Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2013-2014

1. MỤC TIÊU

 1.1/ Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.

- Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.

- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.

 1.2/ Kĩ năng:

 - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

 1.3/ Thái độ: - Phát huy tính chủ động, tích cực của HS.

 +BPGDBVMT: Để giảm thiểu tác hại ma sát, các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường

2. CHUẨN BỊ

 2.1) Chuẩn bị của GV

 - Nhóm HS: Một lực kế, một miếng gỗ (có mặt nhẵm, một mặt nhám), một quả cân.

 - Tranh vòng bi.

2.2) Chuẩn bị của HS: đọc trước bài ở nhà

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết: 6 NS: 6/9/2013 Bài 6. LỰC MA SÁT 1. MỤC TIÊU 1.1/ Kiến thức: - Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. - Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. - Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. 1.2/ Kĩ năng: - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 1.3/ Thái độ: - Phát huy tính chủ động, tích cực của HS. +BPGDBVMT: Để giảm thiểu tác hại ma sát, các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường 2. CHUẨN BỊ 2.1) Chuẩn bị của GV - Nhóm HS: Một lực kế, một miếng gỗ (có mặt nhẵm, một mặt nhám), một quả cân. - Tranh vòng bi. 2.2) Chuẩn bị của HS: đọc trước bài ở nhà 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1) Ổn định lớp (1’) KTSS 3.2) KTBC (4’) ? Khái niệm hai lực cân bằng ? Cho ví dụ vật có quán tính Áp dụng làm bài tập 5.3/SBT * Đáp án: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, chiều ngược nhau. Ví dụ: tùy HS Áp dụng: 5.3 – D 3.3) Các hoạt động: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI CHÉP HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (2’) Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại - Nêu vấn đề như phần đầu bài trong SGK - Bài này giúp các em phần nào hiểu được ý nghĩa của việc phát minh ra ổ bi - Đọc thông tin phần mở bài HĐ2: Tìm hiểu về lực ma sát thường gặp (15’) Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, thí nghiệm, quan sát - Thông qua VD thực tế về lực cản trở chuyển động để HS nhận biết đặc điểm của lực ma sát trượt - Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm về ma sát trượt, kể một số VD về ma sát trượt trong thực tế. –Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường có ảnh hưởng gì đến môi trường? -Ta có biện pháp gì để BVMT? -Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường. - Phân tích về sự xuất hiện đặc điểm của ma sát lăn, ma sát nghỉ. - Đọc thông tin và câu hỏi C1 - Thảo luận nhóm: rút ra đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này và tìm Ví dụ về các loại lực ma sát trong thực tế đời sống và kĩ thuật. - Đọc thông tin và câu hỏi C2, C3 cho ví dụ ma sát lăn - Các bụi khí bay gây ra tác hại to lớn với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật - Để giảm thiểu tác hại ma sát, các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường. - Mỗi nhóm HS cùng làm TN về ma sát nghỉ, ma sát trượt theo TN ở hình 6.2 SGK - Trả lời các câu hỏi mỗi phần. I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT? 1. Lực ma sát trượt C1. Khi thắng xe, bánh xe ngừng quay, Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục 2. Lực ma sát lăn C2. Khi dịch chuyển vật nặng có thể kê những thanh hình trụ làm con lăn C3. - Hình 6.1a SGK, giữa sàn với thùng có ma sát trượt - Hình 6.1b SGK, Giữa bánh xe với thùng có ma sát lăn - Độ lớn ma sát nghỉ rất nhỏ so với ma sát trược 3. Ma sát nghỉ C4. Hình 6.2SGK dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên HĐ3: Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật (13’) Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, gợi mở - Từ những hình 6.3a,b,c SGK gợi mở cho HS phát hiện các tác hại của lực ma sát và nêu biện pháp giảm tác hại này. - Trong mỗi hình, yêu cầu HS kể tên lực ma sát và cách khắc phục để giảm ma sát có hại. - Cung cấp cho HS biết những biện pháp làm giảm ma sát - Các hình 6.3a,b,c SGK giúp HS biết một số VD về lợi ích của ma sát. - Thảo luận chung lớp: - Quan sát kĩ trên từng hình để phát hiện về tác hại hay lợi ích của ma sát. - Nêu những biện pháp khắc phục các tác hại hoặc tăng cường ích lợi của ma sát trong mỗi trường hợp. - Trả lời các câu hỏi gợi mở và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài. II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT 1. Lực ma sát có thể có hại C5. Trong dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm cùng với băng truyền tải nhờ có ma sát nghỉ - Nhờ có ma sát nghỉ người ta mới đi lại được, ma sát nghỉ giữ bàn chân không bị trượt C6. a) Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa xe, nên cần tra dầu mở vào xích để làm giảm ma sát b) Lực ma sát trượt làm mòn trục, nên thay ổ bi khi ma sát giảm c) Lực ma sát trượt cản trở chuyển động, dùng bánh xe để thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn 2. Lực ma sát có thể có ích C7. Bảng trơn, nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng. Biện pháp: tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa viên phấn với bảng. HĐ4: Vận dụng - Ghi nhớ (9’) Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, phân tích - Hướng dẫn HS lần lượt thảo luận về câu hỏi C8 và C9 - Khi nào xuất hiện ma sát trượt, lăn, nghỉ ? - Đọc câu hỏi C8 và C9 - Thảo luận chung lớp để rút ra câu trả lời đúng - Phát biểu nội dung phần ghi nhớ trong SGK III. VẬN DỤNG C8. a) Ma sát có ích b) Ma sát có lợi c) Ma sát có hại d) Ma sát có lợi e) Ma sát có ích C9. Có tác dụng giảm ma sát. Thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn. Nhờ sử dụng ổ bi ..máy mọc dễ hoạt động góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy * Ghi nhớ: - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của một lực khác. - Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. 4. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc ghi nhớ và xem hiểu các câu C - Giải bài tập trong SBT - Học thuộc bài từ bài 1 đến bài 6, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết ở tuần sau DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 6.doc