Giáo án Tuần thứ 35 Lớp 3A

* Kiểm tra đọc (lấy điểm):

 - Nội dung: Các bài đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34.

 - Kỹ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 70 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Kỹ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.

 * Ôn luyện về cách viết bản thông báo gồm:

 - Yêu cầu: Gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn.

 - Nội dung: Mời các bạn đến dự buổi liên hoan văn nghệ của liên đội.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 35 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm một công việc khẩn cấp. - Chú đã sử dụng con ngựa như thế nào? - Chú dắt ngựa chạy ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo. - Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? - Vì chú nghĩ rằng ngựa có bốn cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm được 2 cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ sẽ nhanh hơn. - GV viết nhanh các câu trả lời của HS lên bảng theo ý tóm tắt. - GV kể chuyện lần 2. - HS theo dõi. - Yêu cầu HS tập kể trong nhóm, GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - HS tập kể trong nhóm. - Gọi HS kể chuyện. Cho điểm những HS kể tốt. - Các nhóm thi kể. Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể. 4. Củng cố, dặn dò - Hỏi: Truyện này buồn cười ở điểm nào? - Truyện buồn cười vì chú lính ngốc cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng ngựa và người cùng chạy, sổ cẳng càng lớn thì tốc độ chạy càng cao. - Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện và chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật trưng bày kết quả học tập I. Mục tiêu - GV và HS thấy được kết quả giảng dạy, học tập trong năm. - HS yêu thích môn Mĩ thuật và nâng dần trình độ nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ. - Nhà trường thấy được kết quả và tác dụng thiết thực của công tác quản lý dạy - học mĩ thuật. II- Hình thức tổ chức - Chọn bài vẽ đẹp + Dán vào giấy Ao theo từng loại + Trình bày đẹp, có đầu đề. - Trưng bày nơi thuận tiện, nhiều người xem. III- Đánh giá - GV tổ chức cho HS xem, gợi ý để HS nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn cha mẹ HS xem vào dịp tổng kết năm học. - Khen ngợi HS có nhiều bài vẽ đẹp. - Chọn bài vẽ đẹp làm đồ dùng cho năm học tới. - Nhận xét, đánh giá ý thức của HS. Tự nhiên và xã hội ôn tập và kiểm tra học kỳ ii I. Mục tiêu Giúp HS: - Hệ thống và củng cố các loại kiến thức có liên quan đến chủ đề tự nhiên. - Có tình yêu và ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên và quê hương mình. II- Chuẩn bị - Nội dung trò chơi ô chữ kỳ diệu. - Phiếu bài tập. III- Trọng tâm - Ôn tập, kiểm tra phần tự nhiên. IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu A. ổn định tổ chức - Hát - Kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ - Không kiểm tra C. Ôn tập Hoạt động 1 - GV nêu cách chơi, luật chơi. - Nghe hướng dẫn chơi. - Nhận xét, phát thưởng cho nhóm thắng cuộc. Ô chữ 1. Tên 1 nhóm động vật - Thú. 2.Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có điều này. - Sự sống. 3. Địa hình cao nhất trên bề mặt lục địa. - Núi. 4. 1 loại rễ cây hay gặp trong cuộc sống. - Chùm 5. Vẹt thuộc lại động vật này. - Chim. 6. Hiện tượng này luân phiên cùng 1 hiện tượng khác không ngừng. - Đêm. 7. Đới khí hậu quanh năm lạnh. - Hàn đới. đ Từ hàng dọc - Tự nhiên Hoạt động 2 - Yêu cầu HS vẽ tranh theo đề tài. - HS chọn 1 trong các đề tài thành phố (làng quê, rừng núi). - HS vẽ. - HS nhận xét. - GV nhận xét, khen những tác phẩm vẽ đẹp. Hoạt động 3 Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS làm phiếu bài tập nhận xét. - HS làm. D. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày tháng năm 2006 Tập đọc ôn tập học kỳ II (tiết 6) I. Mục tiêu - Kiểm tra học thuộc lòng (yêu cầu như ở tiết 5) - Rèn kĩ năng chính tả: viết chính xác, đẹp bài thơ Sao Mai. II. Đồ dùng dạy học Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài. 2. Kiểm tra học thuộc lòng - Tiến hành tương tự như Tiết 5. 3. Viết chính tả a. Tìm hiểu nội dung bài thơ - GV đọc bài thơ lần 1. - Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại. - Giải thích: Sao Mai tức là sao Kim, có mầu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Ngôi sao này mọc vào buổi tối có tên là sao hôm. - Hỏi: ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào? - Khi bé ngủ dậy thì thấy sao Mai đã mọc, gà gáy canh tư, mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ, mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết mà sao vẫn làm bài mải miết. b. Hướng dẫn trình bày - Bài thơ có mấy khổ? Ta nên trình bày như thế nào cho đẹp. - Bài thơ có 4 khổ thơ, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng và chữ đầu dòng thơ viết lùi vào 3 ô. - Những chữ nào trong bài phải viết hoa? - Những chữ đầu dòng thơ và tiêng riêng: Mai. c. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. + Các từ: Chăm chỉ, choàng trở dậy, ngoài cửa, ửng hồng, mải miết. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Chỉnh sửa lỗi cho HS. d. Viết chính tả e. Soát lỗi - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi chữa bài. g. Chấm bài - Thu hết bài để chấm. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ Sao Mai và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS củng cố về: - Tìm số liền trước, liền sau của một số; thứ tự các số có năm chữ số. - Tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật. - Số ngày của các tháng trong năm. II- Đồ dùng dạy học - Đồ dùng phục vụ luyện tập. III- Trọng tâm: Thứ tự các số có 5 chữ số, số ngày, các tháng trong năm IV- Các hoạt động dạy-học chủ yếu A. ổn định tổ chức B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. - Theo dõi GV giới thiệu bài. 2. Dạy – học bài mới: Bài 1 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a) Số liền trước của 92 458 là 92 457; Số liền sau của 69 509 là số 69 510. b) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 69 134; 69 314; 78 507; 83 507. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - Yêu cầu HS tự đặt tính và tính. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính. HS cả lớp làm bài vào VBT. - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - HS nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện tính. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó trả lời câu hỏi. - Các tháng có 31 ngày trong một năm là: tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Mười, tháng Mười Hai. Bài 4 - GV yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, tìm số bị chia chưa biết trong phép chia, sau đó làm bài. - 2 HS lần lượt trả lời trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. x ´ 2 = 9328 x = 9328 : 2 x = 4664 x : 2 = 436 x = 436 ´ 2 x = 872 - GV nhận xét cho điểm HS. Bài 5 - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - Hai tấm bìa hình vuông cạnh đều bằng 9cm. Ghép hai tấm bìa này thành một hình chữ nhật. Tính diện tích của hình chữ nhật đó bằng các cách khác nhau. - Có mấy cách tính diện tích hình chữ nhật. Đó là những cách nào? - Có hai cách tính diện tích hình chữ nhật: + Cách 1: Tính diện tích hình chữ nhật bằng cách tính tổng diện tích hai hình vuông. + Cách 2: Tính chiều dài hình chữ nhật, sau đó áp dụng công thức tính diện tích để tính. - GV yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm theo một cách. HS cả lớp làm bài vào VBT. Cách 1 Diện tích của một hình vuông là: 9 ´ 9 = 81 (cm2) Diện tích của hình chữ nhật là: 81 + 81 = 162 (cm2) Đáp số: 162 cm2 Cách 2 Chiều dài hình chữ nhật là: 9 + 9 = 18 (cm) Diện tích của hình chữ nhật là: 18 ´ 9 = 162 (cm2) Đáp số: 162 cm2 - GV nhận xét và cho điểm HS. C. Củng cố, dặn dò. - GV tổng kết giờ học. Dặn dò HS về nhà ôn lại các nội dung được ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm. Chính tả ôn tập học kỳ II (tiết 7) I. Mục tiêu - Kiểm tra học thuộc lòng (Yêu cầu như tiết 5). - Củng cố và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34. - 8 tờ phiếu khổ to như ở tiết 2. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết học và viết tên bài. B. Kiểm tra học thuộc lòng - Tiến hành tương tự như ở Tiết 5. 3. Củng cố và hệ thống vốn từ Bài 2 - Tiến hành tương tự như ở tiết 2. Lời giải: Lễ hội - Tên một số lễ hội: Đền Hùng, Đền Gióng, Chử Đồng Tử, Kiếp Bạc, Cổ Loa, Chùa Keo. Thể thao - Tên một số hội: Phủ Giầy, Chùa Hương, Lim, bơi trải, chọi trâu, đua voi, đua thuyền, thả chim, hội khỏe Phù Đổng. - Từ ngữ chỉ hoạt động thể thao: vận động viên, cầu thủ, đấu thủ, trọng tài, huấn luyện viên, ... - Từ ngữ chỉ các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng bầu dục, bóng chày, bóng bàn, bơi lội, bắn súng,... Ngôi nhà chung - Tên các nước Đông Nam á: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Lào, Ma-la-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Cam-pu-chia, Mi-an-ma. Đông Ti-mo, Việt Nam - Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam á: ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, Mĩ, Ca-na-đa,... Bầu trời và mặt đất - Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên: mưa, bão, gió, nắng, hạn hán, lũ lụt, gió mây, gió lốc, ... - Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên: xây dựng nhà cửa, trồng cây, đắp đê, đào kênh, trồng rừng,... 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị tiết 8, 9. Luyện từ và câu ôn tập học kỳ II (tiết 7) I. Mục tiêu - Kiểm tra học thuộc lòng các học sinh còn lại. - Củng cố và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. - Giáo dục: có ý thức ôn luyện, kiểm tra. II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34. - 8 tờ phiếu khổ thơ. III- Trọng tâm: Kiểm tra học thuộc lòng, ôn luyện, củng cố vốn từ. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp cùng bài học. C. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng. - Nghe giới thiệu. 2. Kiểm tra học thuộc lòng - Cho các HS chưa kiểm tra bốc thăm và đọc. - HS thực hiện. 3. Củng cố và hệ thống vốn từ. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Phát phiếu và bút dạ, yêu cầu HS làm bài trong nhóm - HS làm bài trong nhóm. - Đại diện các nhóm dán phiếu và đọc bài. - 4 HS thực hiện. - Chốt các từ ngữ đúng. - HS làm vở. D. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Ghi nhớ các từ vừa tìm chuẩn bị tiết sau kiểm tra.

File đính kèm:

  • doctuan 35.DOC
Giáo án liên quan