Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 35: Ôn tập - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Qua hệ thống câu hỏi, bài tập, học sinh được ôn lại các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ.

- Củng cố các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ, đánh giá sự nắm kiến thức và kỹ năng của học sinh.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức và tư duy trong mỗi HS.

3. Thái độ

- Có ý thức chấp hành nghiêm túc và tinh thần hợp tác trong nhóm.

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Bảng phụ ghi các công thức. Bảng phụ ghi các bài tập.

2. HS: Ôn tập từ bài 1 đến bài 32

III. Phương pháp

- Thực hành, vấn đáp gợi mở,

IV. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (không)

3. Bài mới (40 phút)

Hoạt động 1: ôn tập lý thuyết(20 phút)

Mục tiêu:

- Qua hệ thống câu hỏi, bài tập, HS được ôn lại các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ.

- Củng cố các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ, đánh giá sự nắm kiến thức và kỹ năng của học sinh.

Đồ dùng: Bảng phụ ghi các công thức

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 35: Ôn tập - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/12/2012 Ngày giảng: 29/12/2012 Tiết 35: ôn tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Qua hệ thống câu hỏi, bài tập, học sinh được ôn lại các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ. - Củng cố các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ, đánh giá sự nắm kiến thức và kỹ năng của học sinh. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức và tư duy trong mỗi HS. 3. Thái độ - Có ý thức chấp hành nghiêm túc và tinh thần hợp tác trong nhóm. II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Bảng phụ ghi các công thức. Bảng phụ ghi các bài tập. 2. HS: Ôn tập từ bài 1 đến bài 32 III. Phương pháp - Thực hành, vấn đáp gợi mở, IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (40 phút) Hoạt động 1: ôn tập lý thuyết(20 phút) Mục tiêu: - Qua hệ thống câu hỏi, bài tập, HS được ôn lại các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ. - Củng cố các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ, đánh giá sự nắm kiến thức và kỹ năng của học sinh. Đồ dùng: Bảng phụ ghi các công thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Phát biểu nội dung định luật Ôm? Viết công thức? Đơn vị các đại lượng trong công thức? 2. Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và các mối liên quan 3. Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thế nào với chiều dài mỗi dây? 4. Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thế nào với tiết diện của dây? 5. Viết công thức tính điện trở của vật dẫn, nêu rõ đơn vị các đại lượng trong công thức? 6. Biến trở là gì? Sử dụng biến trở như thế nào? 7. Công thức tính công suất điện? 8. Công thức tính công của dòng điện? 9. Phát biểu nội dung định luật Jun Len-xơ? Viết công thức? Đơn vị các đại lượng trong công thức? - Mối liên quan giữa Q v à R trong đoạn mạch mắc nối tiếp, song song như thế nào? 10.An toàn khi sử dụng điện? Sử dụng tiết kiệm điện năng như thế nào? 10. Nam châm điện có đặc điểm gì giống và khác nam châm vĩnh cửu? 11. Từ trường tồn tại ở đâu? Làm thế nào để nhận biết được từ trường? biểu diễn từ trường bằng hình vẽ như thế nào? 12.Lực điện từ do từ trường tác dụng lên dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có đặc điểm gì? 13. Trong điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng? I. Lý thuyết 1. Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.Công thức: Trong đó: + U là hiệu điện thế, đo bằng vôn, kí hiệu là V + I là cường độ dòng điện đo bằng ampe, kí hiệu là A + R là điện trở, đo bằng ôm, kí hiệu là . 2. + Đoạn mạch nối tiếp R1 nt R2: I = I1 = I2; U = U1 + U2; Rtđ = R1 + R2; + Đoạn mạch song song R1//R2: I = I1 + I2; U = U1= U2 ; 3. Dây dẫn cùng loại vật liệu , cùng tiết diện S1 = S2 thì điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. 4. Điện trở của dây dẫn có cùng chiều dài l1=l2 và được làm từ cùng loại vật liệu tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây 5. Công thức tính điện trở của vật dẫn: Trong đó: là điện trở suất (m) l là chiều dài (m), s là tiết diện (m2) 6. Biến trở thực chất là điện trở có thể thay đổi trị số điện trở của nó. - Mắc biến trở nối tiếp trong mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. 7. Công thức tính công suất điện:P =U.I =I2.R =; + R1 nt R2 có P = P1 + P2 + R1 // R2 có P = P1 + P2. 8. A = P.t = U.I.t. + R1 nt R2 có A = A1 + A2; + R1 // R2 có A = A1 + A2. 9. Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Công thức: Q=I2.R.t (J) Trong đó: I là cường độ dòng điện, đo bằng ampe(A). R là điện trở đo bằng Ôm () T đo bằng giây (s) thì Q đo bằng Jun. Q= 0,24 I2.R.t (calo) + R1 nt R2:; + R1//R2: 10.- Giống nhau: + Hút sắt + Tương tác giữa các từ cực của hai nam châm đặt gần nhau. - Khác nhau: Nam châm vĩnh cửu cho từ trường ổn định. + Nam châm điện cho từ trường mạnh. 11. Từ trường tồn tại ở xung quanh nam châm , xung quanh dòng điện. Dùng kim nam châm để nhận biết từ trường (SGK tr. 62). Biểu diễn từ trường bằng hệ thống đường sức từ. Quy tắc nắm tay phải (SGK tr.66): Xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện. 12. Quy tắc bàn tay trái.SGK /74. 13. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng SGK / 89 Hoạt động 2: Bài tập(20 phút) Mục tiêu: - Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức và tư duy trong mỗi HS. - Củng cố các kiến thức cơ bản đã học về điện, điện từ, đánh giá sự nắm kiến thức và kỹ năng của học sinh. Đồ dùng: Bảng phụ ghi các bài tập - GV yêu cầu HS xem lại các dạng bài tập đã học, dạng bài tập nào còn mắc, yêu cầu GV chữa. Bài 1: Một đoạn mạch điện gồm một bóng đèn Đ (6V- 2,4W) mắc nối tiếp với một điện trở. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn luôn không đổi và bằng 9V. Đèn sáng bình thường. a/ Giải thích ý nghĩa các con số ghi trên bóng đèn. Vẽ sơ đồ mạch điện b/ Tìm cường độ dòng điện qua biến trở, và tim điện trở của biến trở tham gia trong đoạn mạch? c/ Di chuyển con chạy để thay đổi điện trỏ tham gia trong mạch điện, đèn có bị ảnh hưởng gì không giải thích? Bỏ qua sự phụ thuộc của điện trở dây tóc bóng đèn vào nhiệt độ. Bài 2: Điền dấu và kí hiệu thích hợp Đáp án: II. Bài tập Bài 1: a/ - Giải thích ý nghĩa con số - Vẽ sơ đồ b/ Tính được I = 0,4A R= UR/I = 3/0,4 = 7,5 c/ Nếu R| > R thì cường độ dòng điện qua bóng đèn lớn hơn 0,4A. Đèn sáng hơn bình thường có thể bị cháy hỏng. 4. Củng cố(3 phút) - GV củng cố kiến thức cơ bản 5. Hướng dẫn học ở nhà(1 phút) - Học bài theo phần ôn tập lí thuyết - Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra học kì. ********************************** Tiết 36: kiểm tra học kì I

File đính kèm:

  • doctiet 35.doc
Giáo án liên quan