đề 2 đã đặt ra ở đầu bài.
- GV: Như vậy chúng ta đã giải quyết được 2 vấn đề đã đặt ra ở đầu bài.
- GV: Khi nào thì lực kéo vật lên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ?
- GV: Cho HS nhận xét
- GV:Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ đây là nội dung thứ hai cần ghi nhớ.
5’
- GV cho HS nhắc lại và ghi vào vở, GV ghi bảng.
*HĐ4: Bài tập vận dụng
a. Mục tiêu:
- HS nêu được ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
b. Tiến hành:
- GV chiếu câu C3
- GV gọi HS trả lời
- GV: chiếu 2 vd thực tế
- GV chiếu câu C4
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- GV cho HS còn lại nhận xét.
- GV nhận xét
- GV chiếu câu C5
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- GV cho HS còn lại nhận xét.
5’
- GV nhận xét
* HĐ5: Trò chơi
”Đi tìm kho báo”
- GV: giới thiệu trò chơi. Phía sau mỗi ô số có thể là một câu hỏi có thể là một kho báo. Mỗi đội (nhóm ) được quyền chọn một ô. Nếu chọn được ô có kho báo thì đội đó sẽ sở hữu nó, nếu chọn ô có câu hỏi thì đội phải trả lời câu hỏi đó.
- GV: cho bắt dầu trò chơi
1’
- GV: Nhận xét và quyết định đội đã tìm được kho báo.
* Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài đã học
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Tìm những trường hợp có sử dụng mặt phẳng nghiêng ở quê em.
- Làm bài tập : 14.3, 14.4 SBT
- Xem trước bài “Đòn bẩy”.
- HS nhắc lại 2 vấn đề đã đặt ra.
- HS ghi phần đặt vấn đề
- HS quan sát hình
- HS nghe giới thiệu, quan sát.
- HS quan sát
- HS: Trọng lượng của vật P = F1 và lực kéo F2
- HS: Độ nghiêng lớn, độ nghiêng vừa, độ nghiêng nhỏ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS lắng nghe và suy nghĩ
- HS suy nghĩ.
- HS trình bày
- HS lắng nghe và theo dõi
- HS lắng nghe
- HS lưu ý
- HS xem
- HS nhận dụng cụ và tiến hành thực hành.
- HS làm thí nghiệm, lắng nghe nhắc nhở của GV.
- HS ghi két quả và trả dụng cụ TN.
- HS quan sát bảng kết quả TN
- HS: F2 < P
- HS: Dùng mặt phẳng nghiêng thì có thể làm giảm lực kéo vật lên.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS: nhắc lại và ghi bài vào vở
- HS trả lời
- HS: Độ nghiêng giảm thì lực kéo vật giảm.
- HS: Muốn làm giảm lực kéo thì phải giảm độ nghiêng của tấm ván.
- HS lắng nghe
- HS nhận xét
- HS nhắc lại, ghi vào vở
- HS quan sát,suy nghĩ
- HS trả lời
- HS: quan sát
- HS quan sát, làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả, HS còn lại theo dõi.
- HS nhận xét
- HS: ghi
- HS quan sát, làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả, HS còn lại theo dõi.
- HS nhận xét
- HS: ghi
- HS: nghe hướng dẫn
- HS: tham gia trò chơi.
I. Đặt vấn đề
1. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không ?
2. Muốn giảm lực kéo vật lên thì cần phải tăng hay giăm độ nghiêng của tấm ván ?
II. Thí nghiệm.
III. Kết luận
* GHI NHỚ:
- Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ.
IV. Vận dụng
- C3: ( tuỳ HS)
- C4: Dốc càng thoai thoải tức là dốc càng nghiêng ít, nên lực nâng người khi đi lên dốc càng nhỏ (ta càng đỡ mệt )
- C5: Dùng lực F < 500N, vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng giảm à lực đẩy vật lên giảm
IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:(1’)
File đính kèm:
- Bai14.doc
- Bai14.ppt