Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 3, Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

- HS biết đo thể tích các vật rắn không thấm nước. Biết sử dụng các dụng cụ đo thể tích vật rắn bất kì không thấm nước.

- Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm học tập.

II. Chuẩn bị

- Đối với HS: Vật rắn không thấm nước (một vài hòn đá hoặc đinh ốc). 1 bình chia độ, 1 chai (lọ hoặc ca đong) có ghi sẵn dung tích, dây buộc. 1 bình tràn (nếu không có thì thay bằng ca, bát, hoặc bình chứa lọt vật rắn). 1 bình chứa (nếu không có thì thay bằng đĩa hoặc khay đặt dưới bình tràn). 1 xô đựng nước.

 Đọc trước bài mới. Kẻ sẵn bảng 4.1 (kết quả đo thể tích vật rắn) vào vở

III. Tiến trình bài dạy:

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 3, Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày dạy: 1/9/2013 Tiết 3 Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC. I. Mục tiêu: - HS biết đo thể tích các vật rắn không thấm nước. Biết sử dụng các dụng cụ đo thể tích vật rắn bất kì không thấm nước. - Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm học tập. II. Chuẩn bị - Đối với HS: Vật rắn không thấm nước (một vài hòn đá hoặc đinh ốc). 1 bình chia độ, 1 chai (lọ hoặc ca đong) có ghi sẵn dung tích, dây buộc. 1 bình tràn (nếu không có thì thay bằng ca, bát, hoặc bình chứa lọt vật rắn). 1 bình chứa (nếu không có thì thay bằng đĩa hoặc khay đặt dưới bình tràn). 1 xô đựng nước. Đọc trước bài mới. Kẻ sẵn bảng 4.1 (kết quả đo thể tích vật rắn) vào vở III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (5’) ? Kể tên một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng? ? Nêu phương pháp đo? ? Những vật rắn như đinh ốc, hòn đá thì đo như thế nào? - HS trả lời các câu hỏi của GV - Dự đoán các phương án Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước (20’) - Cho HS quan sát hình vẽ (4.2) và mô tả lại cách đo thể tích hòn đá bằng bình chia độ (C1). - Cho HS quan sát hình vẽ (4.3) và mô tả lại cách đo thể tích hòn đá bằng bình tràn (C2). - Đưa bảng phụ (C3) ghi các bước đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bằng bình tràn, cho HS thảo luận. - GV chú ý: - HS làm việc nhóm, làm C1. - HS làm việc nhóm, làm C2. - Đại diện nhóm mô tả lại cách đo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Thảo luận, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống , nêu kết luận về cách đo thể tích vật rắn không thấm nước I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. Kết luận: - Dùng bình chia độ: vật vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng bằng thể tích của vật. - Dùng bình tràn: vật đó vào bình tràn. Thể tích phần chất lỏng bằng thể tích của vật. Hoạt động3: Thực hành đo thể tích vật rắn (15’) - Phát dụng cụ thực hành và yêu cầu HS làm việc theo nhóm: đo thể tích vật rắn (hòn sỏi) bằng 2 cách. - GV quan sát và hướng dẫn cụ thể các nhóm, đánh giá quá trình làm việc cũng như kết quả thực hành của các nhóm. - HS thực hành theo nhóm + Lập kế hoạch đo, chọn dụng cụ. + Đo bằng bình chia độ. + Đo bằng bình tràn. + Ghi kết quả thực hành vào bảng 4.1 đã kẻ sẵn. Thực hành đo thể tích vật rắn Hoạt động 4: Vận dụng – Hướng dẫn về nhà (5’) - Cho HS làm C4. - Hướng dẫn HS về nhà làm C5, C6 - Hướng dẫn làm BT 4.1-4.6 - Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau: Khối lượng – Đo khối lượng. C4. Cần chú ý: - Phải lau sạch ca, bát và vật. - Không làm đổ hoặc sánh nước từ ca ra bát. - Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ ra ngoài. Ngaøy thaùng naêm 2013 Kí duyeät

File đính kèm:

  • docTiết 3.doc