Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Ôn tập: Sự co dãn vì nhiệt - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về sự co dãn vì nhiệt.

- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất. Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về nhiệt học.

- Thái độ: Tạo sự yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị:

- Một số bảng phụ ghi sẵn một số câu hỏi và bài tập về nhiệt học.

III. Phương pháp:

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.

IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.

 + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Ôn tập: Sự co dãn vì nhiệt - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn: 5/3/2014 ÔN TẬP: SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT Tiết * Ngày dạy: 10/3/2014 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về sự co dãn vì nhiệt. - Kỹ năng: Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất. Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về nhiệt học. - Thái độ: Tạo sự yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị: - Một số bảng phụ ghi sẵn một số câu hỏi và bài tập về nhiệt học. III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS. IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp. + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề bài mới (5’) ? Dụng cụ đo nhiệt độ? Giới thiệu thang đo nhiệt Xenxiut và thang đo nhiệt Farenhai? ? Đổi 450C sang 0F? - Đvđ: GV nêu yêu cầu về nội dung cần ôn tập. Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của một số HS. - Lớp phó học tập kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của một số bạn trong lớp. Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức về sự nở vì nhiệt của các số chất (15’) - GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời các câu hỏi theo từng phần. Câu 1: Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm? Câu 2: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất; chất nào nở vì nhiệt ít nhất? Câu 3: Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra lực rất lớn? Câu 4: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? - HS đọc câu hỏi và phần trả lời của các câu từ câu 1 đến câu 4. Chú ý theo dõi nhận xét và sửa chữa nếu có sai sót. Câu 1: Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. Câu 2: Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. Câu 3: HS tự tìm ví dụ minh họa Câu 4: Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. + Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. + Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. + Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Hoạt động 3: Bài tập vận dụng (20’) BT1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một chất? - Hướng dẫn: Thể tích của vật tăng khi nóng lên BT2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một chất lỏng? - Hướng dẫn: Khi vật nóng lên thì thể tích tăng, mà khối lượng riêng D = m/V; V tăng => D giảm BT3: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào đúng? - Hướng dẫn: Xem lại kiến thức bài học BT4: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nắp vặn kim loại. Khi nút bị kẹt, phải làm bằng cách nào sau đây để mở nút ra? - Hướng dẫn: Nút vặn ngoài, hơ nóng sẽ nở ra. BT5: Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? - Hướng dẫn: Nhiệt kế thủy ngân có GHĐ -300C đến 1300C, đo được nhiệt độ nước sôi 1000C. BT6: Đổi: 450C = . 0F 860F = . 0C BT1: A. Khối lượng của vật tăng B. Trọng lượng của vật tăng C. Thể tích của vật tăng D. Khối lượng và trọng lượng vật tăng BT2: A. Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm BT 3: A. Rắn, lỏng, khí B. Khí, rắn, lỏng C. Khí, lỏng, rắn D. Lỏng, rắn, khí BT4: A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Làm lạnh nút BT5: A. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế y tế C. Nhiệt kế thủy ngân D Cả ba loại trên BT6: 450C = 320F + (45 x 1,80F) = 1130F 860F = (86 – 32) : 1,80C = 300C Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn (5’) - Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức về sự co dãn vì nhiệt. Vận dụng làm BT và giải thích các hiện tượng liên quan đến sự co dãn vì nhiệt. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết - Kiến thức về sự co dãn vì nhiệt - Vận dụng làm bài tập, giải thích các hiện tượng liên quan. - Học bài chuẩn bị kiểm tra V. Rút kinh nghiệm: Ngaøy thaùng naêm 2014 Kí duyeät

File đính kèm:

  • docTiết 25x.doc