I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Mô tả thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của một dòng điện.
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế tác dụng hóa học của dòng điện.
2. Kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
- Có ý thức học hỏi , yêu thích môn học.
I. CHUẨN BỊ
- 1 kim nam châm, 1 thanh nam châm vĩnh cửu, một vài đinh nhỏ bằng sắt,thép.
- 1 một bộ nguồn 6V, dây dẫn có vỏ bọc cách điện,1 acquy loại 12V, 1 bình đựng dung dịch đồng sunfat,2 thỏi than chì.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp :
+ Thầy giới thiệu với các em hôm nay,có quý thầy, cô trong tổ lý đến dự giờ thăm lớp chúng ta.Thầy mong lớp học tập nghiêm túc, sôi nổi,đề nghị các em hoan nghênh.
+ Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ(3’)
1)Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã học?
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Bài 23: Tác dụng từ,tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy: Nguyễn Thị Ngọc
Ngày soạn: 04/03/2014 Tuần:26
Ngày dạy: 08/03/2014 Tiết:25
Lớp:7D-Trường THCS Trần Quốc Toản
GV hướng dẫn: Hồ Thị Như Liên
Bài 23: TÁC DỤNG TỪ,TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN
I.MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Mô tả thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của một dòng điện.
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế tác dụng hóa học của dòng điện.
Kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
- Có ý thức học hỏi , yêu thích môn học.
CHUẨN BỊ
- 1 kim nam châm, 1 thanh nam châm vĩnh cửu, một vài đinh nhỏ bằng sắt,thép.
- 1 một bộ nguồn 6V, dây dẫn có vỏ bọc cách điện,1 acquy loại 12V, 1 bình đựng dung dịch đồng sunfat,2 thỏi than chì.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp :
+ Thầy giới thiệu với các em hôm nay,có quý thầy, cô trong tổ lý đến dự giờ thăm lớp chúng ta.Thầy mong lớp học tập nghiêm túc, sôi nổi,đề nghị các em hoan nghênh.
+ Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ(3’)
1)Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã học?
àTL: dòng điện có tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng.
2)Nêu một số ứng dụng của 2 tác dụng này trong đời sống ?
->TL: Tác dụng nhiệt: làm bàn là điện, nồi cơm điện.
Tác dụng phát sáng: làm bóng đèn huỳnh quang, đèn báo ở tivi.
3.Bài mới(2’)
Để đưa những hàng hóa có khối lượng hàng trăm tấn lên xe hay tàu dễ dàng hơn, người ta không thể dùng cần cẩu đơn giản mà em đã thấy, mà con người đã dùng cần cẩu nam châm điện. Vậy nam châm điện là gì? Hoạt động thế nào? Ta sang bài 23 (GV ghi bảng: Tiết 25 Bài 23 TÁC DỤNG TỪ-TÁC DỤNG HÓA HỌC-TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN.)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Tác dụng từ
-Cuộn dây quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
-Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
->Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
HĐ 1: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện(15’)
- Các em quan sát (GV làm thí nghiệm): đưa đinh sắt lại gần thanh nam châm-> Và thông báo: như vậy thanh này đã hút các đinh sắt.
- Thế vật thầy đang cầm (GV đưa lên cao, hs quan sát) là gì vậy?
- Thanh nam châm này 2 đầu được sơn 2 màu khác nhau
(1 đầu xanh, 1 đầu đỏ), ứng với 2 màu này thì nam châm có hai cực từ.
- Còn đây là một kim NC, gọi là kim nam châm vì nam châm này giống cây kim,2 đầu của nó cũng được sơn 2 màu khác nhau như thanh nam châm.
- Các em quan sát khi thầy đưa KNC lại gần thanh NC, thì KNC sẽ như thế nào?
- Qua TN cho thầy biết nam châm có những khả năng nào?
- GV nhắc lại câu trả lời của hs
- Bây giờ ta tìm hiểu TN ở hình 23.1SGK Tr.63.
- GV giới thiệu cuộn dây quấn quanh lõi sắt non.(Còn sắt non là sắt như thế nào, thì khi học hóa học lớp 8 GV sẽ nói rõ hơn).
- Lắp cuộn dây vào mạch như h.23.1SGK.
- Các em quan sát thầy làm TN:
Khi chưa đóng khóa, đưa đinh sắt lại gần cuộn dây quấn quanh lõi sắt non.
Đóng khóa, đưa đinh sắt gần cuộn dây quấn quanh lõi sắt non ->mở khóa
- Qua TN vừa rồi,một em hãy cho thầy biết:
+ Lúc nào cuộn dây quấn quanh lõi sắt non hút đinh sắt ?
+ Khi nào đinh sắt không bị hút?
- Bây giờ, thầy làm TN với KNC các em hãy quan sát.
+Khi chưa đóng khóa, KNC như thế nào?
GV nhận xét
+Khi đóng khóa, quan sát xem hiện tượng gì xảy ra với KNC?
- GV nhận xét: cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua hút đinh sắt, làm quay KNC.
- Vậy lúc đó cuộn dây quấn quanh lõi sắt non giống với vật nào?
- GV giới thiệu:cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.(GV ghi bảng KL1 SGK Tr.63)
- Vì NCĐ có khả năng hút sắt,thép và làm quay KNC nên ta nói NCĐ có tính chất từ(GV ghi bảng KL 2)
- Vậy dòng điện có tác dụng từ vì có khả năng làm quay KNC(GV ghi bảng)
- Ứng dụng tính chất từ của dòng điện người ta chế tạo cần cẩu điện, chuông điện. Để biết chuông điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào, các em về nhà tìm hiểu thêm SGK Tr.64 (vì đây là nội dung giảm tải)
- HS quan sát
- HS trả lời: nam châm
- HSquan sát
- HS nghe, quan sát
- HS trả lời: KNC quay
- HS trả lời:NC có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay KNC.
- HS nghe
- HS quan sát
- HS trả lời: khi đóng khóa
- HS trả lời: khi chưa đóng khóa và khi ngắt khóa
- HS quan sát
- HS trả lời: KNC đứng yên
- HStrả lời: KNC quay
- HS nghe
- HS trả lời : nam châm
- HS nghe, ghi bài
- HS nghe, ghi bài
- HS nghe, ghi bài
- HS nghe
II/ Tác dụng hóa học
- Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng, nó tách đồng ra khỏi dung dịch,làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.
Chuyển ý: Trên thị trường ta thấy có rất nhiều sợi dây chuyền vàng giả rất đẹp,thế làm sao người ta có thể phủ lên trên sợi dây chuyền đó một lớp màu vàng như vậy,để biết được điều đó ta sang phần II.
HĐ 2: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện(12’)
- Để hiểu được vấn đề ta quan sát TN sau:
- Các em quan sát H23.3SGK
- GV giới thiệu các dụng cụ TN: nguồn, 2 dây dẫn nối nguồn,đầu còn lại nối với 2 thỏi than chì,bình đựng dung dịch muối đồng sunfat.
- Các em đã biết than chì là vật liệu dẫn điện.
Vậy dung dịch muối đồng là chất dẫn điện hay cách điện.
- Cô nhúng hai thỏi than chì vào dung dịch->đóng khóa.
- 1 em hãy cho thầy biết: lúc nãy 2 thỏi than chì có màu gì?
- Cho hs quan sát thỏi than chì sau khi mạ và hỏi: lúc này thỏi than có màu gì?
- GV nhận xét.
- GV thông báo:Lớp màu đỏ nhạt bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn, là do khi có dòng điện chạy qua thì đồng tách khỏi dung dịch muối đồng đến bám vào thỏi than ở cực âm.
- 1 em hoàn thành cho cô kết luận SGK Tr.64.
- GV nhận xét và ghi bảng:
Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng, nó tách đồng ra khỏi dung dịch,làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.
- GV mở rộng : ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện người ta mạ đồng, mạ vàng, mạ thiếc, mạ kền các em có thể tham khảo thêm phần này ở mục có thể em chưa biết.
-HS lắng nghe.
- HS quan sát hình
- HS nghe
- HS trả lời: chất dẫn điện
- HS trả lời: màu đen
- HS trả lời: 1 thỏi than màu đen, một thỏi màu đỏ nhạt
- HS hoàn thành kết luận
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe.
III/ Tác dụng sinh lý :
- Dòng điện có tác dụng sinh lí khi qua cơ thể người và động vật.
HĐ 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện:(5’)
Điều gì sẽ xảy ra khi ta vô tình chạm tay trực tiếp vào ổ điện?
- Và đó là tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
- GV kết luận:dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.vì vậy ta cần chú ý khi tiếp xúc với mạng điện gia đình.
Nhưng trong y học người ta cũng dùng dòng điện để chữa bệnh
- HS trả lời: bị giật điện:
làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và tê liệt thần kinh.
- HS nghe
- HS nghe
C7: C.
C8: D.
HĐ 6: Củng cố và vận dụng(5')
- Yêu cầu hs làm C7, C8 SGK Tr.65.
- Qua bài học này,em cần nắm 3 tác dụng tiếp theo của dòng điện, thầy đã thể hiện đầy đủ trên bảng.
-Vậy em đã học những tác dụng nào dòng điện?
- GV: nhắc lại các tác dụng của dòng điện, và vẽ sơ đồ tổng hợp các Tác Dụng Của Dòng Điện
-HS đọc và trả lời:
C7: C.
C8: D
-hs trả lời: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí.
IV.Hướng dẫn tự học:
1Bài vừa học:
-Học thuộc ghi nhớ
-Làm bài tập SBT 23.1- 23.9
-Đọc “Có thể em chưa biết”.
2.Bài sắp học:
-Đọc và nghiên cứu trước bài 24: “Cường độ dòng điện”
V. Rút Kinh Nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GV hướng dẫn kí duyệt: Giáo sinh thực tập:
Hồ Thị Như Liên Nguyễn Thị Ngọc
File đính kèm:
- bai 23 tac dung tu tac dung hoa hoc va tac dugnj sinh ly cua dong dien.doc