A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: -Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất, ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.
- Chỉ ra được các bộ phận chính trong các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
- Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về dòng điện 1 chiều không đổi để giải thích sự sản xuất điện mặt trời.
3. Thái độ: Hợp tác.
B. CHUẨN BỊ: Tranh nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện ( nếu có).
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
233 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng của nước).
A=(1000000.1).10000.200J=2.1012
Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tuabin sẽ được chuyển hoá thành điện năng.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................
Tiết 68: Ngày soạn: 06/04/2011
Ngày dạy: Sáng 12/04/2011. Tiết4Lớp 9A. Tiết5 Lớp 9B.
Điều chỉnh:.
ĐIỆN GIÓ-ĐIỆN MẶT TRỜI- ĐIỆN HẠT NHÂN.
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: -Nêu được các bộ phận chính của máy phát điện gió-pin mặt trời-nhà máy điện nguyên tử.
- Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các nhà máy trên.
- Nêu được ưu và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện hạt nhân, điện mặt trời.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức về dòng điện 1 chiều không đổi để giải thích sự sản xuất điện mặt trời.
3. Thái độ: Hợp tác.
B. CHUẨN BỊ: Đối với GV: -1 máy phát điện gió+quạt gió.
-Một pin mặt trời+đèn điện dây tóc 100W+động cơ nhỏ.
-Hình vẽ sơ đồ nhà máy điện nguyên tử.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
H Đ.1: KIỂM TRA BÀI CŨ-TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (5 phút)
1. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em hãy nêu vai trò của điện năng trong đời sống và kĩ thuật. Việc truyền tải điện năng có thuận lợi gì? Khó khăn gì?
HS2: Nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có đặc điểm giống và khác nhau như thế nào? Nêu ưu điểm và nhược điểm của các nhà máy này.
2. Tạo tình huống học tập.
Ta đã biết muốn có điện năng thì phải chuyển hoá năng lượng khác thành điện năng. Trong cuộc sống có nguồn năng lượng lớn, đó là gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng thuỷ triều,Vậy muốn chuyển hoá các năng lượng đó thành năng lượng điện thì phải làm như thế nào?
H Đ.2: TÌM HIỂU MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ ( 8 phút)
I. MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ.
-Em hãy chứng minh gió có năng lượng?
-C1: Nghiên cứu trên sơ đồ máy phát điện gió.
-Nêu sự biến đổi năng lượng.
-Gió có năng lượng:
Gió có thể sinh công, đẩy thuyền buồm chuyển động, làm đổ cây,
a)Cấu tạo:
-Cánh quạt gắn với trục quay của rô to của máy phát điện.
–Stato là các cuộn dây điện.
Năng lượng gió →năng lượng rôto → năng lượng trong máy phát điện.
H Đ.3 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA PIN MẶT TRỜI ( 15 phút).
II.PIN MẶT TRỜI.
-GV thông báo qua cấu tạo của pin mặt trời: + Là những tấm phẳng làm bằng chất silic.
+Khi chiếu ánh sáng thì có sự khuyếch tán của êlectrôn từ lớp kim loại khác → 2 cực của nguồn điện.
-Pin mặt trời:
+| Năng lượng chuyển hoá như thế nào?
+Chuyển hoá trực tiếp hay gián tiếp.
-Muốn năng lượng nhiều thì điện tích của tấm kim loại phải như thế nào?
Khi sử dụng phải như thế nào?
Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trả lời.
-Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài tập.
+ Đổi đơn vị.
+Thực hiện bài giải.
a)Cấu tạo: Là những tấm silic trắng hứng ánh sáng.
b) Hoạt động: Năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành năng lượng điện.
c) Năng lượng điện lớn → S tấm kim loại lớn.
d) Sử dụng: Phải có ánh sáng chiếu vào.
Nếu năng lượng lớn và phải sử dụng nhiều liên tục thì phải nạp điện cho ắc quy.
C2: Vì P=P1+P2+...+Pn nên
P=20.100+10.75=2750 W
Công suất của ánh sáng mặt trời cần cung cấp cho pin mặt trời :
2750 W.10=27500 W.
Diện tích tấm pin mặt trời:
H Đ.4: TÌM HIỂU NHÀ MÁY HẠT NHÂN (5 phút)
III.NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN.
-Nghiên cứu tài liệu cho biết các bộ phận chính của nhà máy.
-Sự chuyển hoá năng lượng.
Muốn sử dụng điện năng thì phải sử dụng như thế nào?
-Các bộ phận chính của nhà máy.
+Lò phản ứng. +Nồi hơi. +Tua bin.
+Máy phát điện. +Tường bảo vệ.
-Sự chuyển hoá năng lượng:
+Lò phản ứng: năng lượng hạt nhân→nhiệt năng→nhiệt năng của nước.
+Nồi hơi: Biến nhiệt năng hạt nhân→nhiệt năng chất lỏng→nhiệt năng của nước.
+Máy phát điện: Nhiệt năng của nước →cơ năng của tua bin.
+Tường bảo vệ ngăn cách bức xạ nhiệt ra ngoài tránh gây nguy hiểm.
HĐ.5: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG ( 5 phút).
IV. SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG.
-Muốn sử dụng tiết kiệm điện năng thì phải sử dụng như thế nào?
-Yêu cầu HS trả lời C3.
- Đặc điểm năng lượng điện, biện pháp tiết kiệm năng lượng điện?
-Vì sao người ta khuyến khích dùng điện ban đêm?
-Trả lời C4
-Sử dụng điện năng thành các dạng năng lượng khác.
C3: Thiết bị chuyển hoá điện năng thành quang năng:
Thiết bị chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng:
Thiết bị chuyển hoá điện năng thành cơ năng:
-Đặc điểm năng lượng điện là phải sử dụng hết, chỉ dự trữ ít trong ắc quy.
-Khuyến khích sử dụng điện vào ban đêm.
Một số máy móc năng lượng điện ban đầu chuyển hoá thành năng lượng khác sau đó chuyển hoá thành năng lượng cần dùng.
Hiệu suất động cơ điện lớn, năng lượng hao phí ít.
HĐ.6: CỦNG CỐ ( 7 phút)
1. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời.
2. Nêu ưu điểm và nhược điểm của sản xuất và sử dụng điện năng của nhà máy điện hạt nhân.
3. So sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử.
-Nêu nội dung ưu điểm.
-Nhà máy điện gió-Pin mặt trời:
Ưu điểm: Biến năng lượng có sẵn trong tự nhiên thành năng lượng điện.
+Gọn nhẹ. + Không gây ô nhiễm.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào thời tiết.
-Nhà máy điện hạt nhân.
Ưu điểm : Công suất cao.
Nhược điểm: Ô nhiễm, nếu không có bộ phận bảo vệ tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường.
-Giống: Biến nhiệt năng thành cơ năng của tuabin → điện năng.
+Nhà máy nhiệt điện: Năng lượng nhiên liệu thành cơ năng của nước.
+Nhà máy điện nguyên tử: Năng lượng hạt nhân thành cơ năng của nước.
H.D.V.N: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương IV và làm lại bài tổng kết chương III.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 35: Ngày soạn: 14/04/2011
Ngày dạy: / 04/2011. Tiết Lớp 9A. /04/2011. Tiết Lớp9B
Điều chỉnh:.
Tiết 69:
ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức về nam châm – từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cẩm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế.
Hệ thống được kiến thức thu thập về Quang học để giải thích các hiện tượng Quang học.
-Hệ thống hoá được các bài tập về Quang học.
2. Kỹ năng: - Luyện tập thêm về một số kiến thức cụ thể.
3. Thái độ : - Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong quá trình học tập và có lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ: Các câu hỏi phần tự kiểm tra.
C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ÔN TẬP.
HĐ2: ĐIỆN TỪ HỌC.(20’)
HS: Đọc câu 10, giáo viên vẽ hình minh họa.
GV: Để xác định chiều lực từ tác dụng lên điểm N ta xác định đại lượng nào ?
GV: Để tìm chiều đường sức từ của nam châm điện ta làm thế nào?
GV: áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều đường sức từ của nam châm theo chiều nào ?
GV: Từ đó em tìm chiều của lực từ tác dụng lên điểm N của dây dẫn như thế nào ? Kết quả chiều của lực từ đi như thế nào?
HS: Đọc câu 11.
GV: Vì sao khi tải điện năng đi xa ta phải dùng máy biến thế ?
GV: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế tăng hiệu điện thế hai đầu dây lên 100 lần thì hao phí tỏa nhiệt trên đường dây giảm bao nhiêu lần?
Câu 10:
- áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta có chiều đường sức từ của nam châm điện có chiều từ bên trái sang bên phải.
- áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định được chiều của lực từ tác dụng lên điểm N của dây dẫn đi từ trước ra sau mặt phẳng trang giấy (như hình vẽ).
Câu 11:
a. Khi truyền tải điện năng đi xa một phần điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tính theo công thức: PHP =
Theo công thức đó muốn làm giảm hao phí thì phương án tốt nhất phải tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây, đến nơi tiêu thụ thì hạ hiệu điện thế ở hai đầu dây, công việc này phải dùng đến máy biến thế.
b. Theo công thức trên khi điện trở đường dây không đổi công suất hao phí tỷ lệ nghịch với bình phương của hiệu điện thế do đó tăng hiệu điện thế lên 100 lần thì hao phí giảm 1002 = 10000 lần.
GV: Hãy tóm tắt đề câu c và giải ?
GV: Vì sao không dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế ?
Cho học sinh đọc và trả lời câu 13.
GV: Khung dây quay quanh trục PQ hay trục AB thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều ? Vì sao ?
Cho:n1 = 4400 vòng, n2 = 120 vòng.
U1 = 220 V, U2 = ? V.
áp dụng công thức:
Câu 12: Vì dòng điện không đổi thì sinh ra từ trường không đổi do đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn thứ cấp không biến thiên do đó không xuất hiện ở hai đầu cuộn thứ cấp một hiệu điện thế.
Câu 13: Khung dây quay quanh trục PQ vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây không biến thiên.
H Đ.2: QUANG HỌC(24’)
-Gọi HS1 đứng tại chỗ trả lời miệng bài 17, 18.
-Gọi HS2 đứng tại chỗ trả lời miệng bài 20, 21
-Gọi HS3 đứng tại chỗ trả lời miệng bài 25, 26.
-GV gọi HS khác tiến hành trên bảng cùng một lúc các bài tập 22, 23, 24.
Bài 17. B. Bài 18. B.
Bài 19.B. Bài 20. D
Bài 21: a-4; b-3; c-2; d-1.
Bài 22: a)
A≡ F
B
O
A’
B’
I
A’B’ là ảnh ảo.
Ảnh nằm cách thấu kính 10 cm.
Bài 23: a)
B
I
A
O
F
A’
B’
Ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
b) Ảnh cao 2,86cm.
Bài 24: Ảnh cao 0,8cm.
Bài 25: a) Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ, ta thấy ánh sáng màu đỏ.
b)Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam, ta thấy ánh sáng màu lam.
C)Chập 2 kính lọc màu đỏ và màu lam lại với nhau rồi nhìn ngọn đèn dây tóc nóng sáng, ta thấy ánh sáng màu đỏ sẫm. Đó không phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam, mà là thu được phần còn lại của chùm sáng trắng sau khi đã cản lại tất cả những ánh sáng mà mỗi kính lọc đỏ hoặc lam thể cản được.
Bài 26: Không có ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cảnh, không có tác dụng sinh học của ánh sáng để duy trì sự sống của cây cảnh.
HĐ.3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút):
Ôn tập chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra hoc kì II.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 70: Ngày soạn: 15/04/2011
Ngày dạy: /04/2011. Tiết Lớp 9A. /04/2011 Tiết Lớp 9B
Điều chỉnh:.
KIỂM TRA HỌC KỲ II
( Đề và đáp án do sở Giáo dục ra)
File đính kèm:
- giao an vat li 9(1).doc