I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
• HS biết gấp máy bay đuôi rời.
• HS nắm được quy trình gấp máy bay đuôi rời.
- Kĩ năng: Gấp được máy bay đuôi rời với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.
- Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:
• Mẫu máy bay đuôi rời được gấp bằng giấy thủ công.
• Quy trình gấp máy bay đuôi rời.
- HS: Giấy thủ công, bút màu.
44 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 5 Lớp 2A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y bông hoa ?
- HS làm bài.
- 1 HS đọc.
- Nam có 10 viên bi, Bắc có nhiều hơn Nam 5 viên bi.
- Hỏi Bắc có bao nhiêu viên bi ?
- HS tự làm.
- HS thực hiện.
- Lớp.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- Đọc theo bàn, tổ, lớp.
Thứ ngày tháng năm2013
TIẾT 10 Chính tả
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Viết đúng, đủ tựa bài và2 khổ thơ đầu, trình bày sạch đẹp.
Kĩ năng: Biết trình bày bài thơ 4 tiếng, biết viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, viết đúng: trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng. Làm đúng các bài tập 2a, 2c.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
GV: STV, phấn màu, câu hỏi nội dung đoạn viết, bảng phụ.
HS: Bảng con, STV, vở viết, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Chiếc bút mực (4’)
- GV yêu cầu HS viết: Tia nắng, đêm khuya, cây mía, cái xẻng, đèm điện, khen, e thẹn.
- Nhận xét
3. Giới thiệu bài: Cái trống trường em
* Hôm nay, chúng ta sẽ nghe viết chính tả bài Cái trống trường em Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Nắm nội dung đoạn viết (2’)
- Phương pháp: Vấn đáp
- GV đọc lần 1
- Hai khổ thơ này nói gì ?
- Trong khổ thơ 2 có mấy dấu câu ? Kể ra ?
Hoạt động 2: Phát hiện những từ hay viết sai (5’)
- Phương pháp: Giảng giải
- GV gạch chân những từ cần lưu ý.
- Yêu cầu HS nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Có bao nhiêu chữ phải viết hoa ?
- Vì sao ?
Ò Nhận xét.
Hoạt động 3: Viết bài (13’)
- Phương pháp: Thực hành
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con những từ khó.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách trình bày.
- GV đọc.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV chấm 1 số vở và nhận xét.
Hoạt động 4: Thực hành (5’)
- Phương pháp: Trò chơi
* Bài 2a.
- GV nêu luật chơi: trò chơi tiếp sức 4 bạn 1 dãy.
- Nhận xét.
* Bài 2c:
® Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học, về sửa hết lỗi, làm bài 1, 2a vào vở bài tập.
- Chẩn bị: Mẩu giấy vụn.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- HS viết bảng lớn và bảng con
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại.
- Về cái trống trường lúc các bạn HS nghỉ hè.
- 2 Dấu câu: dấu chấm và dấu chấm hỏi.
- Lớp, cá nhân.
- Trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng.
- 9 Chữ.
- Chữ đầu dòng thơ.
- Cá nhân.
- HS viết bảng con:
Trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng.
- Nêu cách trình bày bài.
- HS viết.
- HS dò lại.
- Đổi vở sửa lỗi. (Mở SGK)
- Lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT.
- 4 bạn / dãy sửa tiếp sức.
- 1 HS lớp và bảng con.
TIẾT 10 Thể dục
TIẾT 10
I. MỤC TIÊU:
Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn. . Yêu cầu thực hiện được từng động tác chính xác, nhanh.
Học động tác bụng. Yêu cầu HS thực hiện tương đối chính xác và đúng nhịp.
Chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện chính xác, nhanh và trật tự.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
Còi.
III. NỘI DUNG:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
1. Phần mở đầu:
GV tập hợp lớp, phổ biến nội quy, yêu cầu giờ học.
Giậm chân tại chỗ.
Kiểm tra 4 động tác đã học.
2. Phần cơ bản:
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
Học động tác bụng.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi tuỳ chọn.
3. Phần kết thúc:
Trò chơi “Chạy nguợc chiều theo tín hiệu”
Cúi người thả lỏng, lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
GV và HS hệ thống bài.
GV nhận xét tiết học.
Giao bài tập về nhà.
5’
2’
1’
1’
25’
6’
10’
8’
5’
2’
1’
1’
1’
1’
Theo đội hình 4 hàng ngang.
Theo đội hình 4 hàng dọc.
Theo đội hình 4 hàng ngang.
GV dùng khẩu lệnh cho HS chuyển đội hình. GV quan sát, giúp đỡ HS em nào tập còn chậm.
GV làm mẫu lần 1 và giảng giải cho HS hiểu. Sau đó hướng dẫn từng nhịp cho HS tập theo.
HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Đội hình vòng tròn.
Tập nhiều lần động tác bụng.
Thứ ngày tháng năm 2013
TIẾT 5 Tập làm văn
TRẢ LỜI CÂU HỎI – ĐẶT TÊN CHO BÀI
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC DANH SÁCH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS biết dựa vào tranh và câu hỏi kể lại được nội dung từng bức tranh, liên kết các câu thành một câu chuyện.
Biết đặt tên cho truyện và viết mục lục các bài tập đọc trong tuần 6.
Kĩ năng: Rèn kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình thật hấp dẫn – Viết chính xác mục lục.
Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.
KNS: - Tự nhận thức về bản thân
- Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 4 Tranh, SGK
HS: Vở bài tập, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Cảm ơn, xin lỗi (4’)
- Gọi 4 HS lên bảng để kiểm tra.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục danh sách
- Treo 4 tranh lên bảng và nói: Đây là 1 câu chuyện rất hay kể về chiếc bút mực của cô giáo. Để biết nội dung câu chuyện ra sao chúng ta cùng đọc bài hôm nay.
Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Dựa vào tranh để kể thành câu chuyện (15’)
- Phương pháp: Vấn đáp – Quan sát.
* Bức tranh 1:
- Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
* Bức tranh 2:
- Bạn trai đang nói gì với bạn gái ?
* Bức tranh 3:
- Bạn gái nhận xét như thế nào ?
* Bức tranh 4:
- Hai bạn đang làm gì ?
- Vì sao không nên vẽ bậy ?
- Bây giờ các em hãy ghép nội dung của các bức tranh thành 1 câu chuyện.
- Gọi và nghe HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- Chỉnh sửa cho HS, ghi điểm cho những em kể tốt.
Gợi ý:
- Một bạn trai vẽ hình 1 con hươu đen lên bức tường trắng sạch sẽ của nhà trường. Một bạn gái đi qua, bạn trai liền hỏi:”Mình vẽ có đẹp không ?” Bạn gái ngắm nghía một lát rồi lắc đầu nói:”Bạn vẽ đẹp đấy nhưng vẽ lên tường làm xấu trường lớp lắm”. Nghe bạn gái nói vậy, bạn trai hiểu ra và cả hai bạn cùng lấy xô, chổi quét vôi lại bức tường.
Hoạt động 2: Đặt tên cho câu chuyện (5’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
* Bài tập 2: (Miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi từng HS nói tên truyện do mình đặt.
Hoạt động 3: Đọc mục lục và viết tên các bài tập đọc (8’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Luyện tập – thực hành.
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Đọc mục lục các bài tuần 6, sách Tiếng Việt 2.
- Yêu cầu HS đọc các bài tập đọc.
- Theo dõi, uốn nắn HS khi làm bài.
® Nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Câu chuyện Bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì ? (Không nên vẽ bậy lên tường) giáo dục ý tưởng.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tập soạn mục lục.
- Hát
- 2 HS lần lượt đóng vai Tuấn trong truyện “Bím tóc đuôi sam” để nói lời xin lỗi đối với bạn Hà..
- 2 HS đóng vai Lan trong truyện “Chiếc bút mực” để nói lời cảm ơn bạn Mai.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- Bạn đang vẽ một con ngựa trên bức tường ở trường học.
- Mình vẽ có đẹp không ?
- Vẽ lên tường làm xấu bẩn trường lớp.
- Quét vôi lại.
- Vì vẽ bậy làm bẩn tường, xấu môi trường xung quanh.
- 4 HS trình bày nối tiếp từng bức tranh.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS làm vở bài tập.
- HS nhận xét.
- Lớp.
- HS đọc.
- Không nên vẽ bậy.
- Bức vẽ làm hỏng tường.
- Đẹp mà không đẹp.
- Lớp, cá nhân.
- 1 HS.
- Đọc thầm.
- 3 HS đọc tên các bài tập đọc.
- HS lập mục lục các bài tập đọc (vở BT).
- Đọc bài làm của mình.
TIẾT 25 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS củng cố cách giải bài toán có lời văn về “nhiều hơn” bằng một phép tính cộng.
Kĩ năng: Rèn HS làm tính đúng, chính xác.
Thái độ: HS ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Sách giáo khoa, vở bài tập.
HS: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Bài toán về nhiều hơn (4’)
- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài toán về nhiều hơn.
- GV đưa ví dụ yêu cầu HS làm giải.Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Luyện tập
- Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập cách giải bài toán về nhiều hơn Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Củng cố cách giải bài toán có lời văn (15’)
- Phương pháp: Luyện tập – thực hành.
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi HS lên bảng ghi tóm tắt.
- Để biết trong hộp có bao nhiêu bút chì ta phải làm như thế nào ?
- Tại sao ?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS nhìm vào tóm tắt, đọc đề toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
® Nhận xét.
Hoạt động 2: Giải toán (10’)
- Phương pháp: Luyện tập
* Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài câu a.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
AB dài : 10 cm
CD dài hơn AB :2 cm
CD dài :… cm ?
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và vẽ.
® Nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố (9’)
- Phương pháp: Thi đua
- Trò chơi thi sáng tác đề toán theo số.
- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi. Giáo viên đưa ra cặp số, vd: 7 và 5. Yêu cầu học sinh đặt đề toán trong đó sử dụng 2 số đó và viết tất cả các đề toán có thể sử dụng 2 số trên. (Bài toán chỉ giải bằng 1 phép tính). Thời gian chơi là 5 phút. Sau 5 phút đội nào có nhiều đề hơn là đội thắng cuộc.
- Một số đề toán tham khảo:
1. Ngọc có 7 que tính. Hà có nhiều hơn Ngọc 5 que tính. Hỏi Hà có bao nhiêu que tính ?
2. Ngọc có 7 que tính, Hà có 5 que tính. Hỏi Ngọc và Hà có bao nhiêu que tính ?
3. Ngọc có 5 que tính. Hà có nhiều hơn Ngọc 7 que tính. Hỏi Hà có bao nhiêu que tính ?
4. Ngọc có 7 que tính. Hà cho Ngọc thêm 5 que tính. Hỏi Ngọc có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Mỗi dãy cử 2 bạn lên vẽ đoạn thẳng có độ dài 6 cm.
® Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Về nhà làm bài:
- Chuẩn bị: 7 + 5.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 HS nhắc lại.
- Cá nhân.
- HS đọc đề.
Tóm tắt:
Cốc có: 6 bút chì.
Hộp nhiều hơn: 2 bút chì.
Hộp có: ? bút chì
- Thực hiện phép cộng: 6 + 2.
- Vì trong hộp có nhiều hơn cốc 2 bút chì.
- HS làm bài.
- An có 11 lưu ảnh, Bình có nhiều hơn An 3 lưu ảnh. Hỏi Bình có bao nhiêu lưu ảnh ?
- HS làm , 1 em làm bảng lớp.
Giải:
Số lưu ảnh của Bình có:
11 + 3 = 14 (lưu ảnh)
Đáp số: 14 lưu ảnh.
- Lớp.
- Đọc đề bài.
- HS ghi tóm tắt và trình bày bài giải.
Giải:
Đoạn thẳng CD dài là:
10 + 2 = 12 (cm)
Đáp số:12 cm.
- HS nêu.
- Thực hành vẽ.
- Lớp.
- HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV.
File đính kèm:
- TUAN 5.doc