I.Mục đích-Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Hiểu định luật Bôi-lơ -Ma-ri-ốt và vẽ được đường biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất theo thể tích trên đồ thị.
2.Kĩ năng :
- Thiết kế phương án thí nghiệm.
- Vận dụng được định luật để giải thích các hiện tượng thực tế.
- Làm việc nhóm.
- Biết vẽ đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt trên các hệ trục tọa độ khác nhau.
3.Thái độ
- Hăng say, chú ý khi làm việc nhóm.
- Tích cực trong các nhiệm vụ.
- Say mê tìm hiểu thực tiễn và dùng định luật đê giải thích hiện tượng thực tiễn.
II.Phương pháp giảng dạy :
Phương pháp đàm thoại, làm việc nhóm.
III.Dụng cụ :
Phấn,bảng, giấy A3 làm việc nhóm
IV.Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu nội dung thuyết động học phân tử chất khí.
V.Kiến thức mới :
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 10 - Bài 29: Định luật Bôi - Lơ - Ma - Ri - Ốt - Kiều Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Kiều Thị Bích Ngọc Lớp BK61 Đại học Sư phạm Hà Nội
Tuần: Tiết :
Bài: ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT Lớp: 10
I.Mục đích-Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Hiểu định luật Bôi-lơ -Ma-ri-ốt và vẽ được đường biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất theo thể tích trên đồ thị.
2.Kĩ năng :
- Thiết kế phương án thí nghiệm.
- Vận dụng được định luật để giải thích các hiện tượng thực tế.
- Làm việc nhóm.
- Biết vẽ đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt trên các hệ trục tọa độ khác nhau.
3.Thái độ
- Hăng say, chú ý khi làm việc nhóm.
- Tích cực trong các nhiệm vụ.
- Say mê tìm hiểu thực tiễn và dùng định luật đê giải thích hiện tượng thực tiễn.
II.Phương pháp giảng dạy :
Phương pháp đàm thoại, làm việc nhóm.
III.Dụng cụ :
Phấn,bảng, giấy A3 làm việc nhóm
IV.Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu nội dung thuyết động học phân tử chất khí.
V.Kiến thức mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hướng dẫn ghi chép cho HS
1.Xây dựng định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt:
a) Đặt vấn đề
- Hỏi: trạng thái của một khối lượng khí xác định bởi những thông số nào?
- Thông báo: Để thuận tiện ta sẽ cố định 1 thông số và đi tìm mối liên hệ của 2 thông số còn lại.
- Ở bài này ta cố định nhiệt độ của một khối khí xác định hay còn gọi là quá trình đẳng nhiệt thì P, V có mối quan hệ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tới bài học hôm nay.
- Hỏi: Ngày bé chúng ta hay chơi trò bác sĩ. Ta tiến hành bịt kín 1 đầu bơm sau đó nén khí từ từ ở trong bơm sao cho v giảm. Em hãy cho biết hiện tượng?
- Vậy các em hãy dự đoán xem mối quan hệ giữa P và V khi ta cố định nhiệt độ của khối khí không đổi như thế nào?
HS trả lời :
-Trạng thái của một khối lượng khí được xác định bởi: p,V, T.
-Lắng nghe
- Trả lời: Tay ta khó đẩy hay áp suất tăng.
- Áp suất, thể tích tỉ lệ nghịch với nhau hay P.V = hằng số.
1. Thí nghiệm:
a) Thí nghịêm
- Dụng cụ ( do HS đề xuất): Bình giam khí, khí xác định trong bình, áp kế, vạch chia đo thể tích trên bình giam khí.
- Tiến trình thí nghiệm ( Do HS đề xuất): Khoét lỗ cắm khít áp kế vào bình giam khí đó.
- Thay đổi thể tích khí nhờ 1 pitton cao su kín có thể di chuyển được.
- Thay đổi giá trị V để đo P tương ứng. Sau đó ghi kết quả vào bảng:
Lần đo
1
2
3
P (atm)
V
( l )
P.V
b) Nhận xét
Khi nhiệt
Hay P.V = hằng số.
b) Hướng dẫn HS đi giải quyết vấn đề.
- Hỏi: vậy để kiểm chứng xem thực sự P có thực sự tỉ lệ nghịch với V không thì chúng ta sẽ phải làm như thế nào?
- Vậy để kiểm chứng xem P, V có tỉ lệ nghịch với nhau không thì các em hãy suy nghĩ và đưa ra xem cần thiết bị, dụng cụ gì để thí nghiệm kiểm chứng được ?
- Hỏi rõ công dụng các dụng cụ khi HS đề xuất.
- Vậy với những dụng cụ trên các em hãy suy nghĩ xem mình cấn tiến trình thí nghiệm như thế nào để kiểm chứng được P tỉ lệ nghịch với V?
-Hỏi: vậy với tiến trình các em đưa ra các em hãy suy nghĩ và xem xét xem thí nghiệm đề xuất của chúng ta có ưu, nhược điểm gì?
- Vậy chúng ta cần lưu ý gì trong tiến trình thí nghiệm để khắc phục nhược điểm đó không?
- Tại sao em phaỉ làm thí nghiệm chậm?
-vậy nguyên nhân làm thay đổi nhiệt độ chính là piton rắn, vậy các em thử nghĩ xem với kiến thức cũ khi học cơ học chất lưu thì ta có thể khắc phục được nhược điểm trên?
- Trong phòng thí nghiệm của chúng ta có một bộ thí nghiệm tương tự chúng ta vừa thiết kế.
- Giới thiệu lại các bộ phận và vài bộ phận phụ và chức năng của thiết bị thực.
- Sau đây cô sẽ mời một bạn lên làm thí nghiệm và một bạn ghi số liệu thực nghiệm vào bảng trên.
- Từ bảng số liệu trên các em có nhận xét gì về tích P.V?
- Từ đó các em hãy khái quát lên với mỗi loại khối khí xác định khác nhau khi nhiệt độ không đổi thì P, V có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Đó cũng chính là định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ốt mà chúng ta học ngày hôm nay.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ dạng đồ thị P theo V khi nhiệt độ không đổi. (GV hướng dẫn HS đó và cả lớp vẽ bằng những câu hỏi tương ứng. Số trục, tên trục, đường biểu diễn là đường gì?).
- Giới thiệu ta gọi đường biểu diễn sự phụ thuộc của P theo V khi nhiệt độ không đổi đó là đường đẳng nhiệt.
- Chuẩn bị A4 cho các nhóm và giao nhiệm vụ tiếp theo cho mỗi nhóm với hệ tọa độ (P,T), (V,T).
-Cho các nhóm nhận xét và Gv nhận xét.
- Trả lời: Thí nghiệm.
-Trả lời:
* Bình giam khí chia vạch.
* Áp kế thông với bình giam.
* Bình có pitton cao su kín di chuyển được.
- Trả lời:
* Di chuyển pitton để thay đổi thể tích V, với mỗi giá trị V ta xác định được một giá trị P tương ứng và ghi vào bảng sau:
Lần đo
1
2
3
4
P
(atm)
V
(ml )
P.V
- Ưu điểm, nhược điểm:
* Dễ làm, đơn giản.
* Nhược điểm: Ma sát khi di chuyển piton làm thay đổi nhiệt độ hay phá vỡ quá trình đẳng nhiệt.
- Cách khắc phục: Làm thí nghiệm thật chậm.
- Trả lời: Để nhiệt sinh ra do ma sát sẽ tỏa nhiệt ra môi trường và đảm bảo nhiệt độ không đổi.
- Trả lời: Dùng pitton lỏng để đảm bảo khí được giam kín hoàn toàn và ma sát không đáng kể.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-2 HS lên làm nhiệm vụ. HS dưới lớp theo dõi.
-Trả lời: P.V = hằng số.
- Ở nhiệt độ không đổi, tích áp suất, thể tích của khối khí xác định là một hằng số.
- 1 HS lên bảng.
-Lắng nghe.
- Các nhóm vẽ đồ thị A4.
- Hs nhận xét và sửa cho đúng nếu vẽ chưa chuẩn.
- HS dán đồ thị lên bảng như sắp xếp của GV.
2.Định luật Bôi-lơ–Ma-ri-ốt:
Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.
pV = hằng số
3. Đường đẳng nhiệt trong các hệ tọa độ.
4. Vận dụng
Vẽ hình để mô tả rõ câu hỏi và thêm phần sinh động.
3. Vận dụng :
-Dùng định luật Bôi-lơ ma-ri-ốt giải thích lại câu hỏi về bơm tiêm nêu ra ở đề.
- Nếu dí bơm vào da sau đó rút pitton lên. Tại sao phần da đó có vết lằn?
-HS trả lời.
VI. Củng cố-Hệ thống hóa :
1.Nhắc lại kiến thức :
-Nội dung định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt .
-Các dạng đường đẳng nhiệt trong các hệ tọa độ.
2.Vận dụng kiến thức :
Vận dụng kiến thức đã học trong bài để trả lời câu hỏi và làm bài tập trong SGK ,sách tham khảo
VII.Công việc ở nhà :
1.Trả lời,làm bài tập trong SGK,sách tham khảo
2. Tìm hiểu máy bơm đẩy, hút.
3.Chuẩn bị xem bài mới.
VIII: Tổng kết rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Dinh luat Boi Lo Ma Ri Ot.doc