Giáo án Vật lí 8

 1 .Kiến thức:

- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

 2.Kỹ năng:

So sánh, phân tích, tổng hợp

 3.Thái độ:

Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, trung thực.

II. Chuẩn bị.

- Cả lớp: tranh vẽ to hình 1.1&1.3 (SGK); 1 xe lăn; 1 khúc gỗ.

 III. Phương pháp.

 IV. Tiến trình lên lớp.

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lí 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS thảo luận chung cả lớp về câu trả lời từng trường hợp của mỗi nhóm xem đúng hay sai. Hoạt động 4: Tìm hiểu công thức tính công (6phút) - GV thông báo công thức tính công và giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị công. - GV thông báo và nhấn mạnh 2 điều cần chú ý, đặc biệt là điều thứ 2. - Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang? (C7) Hoạt động 5: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập (10phút) - GV lần lượt nêu các bài tập C5, C6. ở mỗi bài tập yêu cầu HS phải tóm tắt đề bài và nêu phương pháp làm. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. - Phân tích câu trả lời của HS. - HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK. 1. Khi nào có công cơ học? a) Nhận xét - HS quan sát H13.1 và H13.2, lắng nghe thông báo của GV. - HS trả lời câu C1 C1: Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời. b) Kết luận - HS trả lời C2 và ghi vở phần kết luận + Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời + Công cơ học là công của lực gọi tắt là công. c) Vận dụng - HS làm việc theo nhóm, thảo luận tìm câu trả lời cho C3, C4. Cử đại diện nhóm trả lời. Thảo luận cả lớp để thống nhất phương án đúng. 2. Công thức tính công a) Công thức tính công cơ học A = F.S Trong đó: A là công của lực F F là lực tác dụng vào vật (N) S là quãng đường vật dịch chuyển (m) - Đơn vị: Jun (J) 1J = 1 N.m - Chú ý: + Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực tác dụng (hợp 1 góc α) A = F.S.cos α + Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với của lực thì công của lực đó bằng 0. b) Vận dụng - HS làm việc cá nhân giải các bài tập vận dụng C5, C6. - 2 HS trình bày C5, C6 trên bảng. C5: Tóm tắt F = 5000N Công của lực kéo của S = 1000m đầu tàu là: A = ?J A = F.S = 5.000.000J ĐS: 5.000.000J C6: Tóm tắt m = 2kg Trọng lượng của quả h = 6 m dừa là: A = ?J P = 10.m = 20N Công của trọng lực là: A = P.h = 120 J ĐS: 120J 4. Củng cố:(5phút) - Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào? - Công thức tính công cơ học khi lực tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển theo phương của lực? - Đơn vị công? - Thông báo nội dung phần: Có thể em chưa biết. 5.Dặn dò:(2phút) - Học bài và trả lời lại các câu từ C1 đến C7 - Làm bài tập từ 13.1 đến 13.5 (SBT) – Soạn trước bài 14: Định luật về công Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Họ và tênLớpTrường THCS Lý Thường Kiệt Kiểm tra 45phút- Môn :Vật lý 8 - Năm học 2008-2009 Điểm: Lời phê: Đề chẵn I.Trắc nghiệm khách quan.Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu1 :Có một ôtô đang chạy trên đường.Trong các mô tả sau đây, câu nào không đúng ? A.Ôtô chuyển động so với mặt đường. B.Ôtô đứng yên so với người láI xe. C.Ôtô chuyển động so với người láI xe. D.Ôtô chuyển động so với cây bên đường Câu 2: Người láI đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôI theo dòng nước.Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A.Người láI đò đứng yên so với dòng nước. B.Người láI đò chuyển động với dòng nước. C.Người láI đò đứng yên so với bờ sông. D.Người láI đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 3: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc? A.km.h. B.m.s. C.km/h. D.s/m. Câu 4: Một người đI được quảng đường s1 hết t1 giây, đI quảng điường tiếp theo s2 hết t2 giây.Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quảng đường s1 và s2 công thức nào là đúng? A. vtb = B.vtb = C. vtb = D.Cả ba công thức trên đều không đúng. Câu 5: Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A.Hai lực có cùng cường độ, cùng phương. B.Hai lực cùng phương, ngược chiều. C.Hai lực cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều. D.Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường dộ, có phương nằm cùng trên một đường thẳng, ngược chiều. Câu 6: Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? Hãy chọn câu trả lời đúng: A.Vật đang đứng yên sẽ chuyễn động nhanh dần. B.Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C.Vật đang chuyển động đều sẽ dừng lại không chuyển động nữa. D.Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyễn động thẳng đều mãi. Câu 7: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang tráI, chứng tỏ xe: A.Đột ngột giảm vận tốc B.đột ngột tăng vận tốc. C.đột ngột rẽ sang trái. D.Đột ngột rẽ sang phải. Hãy chọn câu nhận xét đúng Câu 8:Trong trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phảI lực ma sát? A.lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B.Lực xuất hiện làm mòn đế giày. C.Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D.Lực xuất hiện khi dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 9 : Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được ma sát ? A.Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B.Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C.Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 10 : Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng ? A.Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B.Khi vật đang chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C.Khi một vật đang chuyển đông chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D.Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia. II.Tự luận : Câu11 : Chuyển động của phân tử hiđrô ở 00C có vận tốc 1 692m/s,của vệ tinh nhân tạo của trái đấtcó vận tốc 28 800km/h.Hỏi chuyển động nào nhanh hơn ? Câu 12 : Một vật chuyển động từ A đến D.Đoạn đường từ A đến B vật chuyển động với vận tốc 50km/h hết 4h.Đoạn đường từ B đến C dài 120km vật đi với vận tốc 60km/h.Đoạn đường từ C đến D vật đi với vận tốc 40km/h hết 2h.Tìm vận tốc trung bình trên cả đoạn đường từ A đến D. Câu 13 :Một người đi xe đạp đi nữa quảng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, Nữa quảng đường còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết rằng vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v2. Bài làm phần tự luận Họ và tênLớpTrường THCS Lý Thường Kiệt Kiểm tra 45phút- Môn :Vật lý 8 - Năm học 2008-2009 Điểm: Lời phê: Đề lẽ I.Trắc nghiệm khách quan.Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1 : Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng ? A.Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B.Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia. C.Khi vật đang chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. D.Khi một vật đang chuyển đông chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. Câu 2: Một người đI được quảng đường s1 hết t1 giây, đI quảng điường tiếp theo s2 hết t2 giây.Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quảng đường s1 và s2 công thức nào là đúng? A. vtb = C. vtb = B.vtb = D.Cả ba công thức trên đều không đúng. Câu 3:Trong trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phảI lực ma sát? A.lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B.Lực xuất hiện làm mòn đế giày. C.Lực xuất hiện khi dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động. D.Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. Câu 4: Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A.Hai lực có cùng cường độ, cùng phương. B.Hai lực cùng phương, ngược chiều. C.Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường dộ, có phương nằm cùng trên một đường thẳng, ngược chiều. D.Hai lực cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều. Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang tráI, chứng tỏ xe: A.Đột ngột giảm vận tốc B.Đột ngột rẽ sang phải. C.đột ngột rẽ sang trái. D.đột ngột tăng vận tốc. Hãy chọn câu nhận xét đúng Câu 6: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc? A.km.h. B.m.s. C.km/h. D.s/m. Câu 7 : Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được ma sát ? A.Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B.Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc C.Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu8 :Có một ôtô đang chạy trên đường.Trong các mô tả sau đây, câu nào không đúng ? A.Ôtô chuyển động so với người láI xe. B.Ôtô chuyển động so với mặt đường. C.Ôtô đứng yên so với người láI xe. D.Ôtô chuyển động so với cây bên đường Câu 9: Người láI đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôI theo dòng nước.Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A.Người láI đò chuyển động với dòng nước. B.Người láI đò đứng yên so với dòng nước. C.Người láI đò đứng yên so với bờ sông. D.Người láI đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 10: Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? Hãy chọn câu trả lời đúng: A.Vật đang đứng yên sẽ chuyễn động nhanh dần. B.Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C.Vật đang chuyển động đều sẽ dừng lại không chuyển động nữa. D.Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyễn động thẳng đều mãi. II.Tự luận : Câu11 : Chuyển động của phân tử hiđrô ở 00C có vận tốc 1 692m/s,của vệ tinh nhân tạo của trái đấtcó vận tốc 28 800km/h.Hỏi chuyển động nào nhanh hơn ? Câu 12 : Một vật chuyển động từ A đến D.Đoạn đường từ A đến B vật chuyển động với vận tốc 50km/h hết 4h.Đoạn đường từ B đến C dài 120km vật đi với vận tốc 60km/h.Đoạn đường từ C đến D vật đi với vận tốc 40km/h hết 2h.Tìm vận tốc trung bình trên cả đoạn đường từ A đến D. Câu 13 :Một người đi xe đạp đi nữa quảng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nữa quảng đường còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết rằng vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v2. Bài làm phần tự luận

File đính kèm:

  • docgiaoan.doc