A Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
2. Kỹ năng: Biết đề xuất phương án kiểm tra kiến thức, biết thực hành và hợp tác nhóm.
3. Thái độ: Nhanh nhẹn, tư duy logic, vận dụng kiến thức môn học vào thực tế
B. Phương pháp:
Sử PP bàn tay nặn bột đối với nội dung: Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
Chia lớp thành . nhóm
C. Chuẩn bị:
GV: Máy chiếu, đèn pin, giấy màu, tấm lọc màu (nước màu), hộp thí nghiệm về tán xạ ánh sáng.
HS: Vở thí nghiệm, bảng nhóm, bút dạ
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 62: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn: 04/4/2014
Tiết theo PPCT: 62
Ngày giảng: /4/2014.Lớp 9
MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
2. Kỹ năng: Biết đề xuất phương án kiểm tra kiến thức, biết thực hành và hợp tác nhóm.
3. Thái độ: Nhanh nhẹn, tư duy logic, vận dụng kiến thức môn học vào thực tế
B. Phương pháp:
Sử PP bàn tay nặn bột đối với nội dung: Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
Chia lớp thành ... nhóm
C. Chuẩn bị:
GV: Máy chiếu, đèn pin, giấy màu, tấm lọc màu (nước màu), hộp thí nghiệm về tán xạ ánh sáng.
HS: Vở thí nghiệm, bảng nhóm, bút dạ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Ta nhìn thấy một vật khi nào?
Khi có ánh sáng truyền từ vật vào mắt ta
(dạy theo phương pháp hàng ngày)
I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng.
...
GV đưa hình ảnh về các vật màu lên bảng (hoặc quan sát các vật có màu ở trong lớp học).. Kể tên? Tại sao lại nhìn thấy? Nhìn thấy các vật dưới nguồn sáng nào?
? Dưới ánh sáng trắng ta nhìn các màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen thì ánh sáng nào truyền từ vật vào mắt ta.
Ghi bảng: Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền tới mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
? Nếu ta nhìn thấy vật màu đen thì sao
Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó vào mắt
Khi nhìn thấy một vật màu đen chứng tỏ không có ánh màu nào truyền từ vật đến mắt.
? Các vật màu có tự phát ra ánh sáng không.
Ghi bảng: Các vật màu là các vật không tự phát sáng, chúng có khả năng hắt lại theo mọi phương (tán xạ) ánh sáng chiếu đến chúng.
Vậy thế nào là tán xạ tốt và tán xạ kém
VD. Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng trắng.
Vật màu đen không tán xạ ánh sáng trắng
Các vật màu không tự phát ra ánh sáng.
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Y/c Hs quan sát thí nghiệm sau:
Dùng tấm lọc màu đỏ tạo ra nguồn sáng màu đỏ chiếu lên các vật ở trên bảng.
Em thấy màu sắc của vật có thay đổi không ?
Khi chiếu ánh sáng màu đỏ lên thì màu sắc của vật có sự thay đổi.
Hay
Màu sắc của vật không còn là màu của chúng mà có màu của nguồn sáng và màu khác
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh
Qua thí nghiệm trên Em hãy nêu những thắc mắc của mình về sự thay đổi màu sắc của vật khi có ánh sáng màu chiếu tới nó ?
- Có phải màu sắc của vật có liên quan đến ánh sáng chiếu đến nó.
- Ánh sáng có màu nào chiếu vào vật thì vật có màu của ánh sáng đó
- Ánh sáng màu chiếu vào vật khác màu, thì vật có màu khác hay không
-
...
B3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
- Tìm ra trong các câu hỏi thắc mắc vừa nêu những câu hỏi có cùng tính chất, đặt câu hỏi cho những thắc mắc đó ?
Ghi bảng:
Ánh sáng màu chiếu tới các vật, vật có màu như thế nào ?
Hoặc: Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật như thế nào?
-Làm thế nào để giải đáp những thắc mắc vừa nêu ?
- Lựa chọn phương án nào để thực hiện trong tiết học này ?
- Nêu dụng cụ TN, cách tiến hành TN để trả lời các câu hỏi đặt ra ?
(Yêu cầu HS nêu rõ nguồn sáng ? vật ?, các tạo ra các nguồn sáng màu ...)
- Tìm hiểu thông qua sách báo, tra cứu trên mạng, ...
- Hỏi những người đi trước
- Làm TN
- Làm TN
HS thảo luận nhóm nêu dụng cụ cách tiến hành TN trên bảng nhóm
Dụng cụ thí nghiệm:
Dụng cụ thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm
Nguồn sáng màu, vật màu
Ánh sáng
Vật
Đỏ
Trắng
Đỏ
Xanh
Đen
Xanh
Trắng
Đỏ
Xanh
Đen
- Gv hướng dẫn HS phân tích và khẳng định các phương án thực hiện được, không thực hiện được, cần lưu ý điều gì (...)
- GV thông báo cho HS các phương án TN có thể đáp ứng dụng cụ TN đã dự kiến chuẩn bị
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- GV cung cấp dụng cụ TN, giao nhiệm vụ cho các nhóm (nêu dự đoán, tiến hành TN ghi chép kết quả trên bảng nhóm)
HS nhận dụng cụ TN, thực hiện nhiệm vụ
Vật màu
Dự đoán
Kết quả TN
Chiếu ánh sáng đỏ
Trắng
Đỏ
Xanh
Đen
Chiếu ánh sáng màu xanh
Trắng
Đỏ
Xanh
Đen
- Gv quan sát, đôn đốc hoạt động của các nhóm (trợ giúp nếu cần thiết)
Bước 5: Kết luận kiến thức và củng cố
- Các nhóm trưng bày kết quả hoạt động nhóm, thuyết trình
- HS nêu thắc mắc về kết quả nhóm bạn (nếu có)
- Từ kết quả TN nêu ra kết luận chung?
- GV điều chỉnh ngôn ngữ nói, viết
GV cùng HS từ TN rút ra kết luận:
? Vật có màu trắng được chiếu ánh sáng đỏ hoặc xanh thì vật có mà nào?
? Vật màu trắng có tán xạ tốt các ánh sáng màu không
=> KL
(Tương tự Cho HS tự rút ra kết luận )
Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm thuyết trình, so sánh với dự đoán ban đầu
HS các nhóm phản biện lẫn nhau
HS nêu kl
Vật có màu của ánh sáng màu đó chiếu tới
HS nêu kl vào vở TN
(Máy chiếu)
- GV NX, động viên hoạt động của HS các nhóm trong giờ học ...
- BT củng cố(máy chiếu) ...
File đính kèm:
- BTNB Mau sac cac vat duoi as trang va as mau.doc