1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện; k/n áp lực và áp suất; đặc điểm của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển.
1.2) Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính vận tốc, áp suất chất rắn, lỏng, khí vào bài tập và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.
1.3) Thái độ : Say mê tìm tòi, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
2.1) Chuẩn bị của GV: Hệ thống lại kiến thức trọng tâm qua từng bài học và bài tập vận dụng.
2.2) Chuẩn bị của HS: ôn tập trước ở nhà.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
3.1. Ổn định (1’)
3.2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
? Phát biểu định luật về công ? Cho ví dụ minh họa ?
Áp dụng làm bài tập 14.1/SBT
* Đáp án: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
Ví dụ: tùy HS
Áp dụng: 14.1 - E
3.3. Các hoạt động
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 17: Ôn tập - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Tiết: 17
NS: 10/11/2012
ÔN TẬP
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện; k/n áp lực và áp suất; đặc điểm của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển.
1.2) Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính vận tốc, áp suất chất rắn, lỏng, khí vào bài tập và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.
1.3) Thái độ : Say mê tìm tòi, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
2.1) Chuẩn bị của GV: Hệ thống lại kiến thức trọng tâm qua từng bài học và bài tập vận dụng.
2.2) Chuẩn bị của HS: ôn tập trước ở nhà.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
3.1. Ổn định (1’)
3.2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
? Phát biểu định luật về công ? Cho ví dụ minh họa ?
Áp dụng làm bài tập 14.1/SBT
* Đáp án: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
Ví dụ: tùy HS
Áp dụng: 14.1 - E
3.3. Các hoạt động
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tự kiểm tra (19’)
Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp
- Lần lượt đặt các câu hỏi:
Hỏi 1: -Khi nào thì ta nói một vật đang đứng yên hay đang chuyển động?
-Vì sao nói một vật đứng yên hay chuyển động chỉ mang tính tương đối?
Hỏi 2: Vận tốc là gì? Công thức, đơn vị?
Hỏi 3: Thế nào là chuyển động đều, không đều?
Hỏi 4:Lực cơ học là gì? Nêu cách biểu diễn lực bằng véc tơ lực?
Hỏi 5: -Thế nào là hai lực cân bằng? Quán tính là gì?
Hỏi 6: Có mấy loại ma sát? nêu điều kiện xuất hiện của các loại lực ma sát?
Hỏi 7: -Áp lực là gì?
-Áp suất là gì? công thức? đơn vị?
Hỏi 8: Áp suất gây ra như thế nào bên trong lòng của chất lỏng, công thức tính áp suất gây ra trong lòng chất lỏng?
Hỏi 9: áp suất khí quyển được tính như thế nào? đơn vị đo?
Hỏi 10: Lực đẩy Ác si mét xuất hiện khi nào, phương chiều, độ lớn?
Hỏi 11: -Nêu điều kiện để một vật nổi lên, chìm xuống, lơ lửng?
-Công thức tính lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt chất lỏng?
Hỏi 12:-khi nào thì xuất hiện công cơ học? công thức tính công cơ học, đơn vị?
-Phát biểu định luật về công?
- Cá nhân HS lần lượt trả lời
HS: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật CĐ so với vật mốc
HS: Một vật được coi là CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc (Vật mốc).Do đó ta nói vật CĐ hay đứng yên có tính tương đối.
HS: -Vận tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
-Công thức tính vận tốc:
-Đơn vị thường dùng là: m/s, Km/h
HS: -CĐ đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo t/gian.
-CĐ không đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo t/gian.
HS: -lực là tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật bị biến dạng.
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+Gốc: là điểm đặt của Lực
+Phương, chiều trùng với phương chiều của Lực.
+Độ dài: biểu thị cường độ của Lực theo tỉ xich cho trước.
HS: hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,cùng độ lớn, phương cùng nằm trên một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau.
HS: Quán tính là tính chất muốn bảo toàn trạng thái ban đầu của vật.
HS: -Có 3 loại ma sát là: ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn.
-Điều kiện xuất hiện:
+Ma sát trượt: xuất hiện khi có vật này CĐ trượt trên mặt vật khác.
+Ma sát nghỉ: xuất hiện khi vật có xu hướng CĐ
+Ma sát lăn: xuất hiện khi có vật này lăn trên mặt vật khác.
HS: Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
HS: -Là số đo của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
-Công thức:
-Đơn vị: N/m2 hoặc Pa (Paxcan).
HS: -Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
-Công thức: P = d.h
HS: - Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô ri xen li.
- Người ta thường dùng mmHg (hoặc cmHg ) làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
HS: -Một vật nhúng vào trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác si mét.
-Công thức: FA = d.V
HS: +Nếu PV > FA: vật chìm vào trong lòng chất lỏng.
+Nếu PV = FA : vật lơ lửng trong lòng chất lỏng
+Nếu PV < FA : vật nổi lên trên mặt chất lỏng.
-Công thức: FA = P.
HS: -Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển động.
-Công thức tính công:
A = F.s
-Đơn vị của công: Jun (J)
I/ Lý thuyết:
Câu 1: - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật CĐ so với vật mốc.
- Một vật được coi là CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc (Vật mốc).Do đó ta nói vật CĐ hay đứng yên có tính tương đối.
Câu 2: -Vận tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
-Công thức tính vận tốc:
-Ñôn vò thöôøng duøng laø: m/s, Km/h
Câu 3: -CĐ đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo t/gian.
-CĐ không đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo t/gian.
Câu 4: -lực là tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật bị biến dạng.
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+Gốc: là điểm đặt của Lực
+Phương, chiều trùng với phương chiều của Lực.
+Độ dài: biểu thị cường độ của Lực theo tỉ xich cho trước.
Câu 5: - hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,cùng độ lớn, phương cùng nằm trên một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau.
-Quán tính là tính chất muốn bảo toàn trạng thái ban đầu của vật.
Câu 6: -Có 3 loại ma sát là: ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn.
-Điều kiện xuất hiện:
+Ma sát trượt: xuất hiện khi có vật này CĐ trượt trên mặt vật khác.
+Ma sát nghỉ: xuất hiện khi vật có xu hướng CĐ
+Ma sát lăn: xuất hiện khi có vật này lăn trên mặt vật khác.
Câu 7:-Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Là số đo của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
-Công thức:
-Đơn vị: N/m2 hoặc Pa (Paxcan).
Câu 8: -Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
-Công thức: P = d.h
Câu 9: - Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô ri xen li.
- Người ta thường dùng mmHg (hoặc cmHg ) làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 10: -Một vật nhúng vào trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác si mét.
-Công thức: FA = d.V
Câu 11: -Điều kiện:
+Nếu PV > FA: vật chìm vào trong lòng chất lỏng.
+Nếu PV = FA : vật lơ lửng trong lòng chất lỏng
+Nếu PV < FA : vật nổi lên trên mặt chất lỏng.
-Công thức: FA = P.
Câu 12: -Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển động.
-Công thức tính công: Nếu có một lực F tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực thì thì công của lực F được tính bằng công thức:
A = F.s
-Đơn vị của công: Jun (J)
HĐ2: Vận dụng (20’)
Phương pháp: vấn đáp, nêu-giải quyết vấn đề
- Nêu nội dung đề bài tập
- Gọi HS đọc đề bài tập 2
? Để tính được công ta cần xác định đại lượng nào ?
Gợi ý: vận dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ở lớp 6
- Cho HS đọc đề bài tập 3
? Đề bài cho biết gì và yêu cầu tìm gì?
? Theo dữ kiện đề bài muốn tìm được vận tốc, ta phải tìm được đại lượng nào?
- Cá nhân HS phân tích đề bài và lên bảng trình bày
Các HS khác theo dõi và nhận xét
- Cá nhân HS đọc theo yêu cầu và lên bảng tóm tắt
! Xác định lực tác dụng và quãng đường vật dịch chuyển
- Cá nhân HS lên bảng trình bày bài giải
- Cá nhân đọc đề bài
! Đề bài cho biết: lực tác dụng, thời gian thực hiện công và công thực hiện; yêu cầu tìm vận tốc
1HS lên bảng tóm tắt
! Ta cần tìm được quãng đường dịch chuyển trước
1HS lên bảng trình bày bài giải
II. Bài tập
1) Một ôtô khỏi hành từ HN lúc 8h, đến HP lúc 10h. Cho biết đường HN – HP dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu ?
giải
Tóm tắt:
t= 2h
S=100km
v=?
Vận tốc của ôtô là:
v = S/t =100/2=50(km/h)
2) Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này ?
giải
Tóm tắt:
m=2500kg
h=12m
A=?
Công thực hiện cần tìm
A=P.h=10m.h=10.2500.12
=300000J
3) Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe.
giải
Tóm tắt:
F=600N
t=5 phút=300s
A=360kJ=360000J
v=?
Quãng đường xe đi được
A=F.sgs=A/F=360000/600
=600m
Vận tốc chuyển động của xe
v=s/t=600/300=2m/s
4. Dặn dò về nhà: (1’)
- Học thuộc các kiến thức lí thuyết đã ôn tập
- Giải lại các bài tập đã giải và giải thêm các bài tập trong SBT.
- Chuẩn tốt cho kì thi HKI.
Lưu ý:
- Trong quá trình làm bài cần đọc kĩ đề bài trước khi làm bài.
- Cần cẩn thận trong quá trình làm bài và tinh toán thật cẩn thận.
- Cần chọn những câu dể thực hiện trước để hạn chế mất thời gian.
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- Tuần 17.doc