I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
- Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
2. Kỹ năng:
-Rèn kĩ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin, kĩ năng tìm ví dụ minh hoạ.
3. Thái độ:
- Trung thực, nghiêm túc trong học tập
- Yêu thích học Vật lý,tích cực chủ động tiếp thu kiến thức bài học và vận dụng nó vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: +10 đồng xu+1 quả bóng cao su
+1 phích nước nóng
+ 5 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt,
+1 đèn cồn
+1 kẹp đa năng
+Khăn khô để lau
+ Bài giảng điện tử +máy chiếu+máy chiếu vật thể
+Phiếu học tập (soạn sẵn các câu hỏi phần vận dụng)
+2 tờ giấy A3+bút dạ viết bảng
2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị
+1miếng cọ xoong
+1 cây nến hoặc cốc nến nhỏ
+2 chiếc thìa nhôm hoặc 2 chiếc đũa kim loại
+1 đoạn dây thép nhỏ vừa phải (khoảng 15cm)
+1 chiếc kẹp gắp thức ăn nóng ở nhà bếp
+1 khăn khô ,1 vài tờ giấy thấm
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Phương Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư vậy được?
-GV gọi HS nhận xét
-GV chốt lại 2 phương án: Thực hiện công và Truyền nhiệt.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm kiểm chứng các phương án.
-GV giới thiệu mẫu cách thức làm với từng thí nghiệm
Thí nghiệm 1:Thực hiện công
-GV:Các con có thể cọ xát đồng xu vào vải khô,vào mặt bàn ,vào quần áo hoặc xuống sàn nhànhưng hôm nay các con hãy thử cọ xát vào vật đặc biệt này.
?Các con có biết đây là vật gì không?
-GV :Đúng rồi. Đó là miếng cọ xoong mà mẹ các con vẫn thường dùng ở nhà,xem kết quả sẽ như thế nào nhé?
Các con hãy cọ xát đồng xu trong 3’và áp lên má để kiểm tra nhiệt độ của nó.
- Gọi đại diện HS các nhóm nêu kết quả của việc làm TN.
? Tại sao em biết nhiệt năng của miếng đồng tăng? Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng?
-GV có thể cho HS làm thêm 1 thí nghiệm bẻ gập sợi dây thép nhiều lần và nêu kết quả
*GV lên hệ vào thực tế, quê làng Chuông của chúng ta vẫn còn lưu giữ phong tục họp chợ theo phiên.Ở những phiên chợ quê đó có rất nhiều hàng hoá được bày bán và người dân đi chợ cũng rất đông đúc.Nhưng nếu lần tới các con đi chợ,các con hãy tìm đến bác thợ rèn ngồi ở một góc chợ và quan sát khi bác mài hoặc dùng búa đập mạnh để rèn cuốc,xẻng, dao,kéo,liềm cắt lúa thì các vật đó có tăng nhiệt năng hay không nhé?
GV:Các con hãy quan sát lên màn hình những hình ảnh trong thực tế minh hoạ thực hiện công làm thay đổi nhiệt năng.
- GV: Với cách thực hiện công (cọ xát,bẻ cong ,dùng búa đập mạnh nhiều lần)thì nhiệt năng của vật sẽ thay đổi
*Thí nghiệm 2:Truyền nhiệt
-GV: Các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm làm tăng nhiệt năng của đồng xu bằng cách :
+ Hơ trên ngọn lửa
+Cho vào cốc nước nóng
-GV :Ở các tiết trước có thí nghiệm, cô và các con đã sử dụng đèn cồn,tay cầm đa năng nhưng hôm nay chúng ta sẽ sử dụng nến thay đèn cồn,dùng vật đặc biệt này để thay thế tay cầm đa năng.
?Các con hãy cho cô biết đó là gì nào?
-GV:Đúng vậy.Các con hãy sử dụng chiếc kẹp mà mẹ các con vẫn hay dùng để gắp thức ăn nóng này để kẹp giữ đồng xu khi hơ trên ngọn lửa và cho nó vào cốc nước nóng .
Lưu ý chỉ hơ qua lửa và nhúng đồng xu vào nước nóng và bỏ ra luôn chứ không cần để lâu.Khi kiểm tra nhiệt độ thì phải dùng giấy lót để tránh bỏng tay.
-GV yêu cầu các nhóm thay đồng xu bằng chiếc thìa,hoặc chiếc đũa inox đã chuẩn bị.
-GV gọi đại diện các nhóm báo cáo.
? Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng?
- GV thông báo: Nhiệt năng của nước nóng giảm.
- GV: Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
*GV liên hệ thực tế: Ở quê Làng Chuông thân yêu của chúng ta có một nghề thủ công đã trở nên nổi tiếng khắp xa gần .Các con có biết đó là nghề gì không?Nghề đó còn được đi vào văn thơ của nhiều nghệ sĩ.
-GV:Đúng rồi.Vậy các con có biết để có được những chiếc nón lá trắng ngần đẹp đẽ thì nhất thiết phải có một công đoạn không thể thiếu ,đó là công đoạn nào?
-GV:Đúng vậy.Khi đó nhiệt năng thay đổi bằng cách nào?
-GV:Nhiệt đó lấy từ đâu ra?
-GV: Mặt trời là nguồn cung cấp nhiệt tự nhiên vô cùng quý giá cho mọi hoạt động của con người và sinh vật trên trái đất.Người nông dân thì dùng nhiệt đó để phơi khô nông sản như thóc lúa,ngô,khoai ,sắn,Người dân biển thì làm muối,phơi cá,phơi mắm,Và chúng ta đang cố gắng tìm cách sử dụng nhiệt năng đó nhiều hơn như: bếp đun dùng năng lượng mặt trời ,bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời.(GV chiếu hình ảnh minh hoạ các hoạt động trên)
? Nêu phương án làm giảm nhiệt năng của đồng xu, nêu rõ đó là cách thực hiện công hay truyền nhiệt?
*GV liên hệ thực tế: Khi giảm nhiệt độ thì chuyển động nhiệt giảm,nhiệt năng giảm.Thực phẩm được giữ lạnh sẽ lâu hỏng.Và cả trong y tế họ cũng tìm cách giữ lạnh vắcsin thì mới có tác dụng.
? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật?
*GV chuyển ý:Trong thí nghiệm trên khi đồng xu nóng lên tức là nhiệt năng tăng thì nước lại giảm.Vậy phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt người ta gọi là nhiệt lượng.Cô và các con cùng tìm hiểu phần III.Nhiệt lượng
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
- 4HS tham gia trò chơi trong 3’
HS khác cổ vũ
-HS suy nghĩ, thảo luận ,trả lời
*2 cách : + Thực hiện công
+ Truyền nhiệt
.
-HS: Miếng cọ xoong
-HS làm thí nghiệm theo nhóm trong 3’
Đại diện HS các nhóm báo cáo kết quả
- HS nêu được: Khi thực hiện công lên miếng đồng Þ nhiệt độ của miếng đồng tăng Þ nhiệt năng của miếng đồng tăng (thay đổi).
-HS bẻ gập sợi dây thép nhiều lần,nhận xét
-HS liên hệ thực tế ở địa phương
-HS: Bơm xe đạp nóng lên, búa máy nóng lên
-HS ghi nhớ
-HS :Đó là chiếc kẹp gắp thức ăn
- Làm TN theo nhóm kiểm tra theo phương án thả 1 đồng xu vào cốc nước nóng, 1 đồng xu để ngoài đối chứng. Kiểm tra nhiệt độ bằng giác quan.
-HS thay đổi theo yêu cầu của GV
- Đại diện báo cáo kết quả TN.
- HS: Do nhiệt năng từ nước truyền cho.
- Nghe GV thông
-HS :Đó là nghề làm nón lá.
HS lấy VD:Phơi quần áo ,phơi thóc ,nấu ăn hàng ngày
- HS: Đó là công đoạn phơi lá trước khi thắt nón và hun nón trước khi mang bán
-HS: Nhiệt năng thay đổi bằng cách truyền nhiệt.
-HS: Từ mặt trời
- HS nêu cách làm giảm nhiệt năng của đồng xu thực hiện bằng cách truyền nhiệt cho vật khác có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của đồng xu như thả vào cốc nước đá.
- HS khắc sâu lại: Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
Hoạt động 3: (5'). Định nghĩa nhiệt lượng
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
? Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu?
? Đơn vị nhiệt lượng?
- Chốt lại kiến thức
- GV: Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc.
? Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào?
? Nhiệt độ các vật đó thay đổi thế nào?
- GV chốt lại kiến thức về nhiệt lượng.
- GV thông báo: Muốn cho 1 gam nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J.
III. Nhiệt lượng
- HS đọc thông tin trong SGK.
- Nêu khái niệm nhiệt lượng, kí hiệu, đơn vị.
- HS ghi vở:
+ Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.
+ Kí hiệu: Q.
+ Đơn vị nhiệt lượng: Jun (kí hiệu: J).
- HS suy nghĩ trả lời:
+ Truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
+ Nhiệt độ của vật đó tăng (giảm).
- Ghi nhớ kiến thức.
- Nghe GV thông báo.
Hoạt động 4: (10'). Vận dụng – củng cố
? Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ những kiến thức nào?
- Gọi 2 HS trả lời phần ghi nhớ.
-GV phát phiếu học tập cho HS làm việc cá nhân trong 6’ để làm phần .Vận dụng
-GV thu 3 bài mà học sinh làm xong nhanh nhất,chấm và chữa ,nhận xét .Tất cả các bài của HS khác thì lớp trưởng thu nộp lên GV.
Sau đó chiếu qua máy chiếu vật thể cho cả lớp bài đã chấm chữa.
-GV tổ chức thảo luận cả lớp thống nhất đáp án C3,C4,C5
-GV :Các con hãy cùng làm theo cô ,xoa hai bàn tay vào nhau rồi áp lên má.Các con thấy có đúng là tay đã nóng lên chưa ?
*GV liên hệ với môn học lịch sử :Các con có biết phát kiến nào đã đưa cuộc sống của con người lên 1 bước tiến vượt bậc ,không còn ăn sống và biết cách làm chủ cuộc sống ,chế tạo được dụng cụ lao động ?
-GV trình chiếu một số hình ảnh về thiên thạch rơi vào trái đất tạo thành sao băng,mưa sao băng rất đẹp nhưng cũng có trường hợp khi thiên thạch quá lớn thì rất nguy hiểm như trường hợp xảy ra ở Nga ngày 15/2/2013 vừa qua.
?Giải thích tại sao các thiên thạch khi rơi vào trái đất lại bị nổ tung và bốc cháy ?
GV giới thiệu thêm về vụ nổ thiên thạch (nếu còn thời gian)
- 1-2 HS nêu kiến thức trọng tâm của bài.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
IV. Vận dụng
- HS làm việc cá nhân
Đáp án:
C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
C4: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn.
-HS :Con người biết tạo ra lửa bằng cách cọ xát đá với đá ,dùng que gỗ cọ xát vào thân cây khoét lỗ nhỏ
-HS :quan sát
-HS: Do các mảnh thiên thạch cọ xát vào không khí à nhiệt năng tăng, nhiệt độ của nó tăng dần à bốc cháy.
4. Hướng dẫn về nhà: (5')
- Học thuộc phần ghi nhớ. Trả lời các câu hỏi sau:
1) Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Là những cách nào?
2) Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu nhiệt lượng? Đơn vị của nhiệt lượng?
- Làm bài tập 21.1-21.6 SBT.
- Ôn tập lại kiến thức của học kì II để tiết sau ôn tập.
Ngày 15/2, tại Ural, miền Trung nước Nga, diễn ra một trận mưa thiên thạch gây hoảng loạn khi các mảnh thiên thạch nổ tung trong không trung, bay theo nhiều hướng khác nhau.
Thiên thạch đã khiến gần 1.200 người bị thương và gây thiệt hại lớn về tài sản tại khu vực Chelyabinsk thuộc vùng Ural.
Ước tính thiên thạch phát nổ có trọng lượng khoảng 10 tấn, chủ yếu là sắt, xâm nhập vào khí quyển Trái Đất và nổ tung khi cách mặt đất 30-50km.
Một lỗ rộng 8 m tại hồ đóng băng Chebarkul, được cho là nơi mảnh vỡ thiên thạch tiếp đất - (Ảnh: AFP)
Vụ nổ thiên thạch dường như là hiện tượng vũ trụ gây sốc nhất ở Nga kể từ vụ nổ Tunguska 1908, được các nhà khoa học cho là xảy ra khi một thiên thạch lao xuống vùng Siberia của Nga.
"Chúng ta nên chuẩn bị đón nhận một sự kiện với kích cỡ như thế này xảy ra trung bình mỗi một lần sau 100 năm" - Paul Chodas ở Văn phòng chương trình vật thể gần Trái đất của NASA cho biết.
Một số chuyên gia cũng nhận định vụ nổ thiên thạch tại Nga sẽ khuấy động thị trường thiên thạch toàn cầu
Thiên thạch rơi ở Nga đắt gấp 40 lần vàng
Vụ nổ thiên thạch ở Nga đã dấy lên một cuộc tìm kiếm thiên thạch xung quanh thành phố Chelyabinsk cách thủ đô Moscow 1.500km về phía đông. Từng nhóm người bắt đầu tụ tập nhau lại bất chấp mưa tuyết và băng giá với hy vọng có thể kiếm được hàng ngàn USD từ mỗi mảnh thiên thạch.
Mỗi mảnh vỡ thiên thạch ở Nga có thể có giá lên tới 2.200 USD/gam, gấp 40 lần giá trị hiện hành của vàng. Với những miếng thiên thạch hiếm, giá có thể lên tới 3.000 – 6.000 USD/gram.
Mạng internet hiện tràn ngập các quảng cáo bán các mảnh vỡ thiên thạch từ những người săn lùng. Có quảng cáo rao bán một mảnh vỡ thiên thạch với giá 10.000 USD.
File đính kèm:
- bai 21nhiet nang.docx