I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải một số bài tập về thấu kính phân kỳ.
3.Thái độ:
- Cẩn thận ,Tính chính xác , khoa học, thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
GV : GA lời giải một số bài tập về thấu kính phân kỳ
HS : Lời giải các BT ở sách bài tập
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (6’)
3. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 50: Bài tập về thấu kính phân kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50
Ngày giảng: 9A:.//
9B:../../
BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH PHÂN KỲ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải một số bài tập về thấu kính phân kỳ.
3.Thái độ:
- Cẩn thận ,Tính chính xác , khoa học, thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
GV : GA lời giải một số bài tập về thấu kính phân kỳ
HS : Lời giải các BT ở sách bài tập
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (6’)
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập: (8’)
? Nêu đặc điểm của thấu kính phân kì .
? Nêu đặc điểm của trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì .
?Nêu đường truyền của 3 tia sáng cơ bản .
HS: Nêu 3 đường truyền cơ bản .
? Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì .
? Nêu cách dựng ảnh của một điểm S qua thấu kính phân kì .
? Nêu cách dựng ảnh của 1 vật sáng AB
Hoạt động 2: Vận dụng: (25’)
HS: Đọc đề bài tập
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì?
? S’ là ảnh thật hay ảnh ảo, tại sao biết?
? Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì?
? Xác định quang tâm O, vị trí dặt thấu kính, tiêu điểm F, F’ bằng cách vẽ.
HS: Lên bảng vẽ để xác định .
I. Ôn tập
1. Đặc điểm của thấu kính phân kì
- Thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa.
2. Đường truyền cơ bản của một số tia sáng
- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng .
- Tia tới song song trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua F.
-Tia tới hướng tới F’ thì tia ló song song trục chính.
3. ảnh tạo bởi thấu kính phân kì
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật, luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
4. Cách dựng ảnh
- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kì (AB ┴ ∆ , A ∆ ) chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt. Sau đó từ B’ hạ đường ┴ ∆ ta có A’ là ảnh của A.
II. Vận dụng
1. Bài tập 44- 45.2 (SBT / T.52)
S I
S’
F O F’
a) S’ là ảnh ảo vì nó và S cùng phía so với trục chính.
b) Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
+ Dựng đường thẳng ┴ ∆ tại O đó là vị trí đặt thấu kính.
+ Từ S dựng SI // ∆ . Nối SI’ kéo dài cắt ∆ tại F.
HS: Đọc đề bài tập
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì?
? Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì?
? Cách xác định S’.
? Cách xác định S.
HS: Lên bảng vẽ hình xác định S & S’
HS: Đọc đề bài tập
? Bài tập cho biết gì, yêu cầu gì?
? Nêu cách dựng ảnh A’B’
HS: Lên bảng dựng ảnh A’B’.
? Nêu cách tính h’ theo h và cách tính d’ theo f.
GV: Gợi ý A’B’ là đường gì trong ∆ ABO
HS: Trình bày cách tính.
Lấy OF’= OF.
c) + Nối S’ với S cắt trục chính tại O.
2. Bài tập 44 – 45.3 (SBT/ T. 53)
(1)
S I
S’
F O F’
(2)
a) Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
b) Bằng cách vẽ :
+ Xác định ảnh S’: Kéo dài tia ló(2) cắt đường kéo dài của tia ló (1) tại đâu thì đó là S’.
+ Xác định điểm S: Vì tia ló (1) kéo dài đi qua F nên tia tới của nó phải là tia song song với trục chính của thấu kính, tia này cắt tia đi qua quang tâm O ở đâu thì đó là điểm sáng S.
3. Bài tập 44 – 45. 4(SBT/T.53)
B I
B’
A=F A’ O
a) Dựng ảnh A’B’ qua thấu kính phân kì .
+ Dựng tia tới BO tia ló đi thẳng .
+ Dựng tia tới BI // ∆ tia ló có đường kéo dài đi qua F, cắt tia BO tại B’. B’ là ảnh của B.
+ Từ B’ hạ đường thẳng ┴ ∆ tại A’. A’ là ảnh của A
b) Tính độ cao h’ theo h và tính d’ theo f:
Ta có hình ABIO là hình chữ nhật . BO cắt AI tại B’ là trung điểm nên BB’ = B’O .
Mà AB ┴ ∆ ; A’B’ ┴ ∆ A’B’// AB
Nên A’B’ là đường trung bình của ∆ ABO
A’B’ = 1/2 AB hay h’ = 1/2h
và AA’= A’O = 1/2.f hay d’ = 1/2f
4. Củng cố : (4’)
GV : Ảnh của một vật qua TKPK có những tính chất gì:
Khi OA = ½ OF thì ảnh tạo bởi TKPK có tính chất gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SBT
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..
File đính kèm:
- Tiet 50 Bai tap TKPK.doc