Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 9 đến 11 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền

I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG

 - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.

 - Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.

 - Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh.

2. Học sinh: Sưu tầm một số linh kiện điện tử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa hiệu điện thế và mối liên hệ giữa E và U.

Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu tụ điện.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 9 đến 11 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 5 trang 25: D Câu 5 trang 29: C Câu 6 trang 29: C Câu 7 trang 29: C Câu 5 trang 33: D Câu 6 trang 33: C Câu 5.2: C Câu 5.3: D Hoạt động 3 (20 phút): Giải một số bài tập tự luận. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu học sinh viết biểu thức định lí động năng. Hướng dẫn học sinh tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương. Hướng dẫn học sinh tính công của lực điện khi electron chuyển động từ M đến N. Yêu cầu học sinh tính điện tích của tụ điện. Yêu cầu học sinh tính điện tích tối đa của tụ điện. Yêu cầu học sinh tính điện tích của tụ điện C1 lúc đầu. Yêu cầu học sinh xác định mối quan hệ giữa hiệu điện thế và điện tích của hai tụ lúc sau. Yêu cầu học sinh tính hiệu điện thế và điện tích của từ tụ khi đã nối với nhau. Viết biểu thức định lí động năng. Lập luận, thay số để tính Eđ2. Tính công của lực điện. Viết công thức, thay số và tính toán. Viết công thức, thay số và tính toán. Viết công thức, thay số và tính toán. Xác định mối quan hệ giữa hiệu điện thế và điện tích của hai tụ khi đã nối với nhau. Tính hiệu điện thế và điện tích của từ tụ khi đã nối với nhau. Bài 7 trang 25 Theo định lí về động năng ta có: Wđ2 – Wđ1 = A Mà v1 = 0 ð Wđ1 = 0 và A = qEd Wđ2 = qEd = - 1,6.10-19.103.(- 10-2) = 1,6.10-18(J) Bài 9 trang 29 Công của lực điện khi electron chuyển động từ M đến N: A = q.UMN = -1,6.10-19.50 = - 8. 10-18 (J) Bài 7 trang33 a) Điện tích của tụ điện: q = CU = 2.10-5.120 = 24.10-4 (C). b) Điện tích tối đa mà tụ điện tích được qmax = CUmax = 2.10-5.200 = 400.10-4 (C). Bài 6.9 Điện tích của tụ C1: Q = C1U = 4.10-3C. Khi nối các bản của hai tụ lại với nhau: U1 = U2 = U’; Q1 + Q2 = C1U’ + C2U’ = Q ð U’ = = V; Q1 = C1U’ = .10-3 C; Q2 = C2U’ = .10-3 C. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 5/9/2013. Ngày dạy: ......../9/2013. Chương II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Tiết 11. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN (Tiết 1) I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - Nêu được dòng điện không đổi là gì. - Định nghĩa và viết được công thức cường độ dòng điện. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Xem lại những kiến thức liên quan đến bài dạy. 2. Học sinh: Xem lại những kiến thức đã học ở THCS về dòng điện và cường độ dòng điện. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (25 phút): Tìm hiểu về dòng điện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Đặt các câu hỏi về từng vấn đề để cho học sinh trả lời. Nêu định nghĩa dòng điện. Nêu điều kiện để có dòng điện. Nêu bản chất của dòng diện trong kim loại. Nêu qui ước chiều dòng điên. Nêu các tác dụng của dòng điện. Cho biết trị số của đại lượng nào cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện? Dụng cụ nào đo nó? Đơn vị của đại lượng đó? I. Dòng điện + Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích. + Điều kiện để có dòng điện: phải có các điện tích tự do và điện trường để đẩy các điện tích tự do chuyển động có hướng. + Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do. + Qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các diện tích dương (ngược với chiều chuyển động của các điện tích âm). + Các tác dụng của dòng điện: Tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng cơ học, sinh lí, + Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (A). Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu cường độ dòng điện, dòng điện không đổi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa cường độ dòng điện. Yêu cầu học sinh cho biết thế nào là dòng điện không đổi. Yêu cầu học sinh thực hiện C1. Yêu cầu học sinh thực hiện C2. Giới thiệu đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng. Yêu cầu học sinh thực hiện C3. Yêu cầu học sinh thực hiện C4. Nêu định nghĩa cường độ dòng điện đã học ở lớp 9. Cho biết thế nào là dòng điện không đổi. Thực hiện C1. Thực hiện C2. Ghi nhận đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng. Thực hiện C3. Thực hiện C4. II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi 1. Cường độ dòng điện Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng Dq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt và khoảng thời gian đó. I = 2. Dòng điện không đổi Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Cường độ dòng điện của dòng điện không đổi. I = 3. Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng Đơn vị của cường độ dòng điện trong hệ SI là ampe (A): 1A = Đơn vị của điện lượng là culông (C). 1C = 1A.1s Hoạt động 3 (10 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. - Đọc trước các bbooij dung còn lại của bài. Ngày soạn: 5/9/2013. Ngày dạy: ......../9/2013. Chương II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Tiết 11. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN (Tiết 2) I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì. - Giải được các bài toán có liên quan đến các hệ thức: I = ; I = và E = . II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Xem lại những kiến thức liên quan đến bài dạy. 2. Học sinh: Xem lại những kiến thức đã học ở THCS về dòng điện và cường độ dòng điện. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu về nguồn điện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu học sinh thực hiện C5. Yêu cầu học sinh thực hiện C6. Yêu cầu học sinh thực hiện C7. Yêu cầu học sinh thực hiện C8. Giới thiệu lực lạ bên trong nguồn điện. Yêu cầu học sinh thực hiện C9. Thực hiện C5. Thực hiện C6. Thực hiện C7. Thực hiện C8. Ghi nhận khái niệm. Thực hiện C9. III. Nguồn điện 1. Điều kiện để có dòng điện Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. 2. Nguồn điện + Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó. + Lực lạ bên trong nguồn điện: Là những lực mà bản chất không phải là lực điện. Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được hiệu điện thế giữa hai cực của nó. Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu suất điện động của nguồn điện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu công của nguồn điện. Yêu cầu học sinh giải thích tại sao nói nguồn điện là một nguồn năng lượng. Giới thiệu khái niệm suất điện động của nguồn điện. Giới thiệu công thức tính suất điện động của nguồn điện. Giới thiệu đơn vị của suất điện động của nguồn điện. Yêu cầu học sinh nêu cách đo suất điện động của nguồn điên. Giới thiệu điện trở trong của nguồn điện. Ghi nhận công của nguồn điện. Giải thích tại sao nói nguồn điện là một nguồn năng lượng. Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận công thức. Ghi nhận đơn vị của suất điện động của nguồn điện. Nêu cách đo suất điện động của nguồn điện. Ghi nhận điện trở trong của nguồn điện. IV. Suất điện động của nguồn điện 1. Công của nguồn điện Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện. 2. Suất điện động của nguồn điện a) Định nghĩa Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó. b) Công thức: E = c) Đơn vị Đơn vị của suất điện động trong hệ SI là vôn (V). Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở. Mỗi nguồn điện có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện. V. Pin và acquy (Đọc thêm) Hoạt động 3 (10 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 6, 7, 10, 11, 13, 14, 15 trang 45 sgk. Tóm tắt những kiến thức cơ bản. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Đồng Xoài, ngày 7 tháng 9 năm 2013 Duyệt của BGH Duyệt tại tổ (Đã duyệt) Nguyễn Thanh Hiền

File đính kèm:

  • docGiao an Vat Ly HKI tuan 5 6.doc