I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
2. Kỹ năng
- Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Phim nhựa, bút thử điện, giá TN, thước nhựa, thanh thủy tinh.
2. Học sinh:
- Vụn giấy, vụn nilông, quả cầu xốp, vải khô, mảnh len.
III. Phương pháp dạy – học
Phương pháp thực nghiệm
IV. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu kiến thức chương III.
3. Bài mới
31 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Tiết 19 đến tiết 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đèn mắc nối tiếp, các Ampe kế và Vôn kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế qua các bóng đèn và mạch chính, 1 công tắc đóng, 2 nguồn mắc nối tiếp.
Bài mới
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị
HS 1: Trả lời ý a mẫu báo cáo
HS2: Trả lời ý b mẫu báo cáo
Gọi học sinh nhận xét và bổ sung
GV đánh giá cho điểm
Hoạt động 2: Mắc nối tiếp 2 bóng đèn
- GV yêu cầu hs quan sát h27.1a và 27.1b để nhận biết hai bóng đèn được mắc nối tiếp
Yêu cầu hs trả lời C1
HS nêu được ampe kế , công tắc trong mạch điện này được mắc nối tiếp với các bộ phận khác.
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện này vào bảng báo cáo.
HS hoạt động cá nhân vẽ sơ đồ mạch điện.
GV theo dõi các nhóm mắc mạch điện và giúp đỡ nếu cần thiết.
Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp
+ Cho HS tìm hiểu cách mắc ampe kế vào mạch điện
Am peđược mắc như thế nào với các bóng đèn?
Yêu cầu HS đóng khoá mạch điện và đọc số chỉ của am pe kế I1 rồi ghi vào báo cáo.
GV theo dõi hoạt động của các nhóm.
Tiếp tục yêu cầu HS mắc am pe kế vào vị trí 2, 3 để đo cường độ dòng điện và ghi vào báo cáo.
Từ kết quả TN đo được yêu cầu các nhóm thảo luận và rút ra nhận xét ở báo cáo.
Hoạt động 4:Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
HS hoạt động nhóm mắc mạch điện như hình 27.2 và đọc rồi ghi giá trị HĐT U12 giữa hai đầu đèn 1 vào báo cáo.
GV theo dõi HS mắc mạch điện.
Yêu cầu HS tiếp tục đo hiệu điện thế giữa hai điểm 2,3 và 1,3 và ghi vào báo cáo.
GV kiểm tra cách đọc kết quả.
Từ kết quả TN yêu cầu HS rút ra nhận xét ở báo cáo.
Gọi HS nêu nhận xét.
Củng cố – Vận dụng
Nêu đặc điểm của cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
Am pe kế được mắc như thế nào với dụng cụ cần đo cường độ dòng điện?
Vôn kế được mắc như thế nào với dụng cụ cần đo hiệu điện thế?
Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc nhận xét
- Làm bài tập 27.1-27.4
- Chuẩn bị bài 28.
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2012
Giáo án tuần 31
*******
Tiết 32
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch song song.
Kỹ năng
Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.
Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.
Chuẩn bị
Giáo viên: Có các dụng cụ như đối với mỗi nhóm học sinh nhưng cần có 3 ampe kế có giới hạn đo 0. 5A và độ chia nhỏ nhất 0. 01A.
Nhóm HS: Một nguồn điện 3V hoặc 6V,1 ampe kế có GHĐ 0. 5A và ĐCNN 0. 01A, 1 vôn kế giới hạn đo 3V trở lên và có ĐCNN là 0,1V, 2 bóng đèn pin (cùng loại) lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 9 sợi dây điện 30cm.
Mỗi học sinh chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo (Trang 78 SGK)
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Trình bày mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
? vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 2 bóng đèn mắc song song, 2 nguồn mắc nối tiếp, 1 công tắc đóng, các ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch và qua các bóng đèn, các Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện và hai đầu các bóng đèn.
Bài mới
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị
HS 1: Trả lời ý a,b mẫu báo cáo
HS2: Trả lời ý c,d mẫu báo cáo
Hoạt động 2: Mắc song song 2 bóng đèn
- GV yêu cầu hs quan sát h28.1a và 28.1b để nhận biết hai bóng đèn được mắc song song
Yêu cầu hs trả lời C1
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện này vào bảng báo cáo.
HS hoạt động cá nhân vẽ sơ đồ mạch điện.
GV theo dõi các nhóm mắc mạch điện và giúp đỡ nếu cần thiết.
GB hướng dẫn HS mắc mạch điện theo sơ đồ trên, tiến hành thí nghiệm và trả lời C2.
Hoạt động 3: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
HS hoạt động nhóm mắc mạch điện như hình 28.1. Sau đó lần lượt mắc Vôn kế vào hai điểm 1,2 và 3,4, MN để đo hiệu điện thế giữa các điểm và ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
GV theo dõi HS mắc mạch điện và kiểm tra cách đọc kết quả.
Từ kết quả TN yêu cầu HS rút ra nhận xét ở báo cáo.
Gọi HS nêu nhận xét.
Hoạt động 4: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp
Yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 28.2.
Yêu cầu HS đóng khoá mạch điện và đọc số chỉ của am pe kế I1 rồi ghi vào báo cáo. Sau đó làm tương tự để đo cường độ dòng điện I2 qua đèn 2 và cường độ dòng điện trong mạch.
HS ghi kết quả đo được vào mẫu báo cáo.
GV theo dõi hoạt động của các nhóm.
Từ kết quả TN đo được yêu cầu các nhóm thảo luận và rút ra nhận xét ở báo cáo.
Củng cố – Vận dụng
Nêu đặc điểm của cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.
Hướng dẫn về nhà
- Làm BT trong SBT.
- Chuẩn bị bài 29.
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2012
Giáo án tuần 32
*******
Tiết 33
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
Chuẩn bị
Cầu chì, nguồn điện, công tắc, ampe kế, bóng đèn, bút thử điện.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Trình bày mối quan hệ giữa các hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song?
Bài mới
Nội dung HĐ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
1. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm
- Cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi C1 trong SGK.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trình bày về giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
- Quan sát GV làm TN và trả lời C1.
- Nghiên cứu SGK và trình bày về giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người
Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người: SGK
2. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
- Cho học sinh làm thí nghiệm về hiện tượng đoản mạch như sơ đồ hình 29. 2, nhắc lại kiến thức về cầu chì các em đã học ở lớp 5.
- Giáo viên làm thí nghiệm đoản mạch như sơ đồ hình 29. 3.
- Yêu cầu HS thực hiện C3, C4, C5.
- Làm TN về hiện tượng đoản mạch.
- Quan sát TN.
- Trả lời C3, C4, C5.
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
1. Hiện tượng đoản mạch
2. Tác dụng của cầu chì
Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
3.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trình bày các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
Hướng dẫn HS làm C6.
Nghiên cứu SGK và trình bày các quy tắc an toàn.
Làm C6.
III. Các qui tắc an toàn khi sử dụng điện
SGK
Củng cố – Vận dụng
Hướng dẫn HS làm bài tập trong SBT.
Hướng dẫn về nhà
- Làm BT trong SBT.
- Ôn tập kiến thức trong học kì II & chuẩn bị bài ôn tập chương III.
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2012
Giáo án tuần 33
*******
Tiết 34
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
1. Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện Học.
2. Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích hiện tượng) có liên quan.
Chuẩn bị
HS ôn tập kiến thức đã học.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Trình bày các qui tắc an toàn khi sử dụng điện?
Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
GV gọi HS đọc câu hỏi và trả lời phần tự kiểm tra.
Đáp án:
1. Có thể là các câu sau:
- Thước nhựa bị nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.
2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Điện tích khác loại (dương và âm) thì hút nhau, điện tích cùng loại (cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau.
3. Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.
Vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn.
4. a. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
b. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
5. Ở điều kiện bình thường, các vật liệu dẫn điện là: Mảnh tôn, đoạn dây đồng. Các vật liệu cách điện là: Đoạn dây nhựa, mảnh Pôliêtilen, không khí, mảnh sứ.
6. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí.
7. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).
Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện gọi là ampe kế.
Đơn vị của hiệu điện thế là vôn(V).
Đo hiệu điện thế bằng vôn kế.
Có thể là một trong các câu sau:
Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
Số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi để hở hoặc chưa mắc vào mạch điện.
10. - Cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
11. - Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau.
- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.
12. - Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
Hoạt động 2: Ôn tập bài tập
Yêu cầu HS làm phần vận dụng SGK.
Đáp án:
1. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
3. Mảnh nilông bị nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn. Miếng len bị mất bớt êlectrôn (dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilông) nên thiếu êlectrôn (nhiễm điện dương).
4. Sơ đồ c.
5. Thí nghiệm c.
6. Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất.
7. Số chỉ của ampe kế A2 là: 0. 23A.
Hoạt động 3: Giải trò chơi ô chữ
1
C
Ự
C
D
Ư
Ơ
N
G
2
A
N
T
Ò
A
N
Đ
I
Ệ
N
3
V
Ậ
T
D
Ẫ
N
Đ
I
Ệ
N
4
P
H
Á
T
S
A
N
G
5
L
Ự
C
Đ
Ẩ
Y
6
N
H
I
Ệ
T
7
N
G
U
Ồ
N
Đ
I
Ệ
N
8
V
Ô
N
K
Ế
Hướng dẫn về nhà
Làm BT trong SBT
Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra cuối kì.
IV. Rút kinh nghiệm
.
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2012
Giáo án tuần 34
*******
File đính kèm:
- giao an vat li7.doc