Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 21 đến 24 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền

I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG

 + Vận dụng định luật Ôm để giải các bài toán về toàn mạch.

 + Vận dụng các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng và công suất toả nhiệt của một đoạn mạch; công, công suất và hiệu suất của nguồn điện.

 + Vận dụng được các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp, song song để giải các bài toán về toàn mạch.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

 + Nhắc học sinh ôn tập các nội dung kiến thức của tiết học.

 + Chuẫn bị một số bài tập trong sách BT.

2. Học sinh: Ôn tập các nội dung kiến thức mà thầy cô yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Viết các công thức liên quan về mạch kín đã học?

Hoạt động 2 (35 phút): Giải một số bài tập vận dụng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 21 đến 24 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-3V D. VM – VN = 3V Câu 14: Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại A. có hai nửa tích điện trái dấu. B. tích điện âm. C. trung hoà về điện. D. tích điện dương. Câu 15: Hai điện tích điểm hút nhau với một lực 2.10-6 N. Khi rời chúng xa nhau thêm 2cm thì lực hút giữa chúng là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là A. 1cm. B. 3cm. C. 2cm. D. 4cm. Câu 16: Trong công thức (q là độ lớn của một điện tích thử dương đặt tại một điểm trong điện trường, F là lực điện tác dụng lên q, E là cường độ điện trường tại đó) thì A. E tỉ lệ thuận với F. B. E tỉ lệ thuận với q. C. E phụ thuộc cả F lẫn q. D. E không phụ thuộc cả F và q. Câu 17: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường? A. Culông B. Vôn trên mét C. Vôn nhân mét D. Niutơn Câu 18: Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện? A. Điện tích của tụ điện. B. Điện dung của tụ điện. C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện. D. Cường độ điện trường trong tụ điện. Câu 19: Biểu thức của định luật Coulomb về tương tác giữa hai điện tích đứng yên trong chân không là. A. B. C. D. Câu 20: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì lực tương tác giữa hai điện tích đó sẽ A. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 4 lần. Câu 21: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về A. phương diện tác dụng lực. B. tốc độ biến thiên của điện trường. C. phương diện năng lượng. D. khả năng thực hiện công. Câu 22: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q = 4.10-8C, tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 5cm có độ lớn là: A. E = 144.103 V/m. B. E = 45.103 V/m. C. E = 225.103 V/m. D. E = 125.103 V/m. Câu 23: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì đẩy nhau một lực F = 9.10-3N. Điện tích của mỗi quả cầu có độ lớn là A. 3.10-7 (C). B. 10-6 (C). C. 10-7 (C). D. 10-9 (C). Câu 24: Điện tích điểm q đặt vào trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường là , dưới tác dụng của lực điện trường, điện tích sẽ A. di chuyển cùng chiều với nếu q > 0. B. di chuyển theo chiều bất kì. C. di chuyển ngược chiều với nếu q > 0. D. di chuyển cùng chiều với nếu q < 0. Câu 25: Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. tăng 2 lần. Câu 26: Mắc bóng đèn có điện trở R = 484W vào mạng điện với hiệu điện thế 220V. Điện năng mà đèn tiêu thụ trong 1 giờ là? A. 4,8.107J B. 4,8.108J C. 3,6.108J88 D. 3,6.107J Câu 27: 1 pF (picôfara) bằng bao nhiêu F (Fara)? A. 10-3 F. B. 10-9 F. C. 10-12 F. D. 10-6 F. Câu 28: Công tơ điện là dụng cụ đo A. công suất điện tiêu thụ. B. điện năng tiêu thụ. C. nhiệt lượng toả ra trên các thiết bị điện. D. công suất định mức của các thiết bị điện. Câu 29: Lực Culông là lực tương tác giữa A. hai điện tích chuyển động. B. hai điện tích. C. điện tích đứng yên và điện tích chuyển động. D. hai điện tích điểm đứng yên. Câu 30: Chọn câu sai. A. Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là các đường thẳng. B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau. C. Chiều của đường sức điện trường trùng với chiều của véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức. D. Véc tơ cường độ điện trường có phương trùng với đường sức. ----------- HẾT ---------- Ngày soạn: 12/10/2013. Ngày dạy: ......../10/2013. CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG Tiết 24. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. - Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì. - Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên + Bảng phụ vẽ các hình trong sách giáo khoa. + Chuẫn bị thí nghiệm về cặp nhiệt điện. 2. Học sinh: Ôn lại: + Tính dẫn điện của kim loại trong sách giáo khoa lớp 9. + Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong kim loại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu học sinh nhắc lại mạng tinh thể kim loại và chuyển động nhiệt của nó. Giới thiệu các electron tự do trong kim loại và chuyển động nhiệt của chúng. Giới thiệu sự chuyển động của các electron tự do dưới tác dụng của lực điện trường. Yêu cầu học sinh nêu nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. Yêu cầu học sinh nêu loại hạt tải điện trong kim loại. Yêu cầu học sinh nêu bản chất dòng điện trong kim loại. Nêu mạng tinh thể kim loại và chuyển động nhiệt của các ion ở nút mạng. Ghi nhận loại hạt mang điện tự do trong kim loại và chuyển động của chúng khi chưa có điện trường. Ghi nhận sự chuyển động của các electron khi chịu tác dụng của lực điện trường. Nêu nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. Nêu loại hạt tải điện trong kim loại. Nêu bản chất dòng điện trong kim loại. I. Bản chất của dòng điện trong kim loại + Trong kim loại, các nguyên tử bị mất electron hoá trị trở thành các ion dương. Các ion dương liên kết với nhau một cách có trật tự tạo thành mạng tinh thể kim loại. Các ion dương dao động nhiệt xung quanh nút mạng. + Các electron hoá trị tách khỏi nguyên tử thành các electron tự do với mật độ n không đổi. Chúng chuyển động hỗn loạn tạo thành khí electron tự do choán toàn bộ thể tích của khối kim loại và không sinh ra dòng điện nào. + Điện trường do nguồn điện ngoài sinh ra, đẩy khí electron trôi ngược chiều điện trường, tạo ra dòng điện. + Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron tự do, là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại * Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. Mật độ của chúng rất cao nên chúng dẫn điện rất tốt. * Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường. Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu điện trở suất của kim loại và sự phụ thuộc của nó vào nhiệt độ. Giới thiệu hệ số nhiệt điện trở. Yêu cầu học sinh thực hiện C1. Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ. Ghi nhận khái niệm. Thực hiện C1. II. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ Điện trở suất r của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất: r = r0(1 + a(t - t0)) Hệ số nhiệt điện trở không những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà vào cả độ sạch và chế độ gia công của vật liệu đó. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu hiện tượng siêu dẫn. Giới thiệu nhiệt độ tới hạn của một số chất siêu dẫn. Giới thiệu các ứng dụng của hiện tượng siêu dẫn. Yêu cầu học sinh thực hiện C2. Ghi nhận hiện tượng. Xem bảng 13.2 để biết nhiệt độ tới hạn của một số chất siêu dẫn. Ghi nhận các ứng dụng của dây siêu dẫn. Thực hiện C2. III. Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn Khi nhiệt độ giảm, điện trở suất của kim loại giảm liên tục. Đến gần 00K, điện trở của kim loại sạch đều rất bé. Một số kim loại và hợp kim, khi nhiệt độ thấp hơn một nhiệt độ tới hạn TC thì điện trở suất đột ngột giảm xuống bằng 0. Ta nói rằng các vật liệu ấy đã chuyển sang trạng thái siêu dẫn. Các cuộn dây siêu dẫn được dùng để tạo ra các từ trường rất mạnh. Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu hiện tượng nhiệt điện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu hiện tượng nhiệt điện và sự hình thành suất điện động nhiệt điện. Yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng của cặp nhiệt điện. Ghi nhận hiện tượng nhiệt điện và khái niệm suất điện động nhiệt điện. Nêu các ứng dụng của cặp nhiệt điện. IV. Hiện tượng nhiệt điện Nếu lấy hai dây kim loại khác nhau và hàn hai đầu với nhau, một mối hàn giữ ở nhiệt độ cao, một mối hàn giữ ở nhiệt độ thấp, thì hiệu điện thế giữa đầu nóng và đầu lạnh của từng dây không giống nhau, trong mạch có một suất điện động E. E gọi là suất điện động nhiệt điện, và bộ hai dây dẫn hàn hai đầu vào nhau gọi là cặp nhiệt điện. Suất điện động nhiệt điện: E = aT(T1 – T2) Cặp nhiệt điện được dùng phổ biến để đo nhiệt độ. Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập từ 5 đến 9 trang 78 sgk và 13.10, 13.11 sbt. Tóm tắt những kiến thức cơ bản. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Đồng Xoài, ngày 19 tháng 10 năm 2013 Duyệt của BGH Duyệt tại tổ (Đã duyệt) Nguyễn Thanh Hiền

File đính kèm:

  • docGiao an Vat Ly HKI tuan 11 12.doc