1.Về kiến thức:
- Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hai bộ pgận quan trọng nhất của mắt là thủy tinh thể và màng lưới.
- Nêu được chức năng của thủy tinh thể và màng lưới , so sánh chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày khái niệm sơ lược về sự điều tiết mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn.
- Biết cách thử mắt
2.Về kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của mắt theo khía cạnh vật lí .
- Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế
3.Về thái độ
- Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn: 14/03/2014 ngày dạy:...........
Bài: 48 Tiết: 53
MẮT
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hai bộ pgận quan trọng nhất của mắt là thủy tinh thể và màng lưới.
- Nêu được chức năng của thủy tinh thể và màng lưới , so sánh chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày khái niệm sơ lược về sự điều tiết mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn.
- Biết cách thử mắt
2.Về kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của mắt theo khía cạnh vật lí .
- Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế
3.Về thái độ
- Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Cho lớp : Tranh vẽ con mắt bổ dọc, mô hình con mắt
- Bảng thử thị lực của y tế (nếu có)
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 48
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là gì ? Tác dụng của các bộ phận đó ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo của mắt
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì ?
- Bộ phận nào của mắt là thấu kính hội tụ ? Tiêu cụ của nó có thể thay đổi được không ?
- Nếu được thì thay đổi bằng cách nào ?
- Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu ?
- Yêu cầu HS trả lời C1 .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt
- Mắt phải thực hiện quá trình gì mới nhìn rõ các vật ?
- Quá trình này mắt có gì thay đổi ?
- Yêu cầu HS dựng ảnh tạo bởi thủy tinh thể trong hai trường hợp vật ở xa và vật vật ở gần để trả lời C2
Hoạt động 3: Tìm hiểu điểm cực cận và điểm cực viễn
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGk
+ Điểm cực viễn nằm ở đâu?
+ Điểm cực viễn của mắt tốt nằm ở đâu ?
+ Điểm cực cận là điểm nào ?
+ Điểm cực cận của mắt tốt nằm ở đâu ?
- Đọc mục 1 SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên .
- Cá nhận trả lời C1
- Đọc thông tin mục II trả lời các câu hỏi .
- Từng HS dựng ảnh và nêu nhận xét.
- Đọc thông tin và trả lời câu hỏi của GV
I. Cấu tạo của mắt
1/Cấu tạo
2/ So sánh mắt và máy ảnh :
C1 : Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt .
II. Sự điều tiết
C2: Khi mắt nhìn vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn và ảnh càng nhỏ.
- Khi nhìn vật ở càng gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ và vật càng lớn .
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn
- Điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn.KH: Cv
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn
* Điểm cực viễn mắt tốt ở xa vô cực.
C3.
- Điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt có thể nhìn rõ đợc gọi là điểm cực cận. KH: Cc
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận goi là khoảng cực cận.
4.Củng cố:
THNL: Các biện pháp bảo vệ mắt:
+ Luyện tập để có thói quen làm việc khoa học, tránh những tác hại cho mắt.
+ Làm việc tại nơi đủ ánh sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh.
+ Giữ gìn môi trường trong lành để bảo vệ mắt.
+ Kết hợp giữa hoạt động học tập và lao động nghỉ ngơi, vui chơi để bảo vệ mắt.
- GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ.
C5 :
C6(HS khá): Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh thể dài nhất
Khi nhìn vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thủy tinh thể ngắn nhất .
- Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết.
5.Dặn dò :
- Làm bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài 49
IV. Rút kinh nghiệm:
...
Tuần: 28 Ngày soạn: 14/03/2014 ngày dạy:...........
Bài: 49 Tiết: 54
MẮT CẬN THỊ VÀ MẮT LÃO
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của tật mắt cận và mắt lão, cách khắc phục.
2.Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt
3.Về thái độ
- Cẩn thận .
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Mỗi nhóm HS : 1 kính cận và 1 kính lão
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 49
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ :
- Nêu kết luận chung về mắt ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục
- YC HS thực hiện C1, C2
- Vận dụng kiến thức đã học về kính phân kì để trả lời C3
- Vẽ hình lê bảng
- Mắt có nhìn rõ vật AB không ? Vì sao ?
- Vẽ thêm thấu kính
- Yêu cầu HS lên dựng ảnh (H.49.1)
- Mắt cận không nhìn rõ vật ở đâu ?
- Kính cận là loại kính gì ?
- Kính cận phù hợp tiêu điểm nằm ở điểm nào của mắt ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục
- Đặc điểm của mắt lão là gì?
- Yêu cầu HS trả lời C5
- Vẽ hình lên bảng
- Mắt có nhìn rõ vật AB không ? Vì sao ?
- Vẽ thêm thấu kính
- Yêu cầu HS lên dựng ảnh
Hoạt động 3 : Vận dụng
-Thế nào là mắt cận ? cách khắc phục ?
-Thế nào là mắt lão ? Cách khắc phục ?
- YC HS về nh trả lời C7 v C8
- Thực hiện C1 , C2
- Cá nhân trả lời C3
- Cá nhân trả lời
- Lên bảng dựng ảnh
- HS khác nhận xét trả lời C4
- Trả lời câu hỏi rút ra kết luận .
- Thu thập thông tin và trả lời.
- Cá nhân thực hiện C5
- Suy nghĩ trả lời
- Lên bảng dựng ảnh
- HS khác giải thích
- HS trả lời
I. Mắt cận
1/Những biểu hiện của tật cận thị :
C1: Tật cận thị :
+Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
+Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ .
+Ngồi trong lớp nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.
C2 : Mắt cận không nhìn thấy vật ở xa. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
2/Cách khắc phục tật cận thị :
C3 : Có thể xem kích có cho ảnh ảo nhỏ hơn vật .
C4:
- Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật nằm xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt.
- Khi đeo kính thì A’B’ của AB hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này.
* Kết luận : (SGK)
II. Mắt lão
1/ Những đặc điểm của mắt lão :(SGK)
2/ Cách khắc phục tật mắt lão
C5 : Để biết kính lão có phải là TKHT hay không ta có thể xem kính đó có khả năng cho ảnh ảo lớn hơn vật hoặc cho ảnh thật không.
C6 :
- Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm ở gần mắt hơn điểm cực cận của mắt.
- Khi đeo kính thì A’B’ của AB hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này
II. Vận dụng
4.Củng cố:
THBVMT: + Để giảm nguy cơ mắc các tật của mắt, mọi người hãy cùng nhau giữ gìn môi trường trong lành, không có ô nhiễm và có thói quen làm việc khoa học.
+ Người bị cận thị không nên điều khiển các phương tiện giao thông vào buổi tối, khi trời mưa và với tốc độ cao.
+ Cần có các biện pháp bảo vệ và luyện tập cho mắt, tránh nguy cơ tật nặng hơn. Thông thường người bị cận thị khi 25 tuổi thì thủy tinh thể ổn định (tật không nặng thêm).
- GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ.
- Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết.
5.Dặn dò :
- Làm bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài 50
IV. Rút kinh nghiệm:
...
KÝ DUYỆT TUẦN 28
........................................................................
........................................................................
THCS Đông Hải, ngày...tháng 03 năm 2014
Tổ trưởng
LƯƠNG NGỌC NAM
File đính kèm:
- GA vat ly 9 tuan 28.doc