Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Tiết 2: Sự truyền ánh sáng - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng thông qua 2 TN

 - Biết biểu diễn đường truyền của ánh sáng (tia sáng,chùm tia sáng )

 - Nhận biết được 3 loại chùm sáng ( II, hội tụ, phân kỳ)

2. Kỹ năng

- Quan sát.

 - Làm TN ( dự đoán sự truyền thẳng của ánh sáng )

 - Thao tác TN -> nhận xét -> Kết luận qua TN

 - Vận dụng định luật vào thực tế.

3. Thái độ

- Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên,hợp tác nhóm, trung thực.

II. Đồ dùng

1. Giáo viên

- 1 đèn pin, 1 ống trụ thẳng rỗng, 1 ống trụ cong không trong suốt

-3 màn chắn có đục lỗ, 3 đinh ghim ( hoặc kim khâu), Thước thẳng.

2. Học sinh

- Mỗi nhóm 3 màn chắn có đục lỗ – 3 cái ghim.

III. Phương pháp

- Trực quan, vấn đáp, dạy học tích cực

IV. Tiến trình

1. Ổn định (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

- Vì sao ta nhìn thất 1 vật ?

3. Bài mới (38p)

Đặt vấn đề(2p): Các em hãy vẽ trên giấy nháp xem có bao nhiêu đường có thể đi từ vật sáng đến mắt, kể cả đường thẳng và đường ngoằn nghèo ? Vậy ánh sáng đi theo đường nào -> vào bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Tiết 2: Sự truyền ánh sáng - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/08/2012 Ngày giảng: 30/08/2012 Tiết 2: sự truyền ánh sáng I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng thông qua 2 TN - Biết biểu diễn đường truyền của ánh sáng (tia sáng,chùm tia sáng ) - Nhận biết được 3 loại chùm sáng ( II, hội tụ, phân kỳ) 2. Kỹ năng - Quan sát. - Làm TN ( dự đoán sự truyền thẳng của ánh sáng ) - Thao tác TN -> nhận xét -> Kết luận qua TN - Vận dụng định luật vào thực tế. 3. Thái độ - Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên,hợp tác nhóm, trung thực. II. Đồ dùng 1. Giáo viên - 1 đèn pin, 1 ống trụ thẳng rỗng, 1 ống trụ cong không trong suốt -3 màn chắn có đục lỗ, 3 đinh ghim ( hoặc kim khâu), Thước thẳng. 2. Học sinh - Mỗi nhóm 3 màn chắn có đục lỗ – 3 cái ghim. III. Phương pháp - Trực quan, vấn đáp, dạy học tích cực IV. Tiến trình 1. ổn định (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p) - Vì sao ta nhìn thất 1 vật ? 3. Bài mới (38p) Đặt vấn đề(2p): Các em hãy vẽ trên giấy nháp xem có bao nhiêu đường có thể đi từ vật sáng đến mắt, kể cả đường thẳng và đường ngoằn nghèo ? Vậy ánh sáng đi theo đường nào -> vào bài mới. Hoạt động 1: Tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng (12p) Mục tiêu: Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng thông qua 2 TN ĐDDH: 1 đèn pin, 1 ống trụ thẳng rỗng, 1 ống trụ cong không trong suốt 3 màn chắn có đục lỗ, 3 đinh ghim ( hoặc kim khâu) Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Hãy dự đo án xem ánh sáng đi theo đường nào ? GV: Để kiểm tra dự đoán ta tiến hành đi làm TN kiểm tra. - TN hình 2.1: Cho HS đọc Sgk - GV giới thiệu dụng cụ TN, cách quan sát nêu mục đích TN. - Phát dụng cụ TN GV: Quan sát, hướng dẫn, uốn nắn các nhóm làm: - Đại diện các nhóm lên nêu nhận xét ? ? Làm C1 GV: Chuẩn xác kiến thức. Vậy không dùng ống thì ánh sáng có đi theo ? Làm TN hình 2.2. GV: Hướng dẫn cách bố trí TN như Sgk C2: Đặt 3 tấm bìa đục lỗ sao cho mắt nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng dịch 1 trong 3 tấm bìa ra khỏi ta thấy hiện tượng gì? ? Vậy đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường ntn? GV thông báo: K2 là một môi trường trong suốt đồng tính, nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong các môi trường đồng tính khác như: Nước, thuỷ tinh dầu cũng thu được cùng kết quả. Vậy trong mọi trường hợp ánh sáng luôn truyền theo 1 đường thẳng. - Gọi 2 học sinh đọc. I. Đường truyền của ánh sáng C1 : Theo ống thẳng C2: Dùng 1 dây chỉ luồn qua 3 lỗ A, B, C rồi căng thẳng dây hay luồn 1 cái tăm nhỏ. (là đường thẳng) *Kết luận: Đường thẳng *Định luật truyền thẳng của ánh sáng (Sgk – 7 ) Hoạt động 2: Quy ước biểu diễn đường truyền ánh sáng (8p) Mục tiêu: Biết biểu diễn đường truyền của ánh sáng (tia sáng,chùm tia sáng ) ĐDDH: Thước thẳng.Đèn pin; Màn chắn. Thông báo: Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng 1 đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. Tia SM ( H 2.3) - GV làm TN hình 2.4 - Vệt sáng đó có cho ta hình ảnh về đường truyền của ánh sáng không ? II. Tia sáng và chùm sáng 1) Biểu diễn đường truyền của ánh sáng M S (HS quan sát) - Vệt sáng cho ta hình ảnh về đường truyền của ánh sáng. Hoạt động 3: Nhận biết ba dạng chùm sáng (7p) Mục tiêu: Nhận biết được 3 loại chùm sáng ( II, hội tụ, phân kỳ) ĐDDH: Thước thẳng - GV làm TN hình 2.5a, b, c ? Chùm sáng này có đặc điểm gì ? ? Các tia sáng này có giao nhau không ? GV thông báo chùm sáng song song –hd cách vẽ - Tương tự GV làm TN hình 25b, c ? - Cho hs nhận xét về đặc điểm của các tia sáng đó ? - cho hs biểu diễn các chùm sáng đó - C3: GV treo bảng phụ ghi sẵn C3 - GV chuẩn xác kiến thức 2) Ba loại chùm sáng + Chùm sáng //: + Chùm sáng hội tụ. Các tia sáng giao nhau Trên đường truyền của chúng + Chùm sáng phân kỳ Các tia sáng loe rộng ra C3: a, ... không giao nhau... b, ... giao nhau ... c, ... Loe rộng ra ... Hoạt động 4: Vận dụng ( 9p) Mục tiêu: Vận dụng định luật vào thực tế. - Gv hướng dẫn HS trả lời C4 - Gv hướng dẫn HS làm TN C5 - C5 (vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, 3 điểm thẳng hàng) III. Vận dụng C4: ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường thẳng đến mắt ta. C5: Đầu tiên cắm hai cái kim thẳng đứng trên mặt 1 tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho kim 1 che khuất kim2. Sau đó di chuyển kim 3 đên vị trí kim 1 che khuất. ánh sáng truyền đi theo đường thẳng cho nên kim 1 kim 1 nằm trên đ/t nối kim 2 và 3 và mắt thì ánh sáng từ kim 2 và kim 3 không đến mắt, hai kim này bị kim1 che khuất. 4. Củng cố (3p) -Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào ? - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn ntn ? - Gọi 3 h/s lên vẽ chùm sáng //, phân kỳ, hội tụ ? 5. Hướng dẫn về nhà (1p) - VN học bài kết hợp Sgk, các kết luận của bài. - VN đọc trước bài: ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.

File đính kèm:

  • doctiet2.doc
Giáo án liên quan