I. Mục tiêu:
- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
II. Chuẩn bị :
GV: Một số vật dụng đựng chất lỏng, 1 số ca có để sẵn chất lỏng (nước).
HS: Mỗi nhóm 2 đến 3 loại bình chia độ.
III. Tiến trình bài dạy
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 2, Bài 3: Đo thể tích chất lỏng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày dạy : 26/8/2013
Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
Tiết 2
I. Mục tiêu:
- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
II. Chuẩn bị :
GV: Một số vật dụng đựng chất lỏng, 1 số ca có để sẵn chất lỏng (nước).
HS: Mỗi nhóm 2 đến 3 loại bình chia độ.
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề (5’)
- Cho HS quan sát hình vẽ (ở phần mở bài)
? Làm thế nào để biết trong bình nước còn chứa bao nhiêu nước?
- HS đưa ra cách kiểm tra
Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị đo thể tích (5’)
- Cho HS đọc phần thông tin 1 và trả lời câu hỏi:
? Đơn vị đo thể tích là gì?
? Nêu một số đơn vị đo đã học?
- Gọi HS lên bảng làm C1.
- Gọi HS nhận xét bổ sung, thống nhất kết quả đổi đơn vị đo.
- HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Đơn vị đo thể tích là
- HS làm C1
1m3 = 1000dm3 = 1000000cm3
1m3 = 1000lít = 1000000ml
= 1000000cc.
I. Đơn vị đo thể tích
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
1 lít = 1 dm3;
1 ml = 1 cm3 = 1 cc
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích (8’)
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc và trả lời các câu hỏi C2; C3; C4; C5 vào vở.
- GV hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất từng câu trả lời
- Cho HS liệt kê các dụng cụ đo thể tich chất lỏngđã biết.
- HS trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV:
- C2: + Ca đong to có GHĐ 1lít; ĐCNN là 0,5lít.
+ Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5lít
+ Can nhựa có GHĐ là 5lít và ĐCNN là 1l
- C3: Chai lọ đã biết sẵn dung tích: chai cocacôla; can 1lít;
- C4: + Bình chia độ a: GHĐ: 100ml; ĐCNN: 2ml.
+ Bình chia độ b: GHĐ: 250ml; ĐCNN: 50ml
+ Bình chia độ c: GHĐ: 300ml; ĐCNN: 50ml.
- C5: Chai lọ, ca đong có sẵn dung tích; bình chia độ,
II. Đo thể tích chất lỏng
1. Dụng cụ đo thể tích
Chai lọ, ca đong có sẵn dung tích; bình chia độ,
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng (10’)
- Cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ thống nhất câu trả lời câu C6; C7; C8.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV và HS cùng nhận xét đưa ra kết quả đúng.
- Yêu cầu HS nghiên cứu C9 và trả lời.
- GV gọi HS đọc kết quả .
- Gọi HS đọc lại C9 sau khi đã điền đủ các yêu cầu.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
- C6: Hình b: đặt thẳng đứng.
- C7: Hình b: đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng.
- C8: Hình a: 70cm3;
Hình b: 50cm3;
Hình c: 40cm3.
- C9: HS điền từ vào chỗ trống để rút ra kết luận
(1)- thể tích; (2)- GHĐ; (3)- ĐCNN; (4)- Thẳng đứng; (5)- ngang; (6)- gần nhất.
2. Cách đo thể tích chất lỏng
a, Ước lượng cần đo .
b, Chọn bình chia độ có và thích hợp .
c, Đặt bình chia độ .
d, Đặt mắt nhìn ... với độ cao mực chất lỏng trong bình .
e, Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia với mực chất lỏng.
Hoạt động 5: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình (12’)
- Cho HS làm thực hành ước lượng thể tích của nước trong bình 1 và 2. Kiểm tra bằng cách đo thể tích của chúng và ghi kết quả vào bảng 3.1
- HS thực hành theo nhóm;
+ Ước lượng thể tích của nước
+ Đo thể tích của nước
+ Ghi kết quả vào bảng 3.1
3. Thực hành
Hoạt động 6: Củng cố – Hướng dẫn (5’)
- Cho HS trả lời Câu hỏi
- Hướng dẫn HS làm BT
- Hướng dẫn chuẩn bị bài
- Nêu dụng cụ và cách đo thể tích chất lỏng
- Làm BT 3.2 đến 3.6
- Chuẩn bị bài: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Ngaøy thaùng naêm 2013
Kí duyeät
File đính kèm:
- Tiết 2.doc