Giáo án Tuần thứ 3 Lớp 3A

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với diễn biến câu truyện.

 2. Đọc- hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: bối rối, thì thào, lất phất, mái ấm.

 - Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khuyên các em cần biết yêu thương, nhường nhịn anh chị em trong gia đình.

 

doc52 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 3 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Hoạt động 2: Cơ quan tuần hoàn - Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời - Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? - Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu. - Tim nằm vị trí nào trong lồng ngực? - Tim nằm trong lồng ngực phía bên trái. - Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người? - Mạch máu đi đến khắp nơi trong cơ thể người. - Đại diện học sinh trả lời, mỗi học sinh 1 câu, học sinh khác nhận xét. D. Tổng kết,dặn dò: - Dặn dò:Về làm bài tập trong vở bài tập. - Luyện tập ở nhà. - Ghi nhớ thành phần của máu, các bộ phận của cơ quan tuần. - Luyện tập ở nhà. - Tổng kết tiết học. Chính tả( tập chép) Chị em I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Chép đúng, không mắc lỗi bài thơ:Chị em - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ăc/oăc; ch/tr; thanh hỏi/thanh ngã. 2. Kỹ năng: Viết đúng, trình bày đúng đẹp theo thể thơ lục bát 3. Giáo dục: Có ý thức rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn bài thơ:Chị em - Bài tập 2 chép sẵn trên 2 băng giấy. III. Trọng tâm: - Chép đúng, không mắc lỗi bài thơ:Chị em - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ăc/oăc; ch/tr; thanh hỏi/thanh ngã. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy: Hoạt động học: A. ổn định tổ chức: - Hát B. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh viết bảng. - 2 học sinh lên bảng viết: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực. - 2 học sinh đọc thuộc lòng 19 chữ và tên chữ đã học. - Nhận xét, cho điểm. C. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng. - Nghe giới thiệu. 2.Hướng dẫn viết chính tả: a. Tìm hiểu nội dung bài thơ: - Giáo viên đọc bài thơ 1 lần. - 2 học sinh đọc lại. - Người chị trong bài thơ làm những việc gì? - Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét thềm, trông gà và ngủ cùng em. b. Hướng dẫn trình bày: - Bài thơ viết theo thể thơ gì? - Bài thơ viết theo thể thơ lục bát. - Cách trình bày bài thơ viết theo thể thơ lục bát như thế nào cho đẹp. - Dòng 6 lùi vào 2ô( 1ô); dòng 8 lùi vào1ô (sát lề). - Các chữ đầu dòng viết như thế nào? - Các chữ đầu dòng viết hoa. c. Hướng dẫn viết từ khó: - Trong bài có chữ nào khó, dễ lẫn? - Học sinh nêu: Trải chiếu, lim dim, luống rau, chung lời, hát ru. - 3 học sinh viết bảng, lớp viết nháp. d. Chép chính tả: - Học sinh nhìn bảng chép. - Giáo viên đi lại nhắc nhở, sửa chữa. e. Soát lỗi: - Giáo viên đọc lại bài 2 lượt. g. Chấm bài: - Thu và chấm 10 bài. - Nhận xét bài viết. - Học sinh đổi chéo vở chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2:Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề bài. - Treo 2 băng giấy ghi sẵn nội dung bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3a: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Phần b( không cần làm): mở, bể, dỗi. - 2 học sinh lên bảng thi làm nhanh, lớp l làm vở. * lời giải:Đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn. - 1 học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh hỏi, 1 học sinh đáp. * lời giải:chung, trèo, chậu. - Học sinh làm vở. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Về ghi nhớ các từ vừa tìm được. - Học sinh nào viết xấu, sai 5 lỗi trở lên về viết lại. - Ôn luyện ở nhà. Tập làm văn Kể về gia đình Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể được về gia đình với một người bạn mới quen. - Viết đúng đơn xin nghỉ học theo mẫu. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nói trước đông người. - Biết điền vào giấy tờ in sẵn. 3. Giáo dục: Yêu quý gia đình II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Viết sẵn mẫu đơn lên bảng. - Học sinh: nháp, vở bài tập. III. Trọng tâm: - Kể được về gia đình với một người bạn mới quen. - Viết đúng đơn xin nghỉ học theo mẫu. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy: Hoạt động học: A. ổn định tổ chức: - Hát múa: chào người bạn mới đến. B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ tiết trước - 2 học sinh lên bảng - Nhận xét, cho điểm. . C. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: - Nghe giới thiệu. - Ghi bảng tên bài - 1 học sinh nhắc lại. 2. Hướng dẫn giới thiệu về gia đình: Bài 1:(mở bảng) - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Bài yêu cầu ta kể về gia đình của mình. - Con kể về gia đình của mình cho ai nghe? - Con kể về gia đình của mình cho người bạn mới quen nghe. - Khi kể cho bạn nghe, con xưng hô như thế nào? - Khi kể cho bạn nghe, con xưng hô: gọi là bạn, cậu; xưng là mình, tôi hoặc tớ. * Làm mẫu: giúp học sinh chữa một phần của bài tập. - Giáo viên gọi một học sinh hỏi, một học sinh trả lời. - 2 học sinh làm mẫu. - 1 học sinh tự làm mẫu * Kể trước lớp: - Giáo viên yêu cầu. - Lần 1: 2 học sinh bất kỳ kể. - Lần 2: Đại diện 2 nhóm thi kể. - Nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Tuyên dương học sinh kể tốt. Bài 2: Giáo viên mở mẫu đơn: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Học sinh đọc cả đề + mẫu đơn. - Bài yêu cầu làm gì? - Dựa theo mẫu, viết 1 lá đơn xin nghỉ học - Mẫu đơn xin nghỉ học có những nội dung gì? - Học sinh nêu từng nội dung. - Bạn nào điền cho cô nội dung:Nơi viết đơn, ngày tháng năm viết đơn? - Học sinh điền - Giáo viên yêu cầu. - 1 học sinh đọc toàn bộ đơn đã điền * Giáo viên xoá bỏ mẫu chỗ điền lên bảng. - Học sinh tiến hành làm bài vào vở bài tập. * Giáo viên chấm, nhận xét. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau Toán Tiết 15: Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Củng cố về xem đồng hồ. - Củng cố về các thành phần bằng nhau của đơn vị. - Giải toán bằng một phép tính nhân. - So sánh giá trị của biểu thức đơn giản. 2. Kỹ năng: Rèn 1 số kỹ năng giải toán. 3. Giáo dục: Có ý thức học môn học. II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Mô hình đồng hồ, phấn màu. - Học sinh: Mô hình đồng hồ, sách, vở Toán. III. Trọng tâm: Giúp học sinh: - Củng cố về xem đồng hồ. - Củng cố về các thành phần bằng nhau của đơn vị. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy: Hoạt động học: A. ổn định tổ chức: - Hát B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ tiết trước - Con thức dậy lúc mấy giờ? - Con đi học lúc mấy giờ? - Con học về lúc mấy giờ? - Học sinh lên bảng xoay kim trên mô hình đồng hồ. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Nhận xét, cho điểm. . C. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng. - Nghe giới thiệu. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1:Giáo viên yêu cầu. - Học sinh suy nghĩ tự làm bài. - Hai học sinh ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra. - Chữa bài, cho điểm. Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc. - Học sinh tóm tắt và giải. - 1 học sinh làm bảng lớp, lớp làm vở. - Chữa bài, cho điểm. Bài 3: - Học sinh quan sát phần a. - Hình nào đã khoanh vào 1/3 số cam? Vì sao? - Hình 1 đã khoanh vào 1/3 số cam vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam. Hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam. - Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số cam? Vì sao? - Hình 2 đã khoanh vào một phần bốn số cam, vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 quả cam. Hình 2 đã khoanh vào 3 quả cam. - Giáo viên yêu cầu. - Học sinh tự làm phần b. Bài 4: - Giáo viên viết bảng: 4 x 7 ... 4 x 6 - Điền dấu gì vào chỗ chấm, vì sao? - Dấu lớn hơn, vì 4 x 7 = 28; 4 x 6 = 24, mà 28 > 24. - Hoặc: Hai tích có thừa số thứ nhất đều bằng 4, suy ra thừa số còn lại nào lớn hơn sẽ lớn hơn. - Học sinh tự làm phần còn lại của bài. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ để giải thích phần còn lại. - 4 x 5 = 5 x 4 vì khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi. - 16 : 4 < 16 : 2, vì ... - Giáo viên chữa bài, cho điểm. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về ôn xem đồng hồ, bảng nhân, bảng chia đã học. - Ôn luyện ở nhà. Thể dục Tiết 6: Ôn đội hình đội ngũ Trò chơi: tìm người chỉ huy I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập: Tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu học sinh thực hiện những kỹ năng này ở mức tương đối đúng. - Ôn động tác đi đều 1 - 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng . Yêu cầu học sinh thực hiện những động tác này ở mức tương đối đúng. - Chơi trò chơi:Tìm người chỉ huy.Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động 2. Kỹ năng: Nhớ động tác, thực hiện tương đối đúng. 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác tập luyện. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm:Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: còi, kẻ sân cho chơi trò chơi. III. Trọng tâm: Ôn động tác đi đều 1 - 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng IV. Nội dung và phương pháp: Phần Nội dung Đ. lượng Số Thời lần gian Phương pháp Mở đầu - Giáo viên giúp cán bộ lớp tập hợp lớp. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng tại chỗ xoay các khớp, đếm to theo nhịp. - Chạy nhẹ nhàng theo hàng quanh sân - Chơi trò chơi: chui qua hầm 1 1’ 1 1’ 1 1’ 1 1’ 2-3 1’ - Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. - Theo 4 hàng dọc. - Theo 1 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. Cơ bản * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số. - Giáo viên hướng dẫn theo dõi, sửa chữa. *Ôn động tác đi đều 1 - 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng. - Giáo viên sửa sai, nhắc học sinh không đi cùng tay, cùng chân. * Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy - Giáo viên nêu tên trò chơi - Giáo viên bổ sung. 5 10’ 2-3 10’ 2-3 3’ - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc. + Lần 1: giáo viên điều khiển lớp tập. + Lần 2-3: Cán sự điều khiền lớp tập + Lần 4 - 5: Các tổ luyện tập - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc. - Học sinh tập luyện từng động tác lẻ rồi tập phối hợp. - Các tổ tập luyện, thi đua theo tổ. - Nhắc lại cách chơi. - Học sinh chơi. Kết thúc - Đi thường theo nhịp và hát. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. - Về nhà: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số. 1 2’ 1 1’ 1 - Theo đội hình vòng tròn. - Theo 4 hàng ngang. - Ôn luyện ở nhà. s

File đính kèm:

  • doctuan 3.DOC
Giáo án liên quan